Cần hiểu đúng Nghị định 72 về quản lý Internet
Tinh thần của Nghị định 72 là cởi mở và những người sử dụng Internet không có gì phải lo ngại.
Ngày 1/9, Nghị định 72 của Chính phủ về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng chính thức có hiệu lực. Mặc dù các cơ quan chức năng đã giải thích rõ ràng rằng, Nghị định 72 nhằm tạo hành lang minh bạch cho sự phát triển internet tại Việt Nam, song, cộng đồng sử dụng internet vẫn không khỏi băn khoăn, thậm chí một số tờ báo còn có cách giải thích sai, gây hiểu nhầm cho người sử dụng, nhất là việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
Hiện nay, nhiều người dùng Việt Nam vẫn có thói quen copy và "bê nguyên" thông tin thời sự, hay nội dung các bài báo về trang cá nhân của mình thay vì dẫn đường link, thậm chí một số người không ghi nguồn và không hề ý thức rằng, việc chia sẻ kiểu này cũng là xâm phạm về bản quyền nội dung, thông tin.
Theo khẳng định của cơ quan chức năng, Nghị định 72 sẽ chấm dứt tình trạng trên. Tuy nhiên, việc trích dẫn một đoạn hoặc viết lời bình luận rồi dẫn đường link để chỉ về trang gốc thì Nghị định 72 không cấm. Việc quy định như vậy nhằm tránh việc vi phạm bản quyền đang nóng hiện nay.
Là những người trực tiếp tham gia soạn thảo Nghị định, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Thông tin điện tử, Cục quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: “Trong thời gian vừa qua, khi Nghị định 72 được ban hành, một số cơ quan báo chí trong nước rất quan tâm tới việc quản lý các trang thông tin điện tử cá nhân, có báo đưa những thông tin khiến người đọc hiểu nhầm, không chính xác về nội dung nghị định, dẫn đến những bức xúc cho rằng, Nghị định cấm khiến các cá nhân, các chủ sở hữu trang thông tin điện tử cá nhân chia sẻ và tổng hợp tin tức".
Theo bà Huyền, thực tế, mục đích của Điều 20 là nhằm phân loại các trang thông tin điện tử theo nội dung và mục đích sử dụng. Tại Điều 10 và Điều 26 quy định về quyền và nghĩa vụ người sử dụng Internet và sử dụng mạng xã hội cũng đưa ra những quy định cụ thể và chi tiết, không có câu chữ nào ngăn cấm người sử dụng mạng xã hội được chia sẻ, đăng tải lại tin tức. Câu chuyện này là câu chuyện bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ.
Như vậy, Nghị định 72 tiếp tục cho phép các hoạt động cung cấp, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ thông tin trên mạng, phát triển các loại hình thông tin trên mạng như trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; đồng thời quy định rõ điều kiện, thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ, thiết lập các loại hình thông tin trên mạng.
Điều 20 của Nghị định đã phân loại rõ làm 5 loại trang tin tổng hợp. Mô hình nào chịu chế tài quản lý đó. Nếu cá nhân muốn làm trang tin điện tử tổng hợp thì phải thỏa mãn những điều quy định, phải đầy đủ năng lực tài chính, nhân lực, kỹ thuật.... Trang tin điện tử tổng hợp phải do tổ chức quản lý.
Nghị định 72 sẽ xử lý nghiêm minh các trang tin mạo danh. Thực tiễn thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng môi trường mở của Internet để phục vụ cho các ý đồ xấu. Một số trang tin mạo danh không dừng lại ở mức gây hại cho một vài cá nhân mà còn có biểu hiện cố tình tung tin thất thiệt làm nhiễu loạn thông tin về tài chính, tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế, hoặc gây thông tin chia rẽ ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất đoàn kết nội bộ… Chính vì vậy, Nghị định 72 đã quy định rất rõ việc cấm “Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Ông Nguyễn Viết Thế, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt
Ông Nguyễn Viết Thế nhận định: “Trong quá trình xây dựng Nghị định 72, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng tham khảo ý kiến của các cơ quan chức năng, trong đó có Hiệp hội Internet Việt Nam. Nhìn vào lịch sử quá trình mở cửa của Internet tại Việt Nam cho thấy, nếu không có sự ủng hộ của nhà nước thì Internet không thể phát triển nhanh như vậy. Theo tôi hiểu, Nghị định này nhằm quản lý tốt hơn những mặt tích cực của Internet để phát triển kinh tế- xã hội và hạn chế những tiêu cực của nó. Tinh thần của Nghị định 72 là rất cởi mở, phù hợp với sự phát triển của Internet ở Việt
Theo số liệu thống kê của Trung tâm số liệu internet quốc tế, Việt Nam xếp hạng 18/20 quốc gia có tỷ lệ người sử dụng internet lớn nhất thế giới và đứng thứ 8 ở châu Á, với trên 31 triệu người, chiếm tỷ lệ khoảng 35% dân số. Theo các chuyên gia, với giá cước ngày càng rẻ, số lượng người dùng internet ở Việt
Theo (vov.vn) - HL