Cần nâng cao năng lực chế biến mủ cao su
Tân Kỳ hiện có 2 cơ sở chế biến mủ cao su (Công ty TNHH nông nghiệp Sông Con và Công ty TNHH nông nghiệp An Ngãi) công suất 2.228 tấn mủ tươi/năm.
Với năng lực chế biến như vậy, thì quả là khó đáp ứng nhu cầu của người trồng cao su ở Tân Kỳ và đặc biệt là đến năm 2015 diện tích cây cao su khai thác của huyện là 1.500 ha, sản lượng đạt khoảng 5.225 tấn mủ tươi. Đặc điểm của mủ cao su là thu hoạch xong phải được vận chuyển ngay về nhà máy, hoặc cơ sở chế biến mủ, nếu không mủ sẽ không bảo đảm chất lượng, làm giảm giá trị... Sự "đòi hỏi" khắt khe đó đặt ra vấn đề lớn đối với Tân Kỳ là cần có lời giải hữu hiệu cho bài toán năng lực chế biến. Vì vậy, trong thời gian tới cùng với việc xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến cao su, huyện cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn đểđầu tư cải tạo, nâng cấp dây chuyền chế biến mủ cao su với công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập và tiêu thụ kịp thời sản phẩm cho người dân.
Được biết, Tổng đội TNXP 4 cũng rất mặn mà với lĩnh vực chế biến cao su, và dự kiến trong thời gian tới đơn vị này sẽđầu tư xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su bằng công nghệ hiện đại. Dù đã có chuyển biến tích cực đối với nghề chế biến mủ cao su ở Tân Kỳ, nhưng rõ ràng việc đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cho cây cao su ở Tân Kỳ tiến triển chậm.
Hoàng Vĩnh