Cận cảnh học sinh cấp 1 học bán trú ở miền biên viễn Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là nỗ lực của các cơ sở giáo dục vùng cao Kỳ Sơn nhằm tập trung học sinh, tập trung nguồn lực đáp ứng yêu cầu dạy học chương trình phổ thông mới.
Ngoài 19 trường PT DTBT THCS, huyện Kỳ Sơn có 42 trường tiểu học tổ chức bán trú. Các trường này đã dồn học sinh lớp 3 – 5 từ điểm lẻ về điểm chính. Đồng thời cho các em ăn, ở bán trú tại trường từ thứ 2 - 6. Dù tỉnh Nghệ An chưa có mô hình trường tiểu học bán trú, nhưng đây là nỗ lực của các cơ sở giáo dục vùng cao, nhằm tập trung học sinh, tập trung nguồn lực đáp ứng yêu cầu dạy học chương trình phổ thông mới. Ảnh: Đức Anh
Ngoài 19 trường PT DTBT THCS, huyện Kỳ Sơn có 42 trường tiểu học tổ chức bán trú. Các trường này đã dồn học sinh lớp 3 - 5 từ điểm lẻ về điểm chính, đồng thời cho các em ăn, ở bán trú tại trường từ thứ 2 đến thứ 6. Đây là nỗ lực của các cơ sở giáo dục vùng cao nhằm tập trung học sinh, tập trung nguồn lực đáp ứng yêu cầu dạy học chương trình phổ thông mới. Ảnh: Đức Anh 
Năm học 2021 – 2022 là năm thứ 2, Trường Tiểu học Đoọc Mạy (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) tổ chức bán trú. Có 68 học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 ở các bản lẻ Huồi Viêng, Phà Nọi, Nọng Hán được đưa về trường chính. Đóng tại xã biên giới xa xôi, khó khăn, điều kiện cơ cở vật chất của trường còn nhiều thiếu thốn. Nhưng các giáo viên nơi đây đang nỗ lực từng ngày nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho các em học sinh. Ảnh: Đức Anh
Năm học 2021 - 2022 là năm thứ 2 Trường Tiểu học Đoọc Mạy (huyện Kỳ Sơn) tổ chức bán trú. Có 68 học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 ở các bản lẻ Huồi Viêng, Phà Nọi, Noọng Hán được đưa về trường chính. Đóng tại xã biên giới xa xôi, khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất của trường còn nhiều thiếu thốn nhưng các giáo viên nơi đây đang nỗ lực từng ngày nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho các em học sinh. Ảnh: Đức Anh 
Học sinh dân tộc thiểu số ít được tiếp xúc nên khi được về điểm trường chính học, các em sẽ được rèn luyện tính tự lập, đặc biệt giúp các em có điều kiện học các môn như Tiếng Anh, Tin học được thuận lợi hơn. Ảnh: Đức Anh
Học sinh dân tộc thiểu số ít được tiếp xúc nên khi được về điểm trường chính học, các em sẽ được rèn luyện tính tự lập, đặc biệt giúp các em có điều kiện học các môn như Tiếng Anh, Tin học được thuận lợi hơn. Ảnh: Đức Anh
Để góp phần nâng chất lượng bữa ăn cho học sinh, ngoài chế độ mà các em được hưởng theo Nghị định 116, các giáo viên nơi đây đã chủ động trồng thêm nhiều loại rau củ, nuôi lợn, nuôi gà. Qua đó đảm bảo bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cho học sinh. Ảnh: Đức Anh
Để góp phần nâng chất lượng bữa ăn cho học sinh, ngoài chế độ mà các em được hưởng theo Nghị định 116, các giáo viên nơi đây đã chủ động trồng thêm nhiều loại rau củ, nuôi lợn, nuôi gà. Qua đó đảm bảo bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cho học sinh. Ảnh: Đức Anh
Nhà trường đã hợp đồng với cô nuôi để nấu ăn cho các em học sinh, tuy nhiên vẫn phải cắt cử thêm các giáo viên để hỗ trợ. Ngoài ra các giáo viên còn phải đóng vai trò như người bố người mẹ thứ 2 để chăm lo cho các em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Ảnh: Đức Anh
Nhà trường đã hợp đồng với cô nuôi để nấu ăn cho các em học sinh, tuy nhiên vẫn phải cắt cử thêm các giáo viên để hỗ trợ. Ngoài ra, các giáo viên còn phải đóng vai trò như người bố, người mẹ thứ 2 để chăm lo cho các em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Ảnh: Đức Anh
Thầy Trần Hữu Trường – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoọc Mạy cho biết: Chúng tôi cũng kết nối với một số tổ chức, nhóm thiện nguyện tặng đủ chăn đệm, áo ấm cho học sinh trong mùa đông rét. Hiện hơn 10 giáo viên cắm bản ở lại trường dạy học. Khi đưa học sinh từ điểm lẻ về, bếp của thầy cô cũng thành bếp ăn của trò. Vừa lo ăn uống, vừa chăm sóc, quản lý các cháu để tạo sự yên tâm, tin tưởng của phụ huynh. Ảnh: Đức Anh
Thầy Trần Hữu Trường - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoọc Mạy cho biết: "Chúng tôi cũng kết nối với một số tổ chức, nhóm thiện nguyện tặng đủ chăn đệm, áo ấm cho học sinh trong mùa đông rét. Hiện hơn 10 giáo viên cắm bản ở lại trường dạy học. Khi đưa học sinh từ điểm lẻ về, bếp của thầy cô cũng thành bếp ăn của trò. Vừa lo ăn uống, vừa chăm sóc, quản lý các cháu để tạo sự yên tâm, tin tưởng của phụ huynh". Ảnh: Đức Anh
Sau bữa ăn các em tự rửa bát, lau khay, quét dọn điều này tạo cho các em tính tự lập, qua đó nâng cao kỹ năng sống cho học sinh. Ảnh: Đức Anh
Sau bữa ăn các em tự rửa bát, lau khay, quét dọn... Đây cũng là cách mà nhà trường rèn kỹ năng sống, nề nếp sinh hoạt tập thể cho học sinh. Ảnh: Đức Anh
Mô hình trường tiểu học bán trú đã được phủ kín ở huyện Kỳ Sơn Nghệ An và là mô hinh đang được nhân rộng ở nhiều huyện khác trong tỉnh. Về phía sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng khuyến khích các cơ sở giáo dục tuy vào điều kiện thực tế để tổ chức bán trú cho học sinh với hình thức linh hoạt. Ảnh: Đức Anh
Mô hình trường tiểu học bán trú đã được phủ kín ở huyện Kỳ Sơn và là mô hinh đang được nhân rộng ở nhiều huyện khác trong tỉnh. Về phía Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng khuyến khích các cơ sở giáo dục tuy vào điều kiện thực tế để tổ chức bán trú cho học sinh với hình thức linh hoạt. Ảnh: Đức Anh
Học sinh tiểu học Kỳ Sơn học bán trú. Clip: Đức Anh

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.