Cần phát huy vai trò bảo vệ quyền lợi hợp pháp người lao động

(Baonghean) - Tổ chức công đoàn có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp và người lao động, bởi công đoàn là nơi bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động; giáo dục, động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ; tham gia quản lý doanh nghiệp trong phạm vi quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đa số tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ta vẫn chưa phát huy vai trò của mình.

Hiếm có tổ chức Công đoàn doanh nghiệp hoạt động hiệu quả!

Một trong những điểm sáng của tổ chức Công đoàn công ty sau cổ phần hóa mà chúng tôi muốn đề cập trong bài viết này - đó là Công ty cổ phần Toyota Vinh -  đại lý cấp 1 của Công ty Toyota Việt Nam. Công ty được khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày 10/8/2005 với các ngành nghề chính: Bán xe ôtô mới của hãng Toyota Việt Nam; Dịch vụ sửa chữa bảo hành; Bán các loại phụ tùng chính hiệu các loại xe ôtô.

                            Xưởng sửa chữa ô tô của Công ty CP Toyota Vinh.

Ông Phùng Bá Ngọc – Phó Giám đốc Công ty kiêm Chủ tịch Công đoàn cho biết: Nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp, những năm qua Công đoàn của công ty luôn quan tâm chăm lo đến lợi ích vật chất, tinh thần cho người lao động, tạo sự gắn bó và trách nhiệm của người lao động đối với công ty. Hàng năm, Công đoàn Công ty phối hợp với Ban lãnh đạo tổ chức lễ ký kết Thỏa ước lao động tập thể. Đây là cơ sở để tạo mối quan hệ lao động ổn định giữa người lao động với đại diện lãnh đạo công ty trong phát triển doanh nghiệp. Trong đó, người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong ký kết hợp đồng, tạo việc làm ổn định để người lao động an tâm làm việc và tham gia các hoạt động xã hội theo quy định của pháp luật.

Đồng thời đây cũng là bản cam kết để người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ và quyền lợi của mình, giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, song Ban Giám đốc Công ty luôn phối hợp với tổ chức Công đoàn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Ngoài đẩy mạnh đầu tư môi trường làm việc, có chế độ hợp lý cho công nhân như trợ cấp tiền ăn trưa; mỗi tuần người lao động được bồi dưỡng thêm 2 bữa sữa vào buổi chiều; một năm 2 bộ quần áo cho người lao động; các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nạp đầy đủ. Thu nhập bình quân của người lao động ổn định 6 triệu đồng/người/tháng.

Anh Hoàng Đức Hùng (sinh năm 1984) – công nhân sơn, làm việc tại Công ty Toyota Vinh trên 5 năm, cho biết: Công đoàn của Công ty rất quan tâm đến đời sống cũng như tâm tư, nguyện vọng của người lao động. Năm 2012 vừa qua, biết con trai anh bị bệnh tim bẩm sinh phải đi mổ ở Hà Nội, Công đoàn đã phát động toàn Công ty ủng hộ anh Hùng trên 13 triệu đồng giúp đỡ gia đình trong lúc khó khăn. Trước tình cảm đó của Công ty, anh Hùng thấy mình cần cố gắng hơn nữa, hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần đưa Công ty ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, hiện nay số lượng những doanh nghiệp có tổ chức công đoàn hoạt động tốt, quan tâm sát sao đến đời sống người lao động như tổ chức Công đoàn Công ty CP Toyota Vinh rất ít. Rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến nợ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của người lao động lên đến hàng tỷ đồng.

Theo báo cáo của LĐLĐ tỉnh, số công nhân viên chức lao động trong các đơn vị có tổ chức công đoàn toàn tỉnh năm 2012 là 144.601 người, trong đó đoàn viên công đoàn là 127.185 người. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ tình hình khó khăn của nền kinh tế, vẫn còn gần 4% số lao động trong tỉnh thiếu việc làm. Lương bình quân của lao động trong tỉnh đạt 2.950.000 đồng người/tháng. Tính đến tháng 12/2012, nợ ở các đơn vị do Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý là hơn 267 tỷ đồng, nợ bảo hiểm thất nghiệp gần 3,9 tỷ đồng, nợ bảo hiểm y tế là hơn 157,7 tỷ đồng. Đến nay, một số doanh nghiệp ở lĩnh vực xây dựng, giao thông còn nợ BHXH với số lượng lớn (từ 1-3 tỷ đồng).

Trong số 735 doanh nghiệp nợ kéo dài trên 3 tháng, có 134 doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội trên 12 tháng. Điển hình như Công ty CP Xây dựng cầu đường Nghệ An (nợ 44 tháng, với số tiền hơn 2,2 tỷ đồng); Công ty CP Công nghiệp Ô tô Trường Sơn (nợ 56 tháng, với số tiền trên 1,3 tỷ đồng); Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 24 (nợ 24 tháng, với số tiền hơn 4,5 tỷ đồng)… Trao đổi với bà Lê Thị Dung – Chủ tịch Công đoàn Công ty CP xây dựng cầu đường Nghệ An, được biết: Sau năm 2005, do có nhiều sai phạm trong kinh tế nên bộ máy cũ không còn điều hành, công ty chuyển sang cổ phần với tên gọi mới là Công ty Cổ phần Xây dựng cầu đường Nghệ An. Trong giai đoạn chuyển giao, do công ty không có năng lực tài chính nên không đấu thầu được nhiều công trình. Hiện tại, công nhân thiếu việc làm, thất nghiệp, Công ty nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nợ ngân hàng, nợ khách hàng, nợ lương, kinh doanh thua lỗ, nợ thuế các loại.

Trước tình cảnh đó, 135 công nhân đã chuyển công tác, chấm dứt hợp đồng, 15 người mặc dù đã chốt sổ bảo hiểm từ 2009 nhưng họ vẫn chưa được nhận lương hưu. Cùng với đó, nhiều quyền lợi của người lao động liên quan đến bảo hiểm như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chế độ thai sản, ốm đau... cũng không có. Trước thực trạng này, Công đoàn Công ty đã có nhiều ý kiến gửi lên Ban lãnh đạo Công ty, Bảo hiểm xã hội tỉnh đề nghị giải quyết trước chế độ cho 15 người đủ điều kiện về hưu nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được và quyền lợi người lao động đến thời điểm này vẫn không được đảm bảo.

Đâu là nguyên nhân?

Một thực trạng chung là đa số chủ sử dụng lao động thuộc khối doanh nghiệp chưa dành nhiều sự quan tâm đến tổ chức công đoàn, chưa thấy được vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn trong việc giúp doanh nghiệp phát triển bền vững thông qua việc xây dựng quan hệ lao động ổn định. Chủ doanh nghiệp thường chỉ mới chú trọng hoạt động sản xuất, kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận.

Mặt khác, đội ngũ cán bộ công đoàn nhìn chung tuổi đời còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động công đoàn còn yếu. Không ít chủ doanh nghiệp ngần ngại thành lập tổ chức công đoàn vì muốn "né" các khoản nộp chế độ cho người lao động, trích kinh phí công đoàn trên tổng quỹ lương... vì cho rằng ít nhiều làm tăng chi phí doanh nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với việc một số lượng rất lớn người lao động trong các doanh nghiệp đang chịu nhiều thiệt thòi về quyền lợi, chế độ, điều kiện lao động, môi trường làm việc. Trước những khó khăn đó, ông Vương An Nguyên – Chủ tịch Công đoàn Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam, cho rằng: Đối với những doanh nghiệp sử dụng trên 500 lao động như Công ty TNHH Matrix có 2.700 lao động, 700 đoàn viên công đoàn; Công ty may Minh Anh – Kim Liên: 1.500 lao động, 550 đoàn viên công đoàn…) cần phải bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách. Vì hiện tại, đội ngũ cán bộ công đoàn tại các đơn vị này là cán bộ kiêm nhiệm, do chủ doanh nghiệp trả lương nên có nhiều bất cập trong hoạt động.

      Công nhân Công ty may Hai Vina Kim Liên trong giờ làm việc. Ảnh: Mai Hoa

Bà Lê Nguyễn Diệu Linh, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Matrix (Khu CN Bắc Vinh), nơi xảy ra cuộc đình công bất hợp pháp kéo dài 7 ngày khá phức tạp, cẳng thẳng với hơn 2.200 lao động tham gia, thừa nhận: "Cán bộ công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp chưa đi sâu, đi sát, chưa nắm được đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của người lao động nên không kịp phản ứng khi bức xúc của đội ngũ công nhân, lao động lên đến cao trào. Qua đây, chúng tôi cũng thấy, tổ chức công đoàn cần có một mạng lưới chân rết để kịp thời nắm bắt những bức xúc của người lao động. Khi bức xúc của người lao động là chính đáng thì phải thương lượng ngay với giới chủ để giải quyết vấn đề đó, nếu chủ doanh nghiệp không giải quyết thoả đáng thì phải kịp thời báo cáo lên công đoàn cấp trên".

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng của người lao động và chủ sử dụng lao động, nhất là thực hiện quyền Công đoàn của người lao động trong các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thời gian qua LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo LĐLĐ các huyện, thành, thị, công đoàn ngành và công đoàn các khu công nghiệp tuyên truyền và vận động người lao động gia nhập tổ chức công đoàn, phối hợp với người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn. Từ đó đã giảm dần các hành vi cản trở, vi phạm của người sử dụng lao động đối với người lao động tham gia tổ chức và hoạt động công đoàn.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp mặc dù không phản đối quyền tham gia tổ chức Công đoàn của người lao động nhưng có những biểu hiện không ủng hộ, qua việc chưa quan tâm, gặp gỡ người lao động và công đoàn cấp trên; lợi ích của người lao động chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là từ phía các doanh nghiệp - những người sử dụng lao động. Chính điều này đã mang lại sự chán nản trong công nhân lao động, dẫn đến có không ít vụ tranh chấp lao động tập thể, đình công… xảy ra một cách tự phát và trách nhiệm trước tiên thuộc về chủ doanh nghiệp do điều kiện làm việc không đảm bảo, thang lương không phù hợp, tăng ca vượt quá mức quy định, không được tham gia Bảo hiểm xã hội… Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, thiết nghĩ tổ chức Công đoàn tại các doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa vai trò là tổ chức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Thanh Thủy

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.