Cấy đêm "chạy" nắng nóng

(Baonghean) - Mấy ngày qua, nắng nóng lên tới đỉnh điểm khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Để tránh cái nắng như thiêu đốt,  bà con nông dân các địa phương đã phải chong đèn đi cấy đêm cho kịp thời vụ. 
Những đêm cuối tháng 5, trên các cánh đồng của huyện lúa Yên Thành luôn lập lòe ánh sáng đèn pin như đêm hội hoa đăng. Sau bữa cơm tối, bắt đầu 19h đêm, bà con nông dân lại “í ới”, ra đồng đi cấy. Với chiếc đèn pin quàng trên đầu, đường kính quầng sáng chỉ khoảng 1m, nhưng người dân nơi đây vẫn cấy thẳng hàng. Những đốm sáng trên cánh đồng đêm ấy đã phản ánh sự vất vả, khó nhọc của người nông dân trong sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Nhưng, những đốm sáng đó cho thấy sự sáng tạo, cần cù vượt khó của người dân để gieo trồng cho kịp thời vụ.
Điểm chúng tôi đến đầu tiên là xã Hoa Thành, chị Nguyễn Thị Quy, xóm Chu Trạc đang thoăn thoắt cấy lúa, tâm sự: “Ban ngày nắng kinh khủng, chúng tôi phải dậy từ khi 3 - 4 giờ để đi cấy chứ khoảng 8h trở đi là nắng nóng không thể chịu đựng được. Có vài người cố làm khi nắng lên đã ngất xỉu ngay trên ruộng. Kể cả trâu bò cũng không chịu đi ra đồng, “đập” được ra đồng là chúng lại nhảy xuống sông, xuống kênh để ngâm nước... Cực chẳng đã nên chúng tôi mới đội đèn cấy đêm, chứ cấy như thế này cũng vất vả”. Bà Chu Thị Tú  ở thửa ruộng bên cạnh cho biết: “Từ thời chiến tranh, để tránh máy bay Mỹ, bà con nông dân mới phải đi cấy đêm. Bây giờ để tránh nắng phải đội đèn đi cấy đêm. Đúng là chạy nắng như chạy giặc. Nếu nắng nóng kéo dài thì cây trồng vụ hè thu sẽ hỏng hết”. 
Cả nhà cùng ra đồng cấy đêm.
Cả nhà cùng ra đồng cấy đêm.
Tại xã Văn Thành, đèn sáng khắp các cánh đồng. Anh Nguyễn Văn đang cùng vợ cấy trên cánh đồng Nghè tâm sự: “Ban ngày nắng nóng như thiêu đốt, không thể ra đồng mà cấy được mô các anh ạ. Cấy  đêm vừa mát, vừa năng suất mà lại tận dụng được thời gian ban ngày để làm các công việc khác ở nhà. Chỉ cần chiếc đèn pin đội đầu là đi cấy được. Nếu không cấy đêm thế này chắc giờ cả cánh đồng này chưa biết khi nào mới cấy xong”.
Cấy đêm để tránh nắng nóng và còn giúp người nông dân tận dụng tối đa nguồn nhân lực trong gia đình. Nhiều gia đình có con đang đi học, đêm về các em ra đồng giúp bố mẹ cấy lúa. Hay như một số gia đình có vợ hoặc chồng, ngày làm công nhân nhà máy may nhưng đêm về vẫn tranh thủ chồng bừa, vợ cấy. Nhiều hộ còn đem cả đài radio, cassette đặt trên bờ ruộng nghe nhạc, tạo không khí vui tươi mùa vụ; nhiều nhóm người còn hò, hát ví, giặm đối đáp nhau vui đáo để... 
Học sinh Yên Thành tranh thủ đi cấy đêm giúp bố mẹ.
Học sinh Yên Thành tranh thủ đi cấy đêm giúp bố mẹ.
Ông Nguyễn Khắc Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Hoa Thành cho biết: “Mấy ngày qua, để tránh nắng nóng, bà con đã chủ động cấy đêm, nên hơn 200 ha lúa vụ hè thu của xã cơ bản được khép kín, kịp thời vụ. Vào những đêm đi cấy, không khí thôn xóm sôi nổi, rộn ràng. Từ hoạt động đó mà nhiều đôi nam nữ nên duyên vợ chồng…”. Còn ông Nguyễn Văn Dương, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Thành cho biết, nhờ cấy lúa đêm mà đến nay, huyện Yên Thành đang từng bước gieo cấy kịp thời vụ. “Diện tích lúa hè thu của Yên Thành là 12.200 ha. Cũng nhờ bà con chủ động cấy đêm nên cơ bản đã gieo cấy được 10.500 ha. Số diện tích còn lại thuộc các xã hạn hán không điều tiết được nước như: Mã Thành, Tiến Thành, Tân Thành, Quang Thành, chúng tôi đã có phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng bị hạn”.
Không chỉ huyện Yên Thành mà nhiều địa phương khác như Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên... người dân cũng đã chọn phương án sản xuất nông nghiệp vào ban đêm để tránh nắng nóng. Cũng chính nhờ “sáng kiến” đó mà diện tích lúa vụ hè thu của các huyện vùng sâu trũng của tỉnh đã cơ bản khép kín.
Bài, ảnh: Tiến Dũng

tin mới

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ TP Vinh. Ảnh: Hải An

Hàng lậu, hàng giả vẫn hoành hành tại Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mặc dù đã có sự vào cuộc xử lý từ các lực lượng chức năng, tuy nhiên, vấn nạn hàng lậu, hàng giả ở Nghệ An vẫn hoành hành, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.

'Oan' cho xe điện khi bị cấm sạc pin dưới hầm chung cư

'Oan' cho xe điện khi bị cấm sạc pin dưới hầm chung cư

Các chuyên gia cho rằng, việc siết chặt các quy định an toàn về sạc pin cho xe máy, xe đạp điện tại hầm chung cư là cần thiết. Nhưng thay vì cấm vô tội vạ ảnh hưởng đến đời sống của người dân thì cần tìm những giải pháp căn cơ, khoa học hơn.

Giá đường tăng kỷ lục, doanh nghiệp Nghệ An đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, cải tiến công nghệ sản xuất

Giá đường tăng kỷ lục, doanh nghiệp Nghệ An đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, cải tiến công nghệ sản xuất

(Baonghean.vn) -Theo đà tăng của giá đường thế giới, thị trường đường trong nước nói chung và Nghệ An nói riêng đã có nhiều khởi sắc. Lợi nhuận tăng, thị trường tiêu thụ khả quan, các doanh nghiệp mía đường tập trung đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, người dân yên tâm sản xuất, gắn bó với cây mía…

Xuân Hoàng

Nông dân xã biên giới Nghệ An nuôi lợn đen chỉ bằng rau rừng

(Baonghean.vn) - Vào khu vực chăn nuôi tập trung của bản Pục, xã biên giới Nậm Giải, huyện Quế Phong, mới thấy được ý chí vươn lên, không trông chờ, ỷ lại của đồng bào các dân tộc nơi đây. Từ chăn nuôi lợn, trâu, bò… một số hộ dân bản Pục có nguồn thu cả trăm triệu đồng/năm.

Điều tiết nước

Vận hành điều tiết nước hồ chứa các Nhà máy Thủy điện Chi Khê (Con Cuông) và Khe Bố (Tương Dương)

(Baonghean.vn) - Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh vừa ban hành Công văn về việc vận hành điều tiết nước hồ chứa Thủy điện Chi Khê, xã Chi Khê, huyện Con Cuông và thuỷ điện Khe Bố, xã Tam Quang, huyện Tương Dương.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nghệ An cần có giải pháp hiệu quả huy động các nguồn lực, tạo động lực cho phát triển

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nghệ An cần có giải pháp hiệu quả huy động các nguồn lực, tạo động lực cho phát triển

(Baonghean.vn) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Nghệ An cần có giải pháp hiệu quả huy động các nguồn lực, tạo động lực cho phát triển, rà soát, cập nhật các danh mục dự án để kêu gọi đầu tư phù hợp với điều kiện mới, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Hồ điều hoà 1 ở xã Hưng Lộc, thành phố Vinh. Đây là hồ điều hoà lớn nhất thành phố Vinh ở thời điểm hiện tại. Ảnh: Trân Châu

Những 'lá phổi xanh' ở đô thị Vinh

(Baonghean.vn) - Cùng với quá trình phát triển, thành phố Vinh đã quan tâm đầu tư hạ tầng cấp thoát nước và phát triển các mảng xanh, khu công viên, hồ nước..., góp phần  điều hòa khí hậu.