Cái giá "thân thiện"

(Baonghean) - Đưa con đến lớp mẫu giáo dự lễ khai giảng về, vợ tôi khoe rối rít:
 
- Vui lắm! Năm nay cô ra tận cổng trường, niềm nở bắt tay chào hỏi phụ huynh, dắt tay đưa các cháu lên tận tầng ba. Chả bù...
 
Tôi ngắt lời:
 
- Phải thế chứ! Nghe bảo ngành Giáo dục có cuộc vận động trường học thân thiện. Có lẽ họ bắt đầu tập thân thiện từ hôm nay đấy.
 
Được một tuần, thằng con tôi như thay đổi tính nết. Mọi hôm ấy à, phải dùng cái roi quất vào mông nó mới chịu dậy, rồi hai vợ chồng trổ hết tài dân vận dỗ dành, kèm theo 3 gói bim bim nhét vào cặp, nó mới chịu đi học. Còn bây giờ, mới bảnh mắt, nó đã cuống cuồng đòi mẹ mặc áo đồng phục đến trường:
 
- Mau lên mẹ ơi! Lớp cô Mai vui lắm. Cơ man là đồ chơi, ô tô này, máy bay này, bộ xếp hình này, có cả súng bắn tạch tạch nữa...
 
Tôi mừng thầm trong bụng. Làm cho bọn nhóc đến trường đâu phải dễ. Môi trường nhà trường có thân thiện mới hấp dẫn chúng nó chứ. Nhất định năm nay, thằng con, niềm hy vọng của vợ chồng tôi, sẽ không nằm trong tốp ten những đứa ngốc ngếch nhất lớp!
 
Như có con chim múa nhảy trong tim, tôi vui vẻ xung phong thay vợ đi họp phụ huynh, một việc chán ngắt mà lâu nay tôi thường đẩy cho nàng. Đúng như vợ tôi ca ngợi, cô giáo mặc áo dài tha thướt ra tận cổng đón từng phụ huynh. Trước đây, có lần tôi đi họp lạc lớp, mãi đến khi xướng điểm danh từng học sinh mới biết.
 
Mỗi bàn đặt một lọ hoa tươi. Góc phòng thùng nước chè xanh nóng hổi.
 
Mở đầu cuộc họp, cô giáo phải giải thích thế nào là lớp học thân thiện, tiếp đến cô phân tích tầm quan trọng của việc mặc đồng phục, ý nghĩa chiến lược của việc mua sắm đồ chơi điện tử và xây hội trường lớn ngàn chỗ ngồi để phụ huynh họp thoải mái và các cháu có nơi thi văn nghệ, thời trang và thi hoa hậu bé ngoan. Còn sân chơi phải biến thành công viên có cây xanh, hoa tươi, đài phun nước... Chốc chốc, cô lại hỏi: "Các vị phụ huynh có nhất trí không ạ?"! Ai mà chẳng nhất trí cơ chứ. Chúng tôi đồng thanh hô vang như sấm: Nhất trí! Có người còn hô nhất trí ba lần.
 
Ông hội trưởng phụ huynh to béo đứng bật dậy, dõng dạc nói: "Nhà trường đã thân thiện với chúng ta, với con em chúng ta, chúng ta phải thân thiện đáp lại. Tôi kêu gọi mọi người năm nay tổ chức ngày 20/11 thật hoành tráng, thật thân thiện, thật thiết thực, giúp các cô vượt qua cơn bão giá cuối năm!
 
Cuối cùng, mỗi phụ huynh được phát một tờ giấy ghi các khoản đóng góp dài dằng dặc. Tôi liếc vào con số cuối cùng, và suýt ngã ngửa người ra vì cái giá "thân thiện" cao ngất ngưởng!

Tú Quỳnh

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.