Cần quản lý người ăn xin

(Baonghean) - Thật không mấy dễ chịu khi bước chân vào quán ăn, bạn sẽ thấy xuất hiện... người ăn xin. Và đến quán ăn khác, bạn lại gặp họ, nhất là việc kỳ kèo dai dẳng của những người ăn xin làm không ít người tỏ ra khó chịu.

Hình ảnh này chúng ta không khó bắt gặp, ngày cũng như đêm trên các tuyến đường, các chợ, cửa hàng... trẻ có, già có, người tàn tật có. Không chỉ người già yếu, khuyết tật... tình trạng người lang thang ăn xin biến tướng xuất hiện ngày càng nhiều ở TP Vinh như mượn cớ bán hàng rong, đánh giày, bán vé số, hát rong để xin tiền của khách.

Thử hỏi các em nhỏ bị bệnh tật, cụ già bị cụt hai chân vẫn thường bò la lết ở nơi tập trung đông người như các ngã đường đèn xanh, đèn đỏ hay ở các chợ, nếu không có người đứng đằng sau họ thì không thể dễ dàng di chuyển lúc ăn xin chỗ này, lúc ở chỗ kia. Bên cạnh những trường hợp hoàn cảnh éo le phải trông chờ lòng hảo tâm của cộng đồng, nhiều người cho rằng ăn xin đã trở thành nghề, có cả "bảo kê" đứng đằng sau. Điều đáng nói là hiện tượng này khiến bộ mặt đô thị của TP Vinh trở nên nhếch nhác hơn nhưng chưa được chính quyền các cấp quan tâm siết chặt quản lý.


"Không có người lang thang ăn xin" là 1 trong 5 tiêu chí được Đà Nẵng phấn đấu trong nhiều năm nay. Thành phố từng cho lập đường dây nóng, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân phát hiện người ăn xin báo cho lực lượng chức năng đến xử lý.

Mỗi người dân khi phát hiện, báo tin được thưởng nóng 200.000 đồng. Kết quả từ năm 2005 đến nay, Đà Nẵng đã phát hiện, thu gom gần 1.000 lượt người lang thang xin ăn. Trong đó khoảng 40% đưa về quản lý, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Đà Nẵng, số còn lại được đưa về địa phương.


Cách làm của Đà Nẵng cũng là kinh nghiệm để TP Vinh có biện pháp quản lý hoạt động ăn xin, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi lợi dụng người tàn tật hành nghề để trục lợi.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.