Cần sớm có một bộ sách giáo khoa mang giá trị lâu dài

(Baonghean.vn) - Vào năm học mới, phụ huynh phải chuẩn bị mua sắm sách vở, đồ dùng học tập, đồng phục với một khoản tiền không nhỏ, lại còn nhiều khoản đóng góp cho việc học tập nữa. Trung bình, một bộ sách giáo khoa trên thị trường giá từ 300.000 đến 500.000 đồng (tính cả một số vở bài tập in sẵn); Trong khi đó, bộ sách giáo khoa cũ nội dụng không đổi nhưng giá chỉ bằng một nửa hoặc rẻ hơn (chưa tính đến việc lớp sau còn dùng lại nữa). Vì thế, sách giáo khoa cũ được tiêu thụ với một số lượng khá lớn ở Nghệ An.  

Những lợi ích

   

Tại các cửa hàng mua bán sách cũ trong thành phố Vinh, hàng ngày vẫn có khá nhiều phụ huynh và học sinh đến mua sách, dù đã vào năm học khá lâu. Bác Thân, chủ một cửa hàng sách đường Nguyễn Văn Cừ, cho biết: Trong năm học này, cửa hàng đã nhập về và bán được hơn 600 bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12, số lượng cao hơn nhiều so với mọi năm. Bác giải thích, năm nay giá cả nhiều mặt hàng tăng cao, trong đó có giá sách giáo khoa, nên nhiều người đã chọn mua sách giáo khoa cũ cho con học để tiết kiệm. Chị Nguyễn Quỳnh Trang (P. Quang Trung) cũng có cùng ý kiến, còn nhấn mạnh: Cháu nhà tôi năm nay học lớp 5, tôi cho cháu dùng sách giáo khoa cũ không chỉ vì tiết kiệm mà muốn dạy cho cháu ý thức tiết kiệm, gìn giữ sách vở, đồ dùng. 

 

Năm học mới đã được gần hai tháng, nhưng mặt hàng sách giáo khoa cũ vẫn đắt hàng.

Quan sát tại các của hàng, chúng tôi nhận thấy, hầu như số sách cũ được nhập về vẫn còn rất mới và đẹp, chữ rõ ràng, dễ đọc. Theo những người bán hàng, khách thường rất kỹ tính trong việc chọn sách nên cửa hàng thường kiểm tra cẩn thận, tránh nhập những bộ sách quá cũ, thiếu trang hay mờ chữ. Cô Quỳnh An (giáo viên trường THCS Lê Mao, TP. Vinh) cho biết: Việc dùng sách mới hay cũ không ảnh hưởng gì đến chất lượng dạy và học, thậm chí những học sinh dùng sách giáo khoa cũ hầu như đều là những học sinh có ý thức tốt và học giỏi. Đối với những gia đình khó khăn về kinh tế hay đông con, việc sử dụng sách giáo khoa cũ sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.

Mỗi năm, trường THCS Lê Mao quyên góp được khoảng 200 đến 300 bộ sách giáo khoa cũ để ủng hộ, giúp đỡ con em gia đình chính sách và hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

 

Vẫn có lãng phí

 

Ích lợi là thế, tuy nhiên hàng năm, vẫn có rất nhiều lượng sách giáo khoa bị bỏ đi. Chị Phượng (P. Hà Huy Tập, đang có con học lớp 7) than thở: Năm nào tôi cũng mua sách giáo khoa mới cho cháu, nhưng cứ đến cuối năm, do cháu không giữ gìn nên sách bị xé rách, không dùng lại được nữa, phải bán cho đồng nát, cả bộ chỉ bán được 10.000 đồng.

 

Thông thường, tâm lý phụ huynh mỗi khi vào năm học mới thường là “cái gì cũng phải mới”, cho nên, nhiều gia đình tuy khó khăn nhưng vẫn bấm bụng mua cho con một bộ sách mới cho bằng bạn, bằng bè. Cũng có nhiều bậc cha mẹ cho rằng, dùng sách giáo khoa mới giấy sáng hơn, chữ rõ ràng, dễ đọc hơn sách cũ nên con sẽ học tốt hơn.

 

Nếu làm một phép tính đơn giản: mỗi năm học, trên cả nước có khoảng 15 triệu học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, và mỗi học sinh đều sử dụng sách giáo khoa cũ thì cả nước sẽ tiết kiệm được số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng. Trong khi đó, trên cả nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, với nhiều gia đình - đặc biệt là ở nông thôn, miền núi, việc mua cho con cái một bộ sách giáo khoa mới thực sự là một gánh nặng.

 

Bên cạnh đó, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của phụ huynh trong việc chọn mua sách giáo khoa cũ hay không chính là sự bất ổn của chương trình giáo dục. Theo nhiều giáo viên và phụ huynh, chương trình học năm nào cũng có sự thay đổi, xáo trộn nhiều tiết học, bài học dẫn đến việc sách giáo khoa vài năm cứ phải chỉnh lý, sửa đổi một ít. Vô hình chung, với tâm lý đó, nhiều phụ huynh đã chon lựa việc mua sách giáo khoa mới cho “yên tâm”. Anh Phan Hữu Hội (trưởng trạm y tế xã Hưng Thắng, Hưng Nguyên), khi được hỏi về vấn đề này cũng có băn khoăn: Ngày xưa nhà tôi có 5 anh em, chương trình học không nặng nề như bây giờ, tất cả chỉ dùng chung một bộ sách giáo khoa, thế mà vẫn học thành tài, vẫn đều đỗ đại học, có người trở thành thạc sĩ, giảng viên. Vậy mà chương trình bây giờ vừa nặng nề lại vừa không ổn định. Tôi thiết nghĩ chương trình giáo dục cần được soạn gọn hơn và ổn định.

 

Vấn đề đặt ra lúc này là Bộ GD&ĐT cần biên soạn một bộ sách giáo khoa chuẩn, tinh giản, phù hợp với nhận thức của học sinh từng cấp học và phù hợp với tất cả các vùng miền trên toàn quốc, có giá trị sử dụng lâu dài. Có như vậy thì những bộ sách giáo khoa mới trở thành người bạn đồng hành cùng nhiều thế hệ học sinh, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng về chi phí học tập của con em cho các bậc phụ huynh.

Vũ Nguyên

tin mới

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.