Cắt giảm đầu tư công - xin được bàn thêm

(Baonghean) - Dưới bất cứ chế độ xã hội nào, Nhà nước cũng phải bỏ ngân sách ra để đầu tư. Ta gọi đó là đầu tư công. Chuyện này thiết nghĩ khỏi phải bàn.
 
Cuối năm 2011, các cân đối vĩ mô của nền kinh tế nước ta nảy sinh vấn đề. Cùng với đó, lạm phát  đã ở mức hai con số. Thực trạng đó đòi hỏi Chính phủ phải đưa ra “gói” giải pháp - trong đó có giải pháp cắt giảm đầu tư công nhằm đạt được 4 mục tiêu - Ổn định kinh tế vĩ mô,  kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, cắt giảm đầu tư công là chuyện càng khỏi phải bàn. Nếu có phải bàn là bàn cắt giảm bao nhiêu và nhất là thực hiện việc cắt giảm đầu tư công như thế nào. Báo Nghệ An số 9082 ra ngày 29/6/2012 đăng bài “Cắt giảm đầu tư công không nên thực hiện một cách cơ học” của tác giả Dương Xuân Thao. Bài báo được nhiều bạn đọc quan tâm. Xin được bàn thêm về những vấn đề mà bài báo đã nêu:
 
1. Bài báo viết: Đầu tư công không thể, không bao giờ là thủ phạm của lạm phát, của bão giá.

Khẳng định một cách đanh thép như vậy liệu có thật sự khách quan? Nếu cần nói thì phải nói rằng: Nếu đầu tư công đúng mức, đúng độ, đúng thời điểm, đúng nơi… từ đó đầu tư công mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực thì nó không phải là thủ phạm của lạm phát. Ngược lại, nếu đầu tư công không đúng (hoặc thiếu) mức độ, thời điểm, nơi… thì nó chính là một trong những thủ phạm gây ra lạm phát, bởi hiệu quả kinh tế - xã hội kém hoặc không có hiệu quả. Nói khác đi là đầu tư công có là “thủ phạm” của lạm phát hay không nằm ở cách đầu tư và cách quản lý đầu tư. Bản thân đầu tư công ngay trong nội tại của nó cũng mang tính hai mặt chứ không đơn thuần chỉ có mặt này mà không có mặt kia. Vấn đề là ở chỗ, Nhà nước thực hiện việc đầu tư công thế nào để mặt này hay mặt kia bộc lộ ra mà thôi!
 
2. Bài báo viết: “Đối với doanh nghiệp Nhà nước, chỉ nên tồn tại doanh nghiệp phi lợi nhuận”… Thực tế trong thời gian qua, càng đầu tư vào các doanh nghiệp Nhà nước vì mục đích lợi nhuận thì doanh nghiệp nhà nước càng yếu đi…”
 
Đây là một đề xuất táo bạo nhưng có phần chủ quan nóng vội, dựa trên một nhận định (đánh giá) có phần khiên cưỡng mang tính áp đặt. Chưa có bất cứ một chứng cứ xác đáng nào để nhận định: “Càng đầu tư vào các doanh nghiệp Nhà nước vì mục đích lợi nhuận thì doanh nghiệp nhà nước càng yếu đi”, mà chỉ  mới có một số chứng cứ chỉ ra việc đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua là kém hiệu quả mà thôi, chứ không phải là nó yếu đi! Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 đã chỉ rõ: “Phải tăng cường tiềm lực và nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước gắn với vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô”. Do vậy, Nhà nước không chỉ đầu tư vào các doanh nghiệp phi lợi nhuận mà còn phải đầu tư vào các doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận. Chỉ có các doanh nghiệp nhà nước mạnh – và nhất là có hiệu quả, cả xã hội lẫn hiệu quả kinh tế (lợi nhuận) thì nó mới có lưu lượng vật chất cần thiết để đóng vai trò chủ đạo, để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế. Không thể vì các doanh nghiệp nhà nước vì mục đích lợi nhuận hoạt động còn kém hiệu quả vì nhiều lý do khác nhau mà vội phủ nhận nó, mà định xóa nó đi. Vấn đề là phải “vực” nó dậy, khắc phục những yếu kém trong tổ chức, quản lý và bố trí nhân sự chủ chốt để nó mạnh lên, chứ không phải là “dẹp bỏ” nó.
 
3. Bài báo lại viết: “Sau hơn 1 năm thực hiện NQ 11/NQ.CP đã cơ bản thực hiện được vai trò chống lạm phát, tuy nhiên nó cũng để lại những hậu quả khá nghiêm trọng cho nền kinh tế, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng lên, gây nhiều hệ lụy cho xã hội.”
 
Xin được nói rằng, nhiều doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng trong nửa đầu năm 2012 là kết quả của sự tác động bởi nhiều nguyên nhân như: khủng hoảng nợ công ở một số nước châu Âu, sự phục hồi kinh tế cực kỳ chậm chạp của các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực của Việt Nam…, chứ không phải chỉ  là do thực hiện Nghị quyết 11/NQ –CP mà thôi. Quy lỗi tất cả cho NQ 11 – NQ – CP là chưa thỏa đáng.
 
4. Bài báo đề xuất: “Chính phủ cần phải có những gói kích cầu như giai đoạn 2009 – 2010…”
 
Cần nhớ rằng, tình hình và thực trạng kinh tế thế giới cũng như kinh tế nước ta giai đoạn 2009 – 2010 với hiện nay (cuối 2011 đầu 2012) là không hoàn toàn như nhau. Bởi vậy, nếu năm 2009 – 2010 Chính phủ đưa ra “gói” kích cầu thì 2011 – 2012 này, mới đây Chính phủ đã đưa ra “gói” cứu trợ các doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là thông qua hệ thống các ngân hàng để cung ứng vốn vay, lãi suất ưu đãi cho những doanh nghiệp (của mọi thành phần kinh tế) có điều kiện và khả năng hồi phục vượt qua khủng hoảng. Đã nên, đã đến lúc ngoài “gói” cứu trợ này có thêm “gói” kích cầu hay chưa, có lẽ cũng còn phải cân nhắc kỹ lưỡng chứ không thể vội vàng được.
 
Cắt giảm đầu tư công là việc bắt buộc phải làm, dẫu có đau đớn. Song, quan trọng hơn là phải thực hiện nó theo cách thức phù hợp, chứ không đơn thuần là cắt là giảm một cách cơ học, bình quân. Mặc khác, qua việc thực hiện cắt giảm đầu tư công lần này để những năm tiếp theo việc thực hiện đầu tư công không mắc phải những sai lầm, thiếu sót đã mắc phải trước đây, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư công.

Trương Công Anh

tin mới

Vườn ươm ‘cây xoá nghèo’ ở xã vùng biên Nghệ An

Vườn ươm ‘cây xoá nghèo’ ở xã vùng biên Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sinh kế chủ yếu của người dân xã biên giới Ngọc Lâm (Thanh Chương) là trồng keo. Từ trước đến nay người dân phải đi mua cây keo giống ở địa phương khác với giá và chi phí khá cao. Nay chính quyền và nhân dân quyết vay vốn xây vườn ươm giống cây trồng nguyên chủng tự phục vụ.

Thi công xử lý đoạn nền móng yếu

Đẩy nhanh tiến độ thi công đường N5 giai đoạn 2

(Baonghean.vn) - Theo thông tin từ Ban quản lý dự án Khu kinh tế Đông Nam: Giai đoạn 2 đường N5 có chiều dài khoảng 5 km từ Quốc lộ 1A, xã Nghi Long đến đường ven biển xã Nghi Quang thực hiện được gần 70% khối lượng và phấn đấu cuối năm 2023 sẽ được hoàn thành nghiệm thu và bàn giao.

Nghệ An sẽ quản lý thuế hộ kinh doanh trên nền tảng số

Nghệ An sẽ quản lý thuế hộ kinh doanh trên nền tảng số

(Baonghean.vn) - Theo lộ trình Tổng cục Thuế giao, Cục Thuế tỉnh Nghệ An sẽ triển khai chức năng bản đồ số hoá hộ kinh doanh vào giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 01/02/2024. Bản đồ số hộ kinh doanh được đánh giá là một trong những giải pháp quản lý kinh doanh hiệu quả trên nền tảng số.

Cảng hàng không quốc tế Vinh

Cảng Hàng không Quốc tế Vinh thông báo mời tham gia lựa chọn đơn vị hợp tác kinh doanh

(Baonghean.vn) - Cảng hàng không quốc tế Vinh - Chi nhánh Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam có kế hoạch tổ chức lựa chọn rộng rãi đơn vị hợp tác kinh doanh đối với mặt bằng kinh doanh máy bán hàng tự động tại khu vực nhà ga hành khách quốc nội Cảng hàng không Vinh với các nội dung sau:

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ TP Vinh. Ảnh: Hải An

Hàng lậu, hàng giả vẫn hoành hành tại Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mặc dù đã có sự vào cuộc xử lý từ các lực lượng chức năng, tuy nhiên, vấn nạn hàng lậu, hàng giả ở Nghệ An vẫn hoành hành, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.

'Oan' cho xe điện khi bị cấm sạc pin dưới hầm chung cư

'Oan' cho xe điện khi bị cấm sạc pin dưới hầm chung cư

Các chuyên gia cho rằng, việc siết chặt các quy định an toàn về sạc pin cho xe máy, xe đạp điện tại hầm chung cư là cần thiết. Nhưng thay vì cấm vô tội vạ ảnh hưởng đến đời sống của người dân thì cần tìm những giải pháp căn cơ, khoa học hơn.

Giá đường tăng kỷ lục, doanh nghiệp Nghệ An đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, cải tiến công nghệ sản xuất

Giá đường tăng kỷ lục, doanh nghiệp Nghệ An đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, cải tiến công nghệ sản xuất

(Baonghean.vn) -Theo đà tăng của giá đường thế giới, thị trường đường trong nước nói chung và Nghệ An nói riêng đã có nhiều khởi sắc. Lợi nhuận tăng, thị trường tiêu thụ khả quan, các doanh nghiệp mía đường tập trung đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, người dân yên tâm sản xuất, gắn bó với cây mía…