Cha con Chu Vĩnh Khang trả giá

11/01/2014 20:32

Sau vụ bắt và đưa ra xét xử công khai đối với Ủy viên Bộ chính trị, cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai làm rúng động dư luận trong nước và quốc tế. Trong những ngày gần đây giới quan sát lại dành sự quan tâm đặc biệt về vụ bắt giữ Chu Bân - con trai của một cựu lãnh đạo cao cấp trong Đảng cộng sản Trung Quốc. Đây là nhân vật từng giữ chức trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang.

Nhiều người thân cận quanh Chu Vĩnh Khang đã bị bắt.
Nhiều người thân cận quanh Chu Vĩnh Khang đã bị bắt.

Chu Vĩnh Khang sinh năm 1942, tại tỉnh Giang Tô. Chu Vĩnh Khang gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 1964, sau đó tham gia công tác khảo sát địa chất ở vùng đông bắc Trung Quốc năm 1966. Những năm đầu tiên trong sự nghiệp, ông dành hầu hết thời gian của mình làm việc trong ngành công nghiệp dầu khí. Đến giữa những năm 1980, ông là Thứ trưởng ngành công nghiệp dầu khí, và từ năm 1996 giữ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc. Năm 1998, ông giữ chức Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường, và năm 1999 là Bí thư Đảng ủy tỉnh Tứ Xuyên. Đến năm 2002, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2002 - 2007.

Sở dĩ Chu Vĩnh Khang có được sự thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp chính trị là nhờ hối lộ cùng sự nâng đỡ của Giang Trạch Dân (Chu lấy cháu gái của Giang sau khi người vợ đầu chết do tai nạn giao thông, trong vụ tai nạn này, từng có tin chính Chu là chủ mưu). Khi Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Chu Vĩnh Khang là một trong những người tích cực tham gia và ủng hộ Giang hết mình. Không những thế, ông ta còn được cho là đã đàn áp rất dã man và thực hiện nhiều biện pháp liên đới khác nhằm cắt đứt nguồn tài chính của họ như đuổi việc con cái nếu có cha mẹ tu luyện Pháp Luân Công và ngược lại. Kết quả của những việc làm trên là hàng nghìn người đã bị giết hại, mất tích.

Ngoài những tội ác gây ra cho các học viên Pháp Luân Công, trong thời gian Chu Vĩnh Khang còn đương chức ở Bộ Công an cũng như trước đó là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tứ Xuyên hay giữ các chức vụ quan trọng ở các bộ, ngành khác, Chu đã trực tiếp hoặc tiếp tay cho cấp dưới tham nhũng gây nên sự bất bình rất lớn trong dư luận đất nước đông dân nhất thế giới này. Tuy vậy, lúc đó thế lực của Chu Vĩnh Khang quá lớn do có sự ủng hộ tuyệt đối của Giang Trạch Dân. Chu vẫn giữ được chức vụ của mình cho đến khi nhường quyền và nghỉ hưu vào tháng 5/2012.

Tháng 8/2013, giới truyền thông Trung Quốc đưa tin Chu Vĩnh Khang và những người thân cận trong gia đình đang bị đưa vào tầm ngắm của đội điều tra về tội tham nhũng do đích thân Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc ông Tập Cập Bình thành lập. Sau gần 4 tháng điều tra, ngày 1/12/2013, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Trung Quốc đã dẫn theo các nhân viên an ninh đến nhà Chu Vĩnh Khang đọc lệnh bắt ông ta cùng vợ thứ hai là Giả Hiểu Diệp. Không lâu sau ngày Chu Vĩnh Khang bị bắt, đến lượt Chu Bân (con trai cả của Chu Vĩnh Khang) - người được cho là lợi dụng vào ảnh hưởng của cha mình để kiếm lợi thông qua các hợp đồng làm ăn, mua bán đất công, can thiệp vào các dự án dầu khí, hối lộ quan chức, thu tiền bảo kê… cũng bị bắt sau một thời gian bị giam lỏng ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh.

Với những tội lỗi của mình, chắc chắn cha con họ Chu và đồng phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người dân Trung Quốc. Điều đáng nói là từ khi Tập Cận Bình lên thay người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, ông tiếp tục có những chính sách nhằm thúc đẩy hơn nữa nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và những chính sách ngoại giao linh hoạt nhằm hiện thực hóa “giấc mơ Trung Hoa”. Một ưu tiên quan trọng khác là mạnh tay trong chiến dịch chống tham nhũng với những tuyên bố rất cứng rắn. Ông từng nói: “Dù quan chức trung ương hay địa phương, dù chức vụ lớn hay nhỏ đều phải bị xử lý bằng pháp luật nếu tham nhũng, sống xa hoa, hủ bại. Tham nhũng, theo ông là một căn bệnh nan y, ảnh hưởng tới sự tồn vong của Đảng. Tham nhũng làm “sung sướng” một số người, nhưng làm khổ nhân dân…”.

Cảnh Nam

Mới nhất
x
Cha con Chu Vĩnh Khang trả giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO