Chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là bệnh lý thường gặp. Triệu chứng lâm sàng của sỏi tiết niệu là rất đa dạng, tùy thuộc vào vị trí sỏi, mức độ sỏi, các biến chứng do sỏi gây ra, phổ biển là:
+ Có tiền sửđái ra sỏi hoặc viêm nhiễm đường tiết niệu, đái buốt, đái rắt, đái máu, đái mủ...
+ Đau: Có thể có cơn đau dữ dội dọc từ hố thắt lưng, niệu quản, xương mu (cơn đau quặn thận) hoặc đau âm ỉ vùng hố thắt lưng...
+ Sốt: Sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông...
+ Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc, đái ngập ngừng: sỏi bàng quang, đái tắc hoàn toàn: sỏi niệu đạo.
Dựa vào vị trí, kích thước, thành phần cấu tạo sỏi, mức độ suy thận... để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp: tán sỏi (ngoài cơ thể, nội soi, qua da), phẫu thuật (nội soi, cổđiển). Người bệnh cần phải đi khám để chẩn đoán xác định và điều trị, nếu không sỏi tiết niệu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm khuẩn tiết niệu, ứ nước thận, suy thận, tăng huyết áp...
Hiện nay Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An áp dụng nhiều bài thuốc cổ phương và nghiệm phương điều trị sỏi tiết niệu có hiệu quả cao, an toàn. Đặc biệt, đã áp dụng tán sỏi ngoài cơ thể vào điều trị, kết hợp y học cổ truyền.
Hồ Duy Xuân