Cây đời mãi xanh tươi

(Baonghean) - Một trong những phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng ta là ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết. Thực tế, nghị quyết của đảng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội. Trong 2 năm qua, Đảng đã liên tục ban hành 5 Nghị quyết lớn. Đây là những văn kiện cô đúc về nhận thức tình hình, quyết định những chủ trương, quan điểm, chính sách lớn trên nhiều lĩnh vực công tác của Đảng… Đưa những Nghị quyết này vào cuộc sống, thời gian qua, các cấp ủy trên địa bàn tỉnh ta đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, tạo được sự đồng thuận trong mọi tầng lớp nhân dân và trở thành những hành động thiết thực, mang lại hiệu quả cao.

Những ngày cuối tháng 7, chúng tôi có dịp về Lạch Quèn, xã Quỳnh Long, (Quỳnh Lưu), để tìm hiểu đời sống của những người dân bám biển. Đang vào lúc thời tiết ủng hộ, nên hầu hết các tàu thuyền đã vươn khơi và Lạch Quèn có vẻ rộng rãi hơn mọi khi. Ghé thăm tàu NA 93040 TS của ông Đậu Ngọc Thắng là lúc chủ tàu và 12 thuyền viên đang tích cực ngồi vá, gia cố lại bộ lưới vây trị giá 400 triệu đồng chuẩn bị cho một chuyến đi mới. Ông Thắng cho hay: Cầu cảng có thuyền về là nhộn nhịp ngay, dịch vụ hậu cần nghề cá ở đây giờ phát triển lắm. Nghề biển tuy vất vả, nhưng chịu thương chịu khó thì biển chẳng phụ người. Đặc biệt, được sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên của cấp ủy, chính quyền, việc đánh bắt càng thu được nhiều thắng lợi. Hai năm nay, cũng như nhiều tàu bạn khác, mỗi năm tàu của tôi thu về khoảng gần 2 tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

Tình cờ gặp ông Vũ Ngọc Lương, Bí thư Đảng ủy và ông Trần Quang Vệ, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Long, đại diện cho Đảng ủy, chính quyền xã ra tặng quà, chúc cho tàu mới của anh Nguyễn Công Hải xuất hành chuyến đầu tiên gặp nhiều may mắn. Quà của xã là 1 lá cờ Tổ quốc, 1 thùng bia và 100 nghìn đồng… Trao đổi nhanh, ông Vũ Ngọc Lương phấn khởi cho biết: Từ năm 2011 đến nay, toàn xã có thêm 27 phương tiện nghề vây mới (tàu đánh bắt xa bờ), nâng tổng số phương tiện loại này của xã lên con số 34. Mà mỗi tàu mới như của anh Hải đều có tổng mức đầu tư trên 4 tỷ đồng. Thêm tàu nên sản lượng khai thác, thu nhập cũng tăng: 6 tháng đầu năm 2013, tổng giá trị sản xuất của xã đạt gần 118 tỷ đồng, trong đó tính riêng đánh bắt, nuôi trồng được 4.285 tấn thủy, hải sản (tăng 50% so với cùng kỳ năm 2011), thu nhập lao động nghề cá đạt bình quân 8-9 triệu đồng/người/tháng. Hai năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của xã đều đạt trên 16%, giá trị sản xuất tăng 18%, giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 34,1 triệu đồng/năm.

Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) - Vũ Ngọc Lương động viên, tuyên truyền cho ngư dân.

Nói về nguyên dân dẫn đến những kết quả ấn tượng này, ông Trần Quang Vệ, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Long khẳng định: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, tỉnh, huyện và xã cũng như Nghị quyết TƯ 3 sau này, Đảng ủy đã tổ chức thực hiện nghị quyết bằng các chương trình hành động với mục tiêu, giải pháp, cụ thể, thiết thực để phát triển KT-XH địa phương giai đoạn 2011-2015. Quan điểm, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo cốt lõi để biến nghị quyết thành hành động là: Đảng bộ xã xác định phát triển kinh tế đa ngành nghề và chú trọng tập trung vào kinh tế biển, đặc biệt là khai thác.

Theo đó, Đảng ủy phân công một đồng chí đảng ủy viên làm Chủ tịch Hội Nghề cá, đứng ra tổ chức các lớp học thuyền trưởng, máy trưởng, thường xuyên tham mưu công tác chỉ đạo sản xuất, khai thác. Đảng ủy, UBND thường xuyên làm việc với các cơ quan hữu quan như Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản, ngân hàng để tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn sản xuất (đứng ra bảo lãnh cho người vay). Cán bộ xã thường xuyên xuống gặp gỡ ngư dân để động viên, tặng quà, tuyên truyền bám biển, đoàn kết, chia sẻ nguồn lợi trên biển. Xã động viên nhân dân kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá như làm đá, bán xăng dầu, thu mua chế biến cá. Đảng ủy giao nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể quan tâm đến việc du nhập nghề mới cũng như tạo các quỹ tương thân, tương ái giúp đỡ người đi biển gặp rủi ro.

Bên cạnh kinh tế biển, Đảng bộ Quỳnh Long còn tập trung đẩy mạnh phát triển công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn: Đảng ủy, UBND đứng ra bảo lãnh cho người đi xuất khẩu lao động được vay vốn; tạo điều kiện thuận lợi bằng cách giải quyết nhanh gọn, chính xác các thủ tục giấy tờ, thực hiện miễn giảm các loại quỹ, phí đóng góp, tìm kiếm các công ty đưa người đi làm việc ở nước ngoài có uy tín để giới thiệu, tư vấn cho người dân. Hai năm nay, mỗi năm xã lại có thêm gần 200 người đi xuất khẩu lao động, nâng số lao động hiện nay làm việc tại nước ngoài là trên 700 người…

Ông Vũ Ngọc Lương cho rằng: Để nghị quyết “sống” được trong dân, cần phải có cách làm hay, bám sát với tình hình thực tiễn để gieo mầm vào cơ sở, từ đó học tập, thực hiện nghị quyết bằng nhiệt huyết và mệnh lệnh của con tim. Các Nghị quyết T.Ư 3, 4, 5, 6 đều được Đảng bộ triển khai tốt. Nghị quyết T.Ư 7 tuy chưa triển khai đến đảng viên song thực tế từ lâu nay chúng tôi đã thực hiện tốt việc chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên. Bằng chứng là ngư dân không đánh bắt bừa bãi, nhân dân hiến đất góp công xây dựng tuyến đê chắn sóng tuyến Phú Liên – Cộng Hòa…

Đã thấy ở Quỳnh Long, cán bộ, đảng viên có sự chủ động, tiên phong trên mặt trận tư tưởng, bằng cách làm thiết thực để tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân cùng thực hiện thắng lợi nghị quyết. Việc thực hiện nghị quyết thể hiện rõ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ Quỳnh Long với vai trò là hạt nhân chính trị…

Đến Đảng bộ xã Nghi Phong, (Nghi Lộc) lại thấy một tổ chức Đảng như vậy. Với Nghi Phong, Nghị quyết Trung ương 4 ra đời đã được đón nhận như là “cuốn cẩm nang” để xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Sau khi được học tập tại Huyện ủy, Đảng bộ xã Nghi Phong đã nghiên cứu tài liệu, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, tổ chức nhiều đợt quán triệt nội dung của Nghị quyết Trung ương 4 cho toàn thể cán bộ, đảng viên trong xã. Thực hiện nghiêm túc các bước kiểm điểm, tự kiểm điểm với tinh thần “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh.

Các giải pháp phải bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, kết hợp "chống và xây", "xây và chống", nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất”… Ông Mai Xuân Lộc, Bí thư Đảng ủy xã Nghi Phong cho biết: Trước hết, về mặt kế hoạch tổ chức, trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của Đảng bộ cấp trên, Đảng ủy đã ban hành các văn bản xuống chi bộ để góp ý xây dựng, thống nhất nội dung thời gian tiến hành. Trong kiểm điểm, Đảng ủy yêu cầu các đồng chí Đảng ủy viên, cấp ủy chi bộ, người đứng đầu thực hiện tự đánh giá việc làm được, chưa làm được, làm rõ các ý kiến góp ý để người tự kiểm điểm có thể nhận ra ưu, khuyết điểm của mình.

Đặc biệt, khi lấy ý kiến góp ý, Đảng bộ chủ trương lấy ý kiến toàn thể nhân dân chứ không riêng gì đảng viên. Sau khi thực hiện kiểm điểm xong, Đảng ủy xã mở hội nghị công khai với thành phần tham dự là chi ủy, các đảng viên, cán bộ đoàn thể chủ chốt ở các xóm và bà con nhân dân. Ở hội nghị này, cán bộ đảng viên được kiểm điểm nói lên ưu, khuyết điểm của mình, sai ở chỗ nào, được góp ý cái gì và phương hướng khắc phục ra sao để mọi người biết, đánh giá, giám sát quá trình khắc phục.

Nghề mây tre đan xuất khẩu ở Nghi Phong (Nghi Lộc).   Ảnh: PV

Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 ở Nghi Phong cho hiệu quả rõ rệt: Sau kiểm điểm, cán bộ, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể đã tích cực khắc phục khuyết điểm nhất là tác phong, lề lối làm việc, tính tiên phong gương mẫu, phương pháp tiếp cận và giải quyết những bức xúc của nhân dân. Điển hình như đồng chí Vương Ngọc Hà, Phó Bí thư Đảng ủy xã Nghi Phong trước vốn nhiệt tình, năng động, sáng tạo và được cấp ủy đánh giá có trách nhiệm. Đồng chí Hà đã được mọi người góp ý ở hai điểm là tác phong làm việc còn hay thể hiện mình là “cán bộ” dễ khiến người tiếp xúc hiểu nhầm, thứ hai là công tác cán bộ chưa được khách quan.

Sau hội nghị, Phó Bí thư Hà đã cải thiện được thái độ khi tiếp cận người dân, cán bộ và được mọi người ghi nhận sự tiến bộ rất nhanh. Tháng 5 vừa rồi, sơ kết Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, cấp ủy đã lựa chọn biểu dương đồng chí Hà là người thực hiện tốt việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ông Hoàng Đình Vợi, 50 tuổi, đảng viên Chi bộ Phong Yên cho hay: Trước đây có một số cán bộ xã có tinh thần phục vụ nhân dân kém nhưng sau thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 đã khắc phục được tình trạng này. Cán bộ đã về họp với dân, giải thích, giải quyết những việc bức xúc của nhân dân nhiều hơn.

Bí thư Mai Văn Lộc cho biết thêm: Qua thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, chúng tôi nhận thấy rõ tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao, là địa bàn giáp ranh thành phố, diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là đất màu vừa thiếu nước lại bị thu hẹp do có nhiều dự án. Do vậy, Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo đưa các loại giống năng suất cao vào canh tác như giống lúa tạp giao, BTE để đảm bảo an ninh lương thực. Vụ đông xuân vừa rồi, lúa đạt năng suất 4 tấn/ha. Xã tập trung đẩy nhanh phát triển dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp như gò hàn, mộc dân dụng, mây tre đan, sản xuất thuyền thúng, sửa chữa ô tô. Đến nay, toàn xã có trên  80% số hộ dân có người tham gia buôn bán và làm nghề phụ. Tỷ lệ hộ nghèo của xã giờ ước giảm xuống 6-9%.

Tương tự như ở Đảng bộ xã Nghi Phong, việc quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 ở Đảng bộ phường Hưng Dũng, Thành phố Vinh tập trung mạnh vào cải cách hành chính và thái độ làm việc. Cụ thể là với tư tưởng “Nghị quyết một, giải pháp phải mười”, qua kết quả kiểm điểm, Đảng ủy phường đã ban hành Nghị quyết hành động về “6 việc cần làm ngay”. Ông Nguyễn Đức Trung, Bí thư Đảng ủy, báo cáo viên của phường cho biết: “Trong bối cảnh, người dân chờ đợi, kỳ vọng vào sự đổi mới của Đảng thì Nghị quyết Trung ương 4 như một luồng sinh khí mới thổi vào đời sống.

Chúng tôi nhìn nhận vấn đề “suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống” nằm ngay trong chính thái độ, tác phong làm việc, ở ngay mối quan hệ với mọi người xung quanh, ai cũng có thể mắc phải nên mọi người cần phải nhìn nhận, đánh giá lại để điều chỉnh, hoàn thiện mình… Sau khi thực hiện kiểm điểm, Đảng ủy phường đã chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là bộ phận một cửa phải đi làm đúng giờ, niềm nở, tận tình phục vụ người dân đến giao dịch. Đồng thời, có phương án bồi dưỡng, kèm cặp những cán bộ trẻ trong cung cách, tác phong làm việc và xử lý các tình huống phát sinh. Bên cạnh đó là, mỗi ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy phường được phân công phụ trách một khu vực, hay khối cơ quan, trường học và trực tiếp phụ trách 1 đề án, chương trình để thuận tiện cho việc nắm tình hình, tập trung chỉ đạo”.

Đối với Chi bộ Trường THPT Nguyễn Duy Trinh, Đảng bộ huyện Nghi Lộc thì Nghị quyết Trung ương 4 và Nghị quyết Trung ương 6 gắn liền mật thiết với nhau bởi mỗi đảng viên, giáo viên cần không ngừng rèn luyện mình để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; giúp học sinh rèn đức luyện tài và phát triển tri thức khoa học, công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bằng nhiều cách khác nhau, chi bộ đã cụ thể hóa nghị quyết bằng những nội dung thiết thực, gắn với hoạt động dạy và học của nhà trường. Cô Hoàng Thị Kim Liên, Phó Hiệu trưởng, báo cáo viên Chi bộ Trường THPT Nguyễn Duy Trinh chia sẻ: “Đảng viên trong chi bộ trường học là những người có trình độ, tiếp cận, cập nhật những vấn đề thời sự một cách nhanh chóng. Do đó, khi triển khai nghị quyết, chỉ dựa vào tài liệu và truyền đạt một chiều sẽ kém hiệu quả. Điều cốt lõi là phải tìm ra được những nội dung liên quan đến ngành, trực tiếp tác động đến phong trào dạy học trong nhà trường”.

Xác định rõ điều này, nên sau khi các nghị quyết của Đảng được ban hành, bên cạnh việc tổ chức học tập, viết bản thu hoạch, chi bộ ra nghị quyết, mỗi đảng viên phải đề ra cho mình một chương trình, hành động cụ thể để nâng cao chất lượng giảng dạy. Chẳng hạn như: việc tự học, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; sáng kiến trong bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; nhận giúp đỡ, rèn luyện học sinh cá biệt; nhận bồi dưỡng đảng viên là học sinh… 

Đến nay, 100% cán bộ, đảng viên trong chi bộ có bản đăng ký những phần việc cụ thể gắn với nhiệm vụ chuyên môn. Nhờ đó, chất lượng giáo dục của nhà trường không ngừng được nâng cao. Trong năm học 2012-2013, tỷ lệ học sinh giỏi của trường đạt 4,7%;  tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT đạt 99,8%; hiện nhà trường có 31 giáo viên trình độ trên chuẩn; 33 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 50 chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 10 chiến sỹ thi đua cấp tỉnh.

Thành công của các nghị quyết không thể hiện trên các số liệu khô khan hay một văn bản thành tích mà thành công đó thể hiện trên chính sắc màu của cuộc sống hôm nay. Ở xứ Dừa (Tường Sơn, huyện Anh Sơn), chúng tôi đã thấy màu xanh của những ruộng lúa cao sản và lúa chất lượng cao, đồi chè, cây ăn quả chuyên canh, những trang trại tổng hợp và gia trại nuôi trồng thủy sản, gia cầm theo hướng hàng hóa…Tường Sơn đã và đang phát triển theo đúng định hướng của tỉnh và huyện. Nơi đây đã và đang hình thành nên vùng sản xuất tập trung.

Điều này cho thấy xã miền núi vừa có đồng bào dân tộc vừa có đồng bào công giáo sinh sống đã hăng hái, nhiệt tình làm theo nghị quyết, nhân dân tin ở cán bộ. Sơ kết 2,5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng, Tường Sơn đã có 27/49 chỉ tiêu đạt và vượt. Ông Trần Trung Tuyến, Bí thư Đảng ủy xã phấn khởi: “Có được những kết quả đó là nhờ tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Để khơi dậy được sức dân, phải đặt công tác dân vận, vấn đề dân chủ lên hàng đầu, nhất quyết là phải thực hiện qui tắc “2 gặp, 4 biết” (xuống trực tiếp gặp dân và dân trực tiếp gặp mình; phải luôn lấy dân làm gốc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”).

Mọi nghị quyết, chương trình của xã trước khi ban hành đều có bản dự thảo gửi xuống tận xóm, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, dựa vào đó để bổ sung, chỉnh sửa phù hợp, sát thực tiễn. Dân được biết, được bàn và chính dân là người thực hiện nên họ có trách nhiệm hơn, tích cực hơn. Để nghị quyết đi vào cuộc sống, công tác tuyên truyền để người dân hiểu nghị quyết được đặt lên hàng đầu. Thông qua kênh tuyên truyền miệng, tuyên truyền bằng hệ thống truyền thanh; hội nghị, sinh hoạt tổ dân cư đã làm cho ý Đảng, lòng dân hòa quyện, từ đó tìm ra được tiếng nói chung.

Thực tế cho thấy: Các nghị quyết luôn hướng tới việc đưa đất nước, dân tộc ngày càng phát triển đi lên. Vậy nên, việc học tập, quán triệt, đưa nghị quyết vào cuộc sống không phải là chuyện riêng của ngành Tuyên giáo hay của cán bộ, đảng viên mà là của cả hệ thống chính trị cùng toàn thể nhân dân. Một báo cáo viên với trăm ngàn lời hay, ý đẹp không bằng một hành động thiết thực, ý nghĩa đem lại hiệu quả cao bởi trực quan sinh động bao giờ cũng tác động sâu hơn vào nhận thức… Nghị quyết luôn sống động, đúng đắn nếu người thực hiện bằng cả trách nhiệm, nhiệt huyết và trái tim. Các tổ chức đảng cần phải làm cho người dân hiểu rõ việc thực hiện nghị quyết là của toàn Đảng, toàn dân. Qua đó tổ chức cơ sở đảng sẽ tạo cơ sở cho ý chí, mục tiêu của Đảng ngày càng ăn sâu bám rễ trong quần chúng, củng cố niềm tin của quần chúng vào Đảng, vào sự nghiệp đổi mới hiện nay, làm cho Đảng thực sự “là đạo đức, là văn minh”.

Thành Chung – Thanh Phúc

tin mới

Nghệ An đạt giải Nhất toàn đoàn kiểm tra Phó tham mưu trưởng BĐBP tỉnh thành phố, Đồn trưởng, Chính trị viên Đồn biên phòng năm 2023

Nghệ An đạt giải Nhất toàn đoàn kiểm tra Phó tham mưu trưởng BĐBP tỉnh thành phố, Đồn trưởng, Chính trị viên Đồn biên phòng năm 2023

(Baonghean.vn) - Sáng 29/9, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng tổ chức bế mạc và trao giải cho các tập thể và cá nhân có thành tích tốt trong đợt kiểm tra Phó tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố; Đồn trưởng, Chính trị viên Đồn Biên phòng năm 2023.

Chung tay đưa trung thu ấm áp đến trẻ em kém may mắn

Chung tay đưa trung thu ấm áp đến trẻ em kém may mắn

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, công tác tổ chức Tết Trung thu cho những trẻ em kém may mắn đã được các tổ chức xã hội, đoàn thể và các nhà hảo tâm quan tâm, giúp các em phần nào vợi đi những thiệt thòi, bất hạnh và tự tin hơn trong cuộc sống.

Chuyện về nhạc sĩ của 'Vinh, thành phố bình minh'

Chuyện về nhạc sĩ của 'Vinh, thành phố bình minh'

(Baonghean.vn) - Trong ngôi nhà nhỏ với ban công rực nắng, nhạc sĩ Lê Hàm đón tôi bằng nụ cười trìu mến. Ông nói rằng, cả đời ông gắn bó với thành Vinh, nên cuối đời được ở đây, trong ngôi nhà nhỏ chỉ cách phố xá nhộn nhịp ngoài kia mấy bước chân, đã đủ để ông mãn nguyện rồi.

Vinh – thành phố của những giao thoa

Vinh - Nơi hội tụ của những giao thoa

(Baonghean.vn) - Không quá ồn ào, náo nhiệt, không quá vắng vẻ, trầm mặc, thành phố Vinh khiến nhiều người lưu luyến bởi sự cân bằng của những sắc thái. Sự cân bằng, vừa đủ đó chính là kết quả của những giao thoa đặc biệt mà chỉ ở Vinh mới có.

Ngô Thì Nhậm

Thời đại Quang Trung và sự khơi nguồn một giai đoạn sáng tác của Ngô Thì Nhậm

(Baonghean.vn) - Sự xuất hiện của người anh hùng ấp Tây Sơn đã đáp ứng được những khát khao, chờ đợi của Ngô Thì Nhậm. Có thể nói, Quang Trung đã mở ra những cơ hội để tài năng của Ngô Thì Nhậm được thi thố, và Ngô Thì Nhậm đã biết dựa vào thời cuộc để khẳng định năng lực của mình.

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

(Baonghean.vn) - Gần 500 thiếu nhi xã biên giới Môn Sơn  (Con Cuông) và các cháu được Bộ đội Biên phòng nhận đỡ đầu đã được đón Tết Trung thu 2023 ấm áp, ý nghĩa. Hoạt động này đã cổ vũ, động viên các em học sinh nghèo nơi biên cương nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập. 

GS Nguyễn Xiển

Giáo sư Nguyễn Xiển - một người Vinh lỗi lạc

(Baonghean.vn) - Giáo sư Nguyễn Xiển (1907 – 1997) là “một trí thức yêu nước, yêu dân chủ và tiến bộ” như ông từng xác nhận. Ông đến với Cách mạng như một lẽ tự nhiên của một người yêu nước và vì kính trọng, tin tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

(Baonghean.vn) - Khi được hỏi về một biểu tượng của thành Vinh, rất nhiều người có cùng câu trả lời: Thành cổ. Trải qua bao thiên biến của thời gian, những đổi thay của thời cuộc, Thành cổ vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc giữa trái tim thành phố, trong trái tim của tất cả cư dân đô thị Vinh.

 Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

(Baonghean.vn) -Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao cả về chất và lượng của phong trào phát triển văn hóa ở cơ sở; đặc biệt trong xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa.

Một tình yêu dành cho thành Vinh

Một tình yêu dành cho thành Vinh

(Baonghean) - Tôi yêu thành Vinh bằng một tình yêu thầm lặng mà dai dẳng. Đến nỗi, khi chồng tôi - người xứ khác - ngày đầu đặt chân xuống ga tàu đã thốt lên: “Thành Vinh có vậy thôi sao mà ngày nào em cũng nhắc!”...