Cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật Hôn nhân- Gia đình

15/01/2012 15:37

(Baonghean.vn) - Lầu Bá Bì ở bản Ka Trên (Na Ngoi - Kỳ Sơn) được cho là người tiến bộ, 20 tuổi mới lấy vợ, nói rằng: “Em lấy vợ như thế là muộn lắm rồi. Bạn bè em tuổi này có mấy con rồi đó.” Bá Bì tỏ ra tiếc nuối vì mình muộn vợ nên 20 tuổi rồi mà… chưa có mặt con nào!

Các thầy cô giáo Trường THCS bán trú Na Ngoi chưa thể quên cặp vợ chồng tuổi “teen” mới năm học 2010 – 2011 còn là học sinh của trường, đó là H.B.T và M.Y.X. Khi đó T 14 tuổi học lớp 7, còn X đang học lớp 5.Sau khi lấy chồng, X vẫn tiếp tục đi học, nhưng đến năm lớp 7 cô bé có bầu và thôi, học ở nhà sinh con. Còn anh chồng “trẻ con” H.B.T hiện đang học lớp 8 Trường THCS Nội trú huyện ở Thị trấn Mường Xén, cách nhà 60 km.

Vấn nạn tảo hôn ở tuổi học trò miền núi không chỉ xảy ra với những tộc người Mông, Khơ mú. Người Thái được cho là tiến bộ hơn nhưng chuyện tảo hôn vẫn khá phổ biến.

Cô giáo Ngyễn Thị Thập, dạy bộ môn Văn trường THCS xã Mai Sơn (Tương Dương) lên với miền núi từ năm 2006. Cô không nhớ nổi mình đã chứng kiến bao nhiêu đám cưới của những cô, cậu học trò của mình mới 14, 15 tuổi. Thường thì các em lên lớp 7, lớp 8, con trai đã biết đi “xèo” (đi tìm hiểu).Lên lớp 8, lớp 9 nhiều em gái bắt đầu rục rịch chuyện chồng con.

Cô cho biết, muốn vận động hiệu quả dẫn đến xóa bỏ vấn nạn có thể tạm gọi là “tảo hôn học đường” ở các bản vùng cao, cần thiết phải có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, đặc biệt là sự vào cuộc của cán bộ thôn bản. Tủ sách của các xã cùng cao hầu hết đều có quyển Luật Hôn nhân – gia đình. Nhưng sách ít được đọc và duy nhất chính quyền xã áp dụng là tuyên truyền vận động trong nhân dân, chứ chưa có vụ tảo hôn nào bị xử lý chính thức theo pháp luật.


Hữu Vi

Mới nhất

x
Cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật Hôn nhân- Gia đình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO