Chậm phân khai kinh phí

(Baonghean) Các xã xây dựng nông thôn mới được hỗ trợ kinh phí thuộc chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp dựa trên loại nông sản chủ lực của địa phương. nhờ đó, các xã có điều kiện để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng KHCN vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả, thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc…

Hiệu quả từ mô hình…

Xã Nam Anh (Nam Đàn) được hỗ trợ kinh phí như nói trên. Xã lựa chọn xây dựng mô hình trồng hoa thiên lý - loại cây tương đối dễ trồng (một lần cho thu hoạch 2 vụ: vụ xuân và vụ hè thu), chi phí thấp,  ít sâu bệnh, cho năng suất cao và dễ tiêu thụ. Từ 3 sào hoa thiên lý (diện tích lớn nhất trong xã), năm 2011 gia đình anh Nguyễn Hồng Việt xóm 7 (Nam Anh) thu nhập khoảng 50-60 triệu đồng. “Trồng thiên lý năng suất cao hơn đậu cove, nhưng không vất vả trong khâu tiêu thụ bởi có thương lái vào tận nơi để lấy, thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Thu nhập bình quân một  sào 2 vụ từ 15-20 triệu đồng …” - anh Việt cho biết. Từ  kinh phí hỗ trợ sản xuất phân bổ từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (50 triệu đồng/xã) theo Quyết định 1.036 của UBND tỉnh  năm 2011, Nam Anh đã xây dựng mô hình trồng hoa thiên lý trên diện tích 12,8 ha tập trung ở 4 xóm. Giá cả dao động từ 20 nghìn - 40 nghìn đồng/kg. Bình quân  thu 150 - 200 triệu đồng/vụ/ha. Năm 2012, xã chủ trương mở rộng diện tích thiên lý lên 25 ha tại xứ đồng Mụ Bà, Nương Đá, đồng Bàu…

Chậm phân khai kinh phí ảnh 1

Mô hình trồng hoa thiên lý đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân xã Nam Anh (Nam Đàn).

Một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh cũng đã xây dựng thành công mô hình sản xuất nông nghiệp từ sự hỗ trợ kinh phí theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, như  ở xã Phúc Thành (Yên Thành) đã phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng xây dựng mô hình sản xuất giống lúa thuần, thu nhập mỗi năm 140 triệu đồng/ha. Huyện miền núi Tân Kỳ phối hợp với Công ty TNHH 1 thành viên Vật tư nông nghiệp Tân Kỳ để xây dựng cánh đồng mẫu ngô ở xã  Nghĩa Dũng và cánh đồng mẫu lớn ở xã Nghĩa Hoàn (mỗi cánh đồng 30 ha). Theo ông Nguyễn Hữu Nghị - Phó phòng Nông nghiệp huyện Tân Kỳ thì: “Việc xây dựng cánh đồng mẫu mang lại hiệu quả rõ nét hơn nhiều so với mô hình bình thường. Năm 2013, bên cạnh tiếp tục xây dựng cánh đồng mẫu ngô, mẫu lúa, huyện tập trung xây dựng cánh đồng mẫu mía 1.000 ha…".

Ông Phan Duy Thiều - Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở NN&PTNT, cho hay:  Ngoài được hỗ trợ 50 triệu đồng kinh phí xây dựng mô hình, các địa phương còn được đầu tư xây dựng các điều kiện hạ tầng cơ sở, hạ tầng sản xuất góp phần nâng cao năng lực sản xuất, giúp người dân thuận tiện hơn trong thu hoạch, vận chuyển nông sản hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp. Căn cứ hướng dẫn của Sở NN&PTNT về xây dựng mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp, các xã NTM được phân bổ kinh phí đã tập trung xây dựng cánh đồng mẫu lớn (lúa, ngô, lạc, mía…) và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Trong năm 2011, tổng kinh phí phân khai về các xã để xây dựng mô hình là 6 tỷ 650 triệu đồng phân bổ cho 133 xã/20 huyện, thành, thị.  số xã đã thực hiện mô hình đến 18/5/2012 là 98/133 xã, trong đó 20 xã triển khai trong vụ hè thu 2011 (chiếm 20,40%), 20 xã triển khai mô hình trong vụ đông 2011 (chiếm 20,40%), 36 xã xây dựng mô hình trong vụ đông xuân 2012 (chiếm 36,73%), 19 xã xây dựng mô hình vụ xuân 2012 (chiếm 19,3%), 3 xã thực hiện vụ xuân 2011. Theo kết quả đánh giá, trong 23 xã thực hiện mô hình chăn nuôi thì có 22 xã phù hợp nông sản chủ lực, so với sản xuất truyền thống tăng thêm từ 10-25%.

Nông sản chủ lực tại địa phương: Là loại cây trồng, vật nuôi thuộc đối tượng sản xuất của nhiều hộ nông dân (tối thiểu 60% nông dân sản xuất trở lên); chiếm tỷ trọng thu nhập, giải quyết việc làm cao trong cơ cấu nông nghiệp địa phương (trên 50%).

Điển hình như mô hình nuôi lợn an toàn sinh học tại xã Thạch Giám, Tam Thái (Tương Dương) tăng thu nhập so với đại trà 528.000 đồng/con; chăn nuôi gà an toàn sinh học hiệu quả tăng 12%. Đối với  mô hình trồng trọt  hiệu quả thu nhập tăng thêm so với phương thức sản xuất truyền thống 7-20%, điển hình như sản xuất lúa lai ở Hưng Nguyên tăng 15%, trồng lúa chất lượng cao tại Diễn Hoàng (Diễn Châu) tăng 8%, mô hình trồng ngô dày vụ đông ở Nam Lĩnh (Nam Đàn) tăng thu nhập 8,8%, lạc L16 tại Diễn Thịnh, Diễn Hoàng (Diễn Châu) tăng 20%… Trong năm 2012, tỉnh bố trí ưu tiên cho các xã phấn đấu đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới vào năm 2015, các địa phương  thực hiện được 41 mô hình, chủ yếu là chăn nuôi mang lại hiệu quả tương đối cao. Như vậy, nếu tính trong 2 năm 2011-2012, toàn tỉnh xây dựng được 139 mô hình…

Và những khó khăn, vướng mắc

Do điều kiện khó khăn về thời vụ hay lúng túng trong việc lựa chọn mô hình, nên thực tế vẫn có tình trạng là có lựa chọn nông sản chủ lực, nhưng lựa chọn mô hình lại không theo yêu cầu áp dụng tiến bộ kỹ thuật trên các loại nông sản đó và xây dựng mô hình  không phù hợp (12 xã); không dựa trên nông sản chủ lực và cây trồng vật nuôi phổ biến tại địa phương (35 xã, chiếm 35,8% số xã đã xây dựng mô hình). Nhiều xã triển khai mô hình một cách tùy tiện theo kiểu "cho có mô hình", "cho hết kinh phí".

Theo ông Nguyễn Hồ Lâm - Phó chánh Văn phòng chuyên trách nông thôn mới thì “khó khăn lớn nhất là nguồn kinh phí phân khai từ trung ương về tỉnh xuống đến xã nông thôn mới, tới người dân là quá chậm”. Năm 2011, việc hướng dẫn triển khai thực hiện kinh phí được  cấp cho xây dựng mô hình cuối tháng 5 mới có, nên bản thân các xã xây dựng NTM cũng không thể chỉ đạo thực hiện trong 2 vụ sản xuất chính là vụ xuân và hè thu 2011, mà chủ yếu triển khai trong sản xuất vụ đông 2011 và vụ xuân 2012.

Năm 2012, kinh phí phân bổ tháng 7 mới có, thời vụ  đã qua nên một số xã chuyển sang phát triển mô hình chăn nuôi; các xã chưa triển khai thì xin chuyển sang năm 2013 bắt đầu từ vụ xuân.  Cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng đánh giá nếu nhìn vào thời vụ triển khai thì chỉ có khoảng 20% mô hình thực hiện trong vụ hè thu có thể phù hợp với sản phẩm, nhóm sản phẩm chủ lực, số còn lại hoặc là các mô hình lựa chọn không đúng hoặc bố trí ép trong vụ đông cho có hoặc không làm. “Mức hỗ trợ 50 triệu đồng/xã là quá nhỏ về quy mô. Bởi như ở địa phương chúng tôi, năm ngoái chia ra mỗi sào trồng hoa thiên lý cũng chỉ được hỗ trợ 200 nghìn đồng. Bên cạnh đó, do kinh phí về muộn nên để kịp thời vụ chúng tôi phải vận động bà con làm trước, thanh toán sau. Các thủ tục thanh quyết toán rườm rà cũng là vướng mắc cần tháo gỡ theo hướng đơn giản hóa dễ triển khai, dễ thực hiện…” - ông Nguyễn Văn Nam - Ban nông nghiệp xã Nam Anh kiến nghị.

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân là một trong những mục tiêu quan trọng mà chương trình xây dựng nông thôn mới phải đạt được, do vậy việc  xây dựng mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp là cần thiết. Tuy nhiên, do tính chất sản xuất phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ  vì vậy cần có sự linh hoạt trong việc vận dụng nguồn kinh phí cho xây dựng mô hình (có thể vay ứng nguồn hoặc nông dân tự bỏ kinh phí trước, thanh toán sau). Việc lựa chọn nông sản chủ lực, mô hình trình diễn phải được tiến hành sớm để các xã chủ động quy hoạch vùng, lựa chọn hộ tham gia mô hình, đảm bảo tính thời vụ. Để mô hình đáp ứng được yêu cầu cần có sự tham gia tích cực của BCĐ cấp huyện, đội ngũ cán bộ khuyến nông trong hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra… giúp chủ đầu tư là chính quyền cấp xã lựa chọn tiến bộ kỹ thuật để chuyển giao, tuyên truyền, khuyến cáo. Sau khi mô hình thành công 2-3 vụ, cơ sở cần nhân ra diện rộng (thực hiện theo Quyết định 09 của UBND tỉnh về các chính sách hỗ trợ nông nghiệp).

Khánh Ly

Tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

(Baonghean.vn) - Bộ trưởng Bộ Y tế thăm, làm việc tại Nghệ An; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành tháo gỡ vướng mắc để đạt mục tiêu phát triển; Thống nhất chủ trương mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh... Đây là một số nội dung đáng chú ý trong ngày 23/3.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan khảo sát cơ sở y tế tại Nghệ An

Bộ trưởng Đào Hồng Lan khảo sát cơ sở y tế tại Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sáng 23/3, đồng chí Đào Hồng Lan - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã thăm, làm việc tại một số cơ sở y tế các tuyến xã, huyện, tỉnh tại Nghệ An. Cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo các cục, vụ, viện, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.
Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để đạt mục tiêu phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để đạt mục tiêu phát triển

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung yêu cầu các ngành, địa phương phối hợp nhuần nhuyễn, nhịp nhàng hơn, tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn đã chỉ ra, đặc biệt là các vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh để đạt được các mục tiêu phát triển.
Cựu chiến binh góp sức vì bình yên thôn, xóm

Cựu chiến binh góp sức vì bình yên thôn, xóm

(Baonghean.vn)- Với tinh thần “xông pha thời chiến, cống hiến thời bình”, thời gian qua, Hội Cựu chiến binh xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc đã phát huy vai trò nòng cốt trong thực hiện các mô hình bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông mang lại hiệu quả thiết thực.