Cambodia dọa trục xuất người Việt nhập cư sau 2002

Chính quyền Campuchia tuyên bố chỉ cho phép những người có tên trong cuộc điều tra dân số năm 2002 ở lại sau khi tịch thu giấy tờ.

Một trẻ em gốc Việt ở Campuchia
Một trẻ em gốc Việt ở Cambodia. Ảnh: CNA.

"Chính quyền sẽ không trục xuất những người có tên trong cuộc điều tra dân số năm 2002, nhưng tất cả những người mới đến đều sẽ bị gửi trả về quê hương", Channel News Asia ngày 21/10 dẫn lời Kem Sain, phát ngôn viên Tổng cục Xuất nhập cảnh Campuchia.

Bộ Nội vụ Campuchia đầu tháng 10 thông báo sẽ tịch thu giấy tờ tùy thân "cấp sai và không đúng quy định" cho 70.000 người, đa số là người gốc Việt, trong số đó có nhiều người sinh ra và lớn lên ở Campuchia và nói ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Khmer. 

Theo ông Sain, những cá nhân bị tịch thu giấy tờ tùy thân vẫn sẽ được ở lại Campuchia trong hai năm nếu họ đã đăng ký nhân thân trong cuộc điều tra dân số toàn quốc vào năm 2002. Tuy nhiên, Campuchia từng thừa nhận cuộc điều tra dân số này chỉ khảo sát tới 70% "người nước ngoài" ở quốc gia này.

Trong thời gian đó, họ có thể nộp đơn xin nhập cư nhưng không được hưởng quyền lợi như công dân Campuchia. "Chúng tôi cho họ hai lựa chọn. Họ có thể nộp đơn xin nhập cư hoặc có thể về nước. Nhưng lựa chọn này không dành cho những người đến Campuchia sau năm 2002", Sain nói. 

Người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia, Keo Vanthorn, cho biết người Việt Nam trưởng thành có thể nộp đơn xin nhập tịch Campuchia nếu họ có đủ điều kiện bao gồm có chứng nhận tư cách đạo đức tốt của chủ tịch xã hoặc phường, có giấy chứng nhận chưa bị kết án tội hình sự, có giấy xác nhận sống ở Campuchia liên tục trong thời gian 7 năm kể từ ngày được cấp phép cư trú, có nơi ở tại Campuchia vào thời điểm nộp đơn xin nhập quốc tịch, biết nói và viết tiếng Khmer, có hiểu biết nhất định về lịch sử Khmer và có bằng chứng rõ ràng là bản thân có thể sống tốt trong xã hội Campuchia.

"Với những người không có giấy tờ hợp lệ, chúng tôi coi họ là người nước ngoài sống và làm việc bất hợp pháp ở Campuchia", Uk Heisela, trưởng thanh tra của cơ quan xuất nhập cảnh, phát biểu.

"Tôi chẳng có gì mà lo lắng. Tôi cũng chẳng sợ. Nếu họ muốn trục xuất chúng tôi về nước thì kệ vậy đi", bà Tran Thi Xuyen, một người Việt sinh sống ở Akreiy Ksatr, gần thủ đô Phnom Penh, nói.

Người phụ nữ 60 tuổi này đã sống ở Campuchia 30 năm nay. Bà cho biết gia đình bà đã định cư ở đây từ thời ông nội. Chính ông bà từng bị trục xuất về nước dưới chế độ Khmer Đỏ. Dù đã nhiều lần đăng ký làm chứng minh thư nhân dân, đến nay bà Xuyen vẫn là người không có quốc tịch. 

"Tôi luôn thắc mắc với chính quyền rằng tại sao họ không làm chứng minh thư nhân dân cho tôi. Họ chỉ trả lời lặp đi lặp lại rằng chưa đến lúc", bà Xuyen kể. "Anh thấy đấy, đã 30 năm trôi qua rồi".

Trước thông tin từ Campuchia, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, khẳng định "cộng đồng người Campuchia gốc Việt sinh sống ở Campuchia đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Campuchia, vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước". 

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ mong muốn Campuchia tiếp tục tạo điều kiện pháp lý thuận lợi và có biện pháp phù hợp để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người Campuchia gốc Việt.

Trong khi đó, chính phủ Campuchia tuyên bố sẽ tuân thủ nghiêm trình tự thủ tục khi tịch thu giấy tờ của người nhập cư. 

"Chúng tôi sẽ tuân thủ theo luật pháp trong nước và quốc tế. Chúng tôi sẽ không để xảy ra tình trạng vi phạm nhân quyền", Keo Vanthorn, phát ngôn viên Bộ Nội vụ Campuchia, cho biết.

 Theo VNE 

Tin mới

Đọc truyện đêm khuya: Muối của rừng

Đọc truyện đêm khuya: Muối của rừng

(Baonghean.vn) -  “Muối của rừng” đã đưa ra một vấn đề nhân sinh phổ quát, đó là mâu thuẫn giữa cái ác và cái thiện trong mỗi một con người. Con người trong thời đại nào cũng thế, luôn luôn tồn tại cuộc đấu tranh giữa phần bản năng sinh vật đê tiện thấp hèn và phẩm chất người cao quý.
Sự trở lại của Đình Tiến và Văn Hoàng ở Sông Lam Nghệ An

Sự trở lại của Đình Tiến và Văn Hoàng ở Sông Lam Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau thời gian dài chữa trị chấn thương, tiền vệ Trần Đình Tiến và thủ môn Văn Hoàng đã có thể trở lại tập luyện cùng Sông Lam Nghệ An. Nhiều khả năng 2 cầu thủ này sẽ được ra sân tại Cup Quốc gia 2023 ở trận đấu Sông Lam Nghệ An gặp Quảng Nam diễn ra trên sân Vinh vào ngày 1/4 tới.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 30/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 30/3

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, bà Hoàng Thị Loan tại Hưng Yên; Tuyến đường gần 200 tỷ đồng đầu tư dở dang; Khởi tố nhóm đối tượng lừa đảo qua mạng chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng... là những thông tin chính trong ngày 30/3.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Sáng 30/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 10/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.
U20 Việt Nam

Ra châu lục để thấy một khoảng cách vời vợi

(Baonghean.vn) - Một giải đấu chính thức lứa U20 và một giải giao hữu quốc tế U23 châu lục như Doha Cup 2023 mới đây có thể giúp chúng ta hình dung bức tranh tổng thể về sự phát triển của bóng đá trẻ châu lục và định hình được vị trí của chúng ta ở đâu hiện nay trong những bước đi vươn tầm.