Chàng kỹ sư về quê nuôi gà

(Baonghean) - Tốt nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp 1, chuyên ngành Chăn nuôi Thú y với tấm bằng loại khá, chàng trai Nguyễn Văn Sinh (SN 1982) quê ở bản Cầu Đá, xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp ấp ủ một ước mơ giản dị là làm chủ trang trại gà trên vùng đất nghèo khó. Với niềm ước ao đó, anh mở trại nuôi gà tại làng, bước đầu đã đem lại sự thành công, nhen nhóm sự làm giàu chân chính ngay trên mảnh đất quê mình...

Những ngày cận kề Tết Giáp Ngọ (2014), chúng tôi về xã Yên Hợp, được nghe nhiều người tấm tắc khen ngợi trại gà của chàng trai trẻ Nguyễn Văn Sinh. Từ cầu Khe Dé trên Quốc lộ 48, đoạn qua bản Cầu Đá, xã Yên Hợp, chúng tôi men theo con đường đất rẽ sâu vào phía sau chừng 500 mét là đến trang trại gà của anh. Vì đang là dịp tết, Sinh rất bận bịu với đàn gà để cho ra những lứa trứng đảm bảo chất lượng, phục vụ khách hàng. Sinh tâm sự: Làm cái nghề chăn nuôi gà này không khi nào hết việc. Bù lại rất vui, vì có thu nhập đều tay. Từ cho gà ăn, đến thu hoạch trứng, thị trường tiêu thụ trứng, dọn vệ sinh chuồng trại… là do em đảm nhận. Do vậy làm cái nghề chăn nuôi này đòi hỏi con người phải có niềm đam mê mới mong thành công. Khi đang học phổ thông trường huyện, em thấy người ta chăn nuôi, mình mê lắm. Nhưng em vẫn nhận thức để chăn nuôi thành công, mình phải có kiến thức về chăn nuôi, thú y thì mới bền vững. Mang trong mình khát vọng đó, học hết lớp 12, em đăng ký thi vào Trường Đại học Nông nghiệp 1 - Hà Nội.
Anh Nguyễn Văn Sinh chăm sóc đàn gà.
Anh Nguyễn Văn Sinh chăm sóc đàn gà.
Năm 2007, Nguyễn Văn Sinh tốt nghiệp khoa Chăn nuôi - Thú y của Trường Đại học Nông nghiệp 1. Khi mới tốt nghiệp ra trường, anh luôn ấp ủ sẽ làm một nghề gì đây để kiếm sống, chứ không nghĩ đến xin việc vào cơ quan nhà nước. Nhưng để làm nghề gì phù hợp với kiến thức mình đã được học và gần gũi với bà con nông dân là rất khó. Nhiều lần xem ti vi thấy người ta nuôi gà mái đẻ thành công, anh liền nảy ra ý tưởng “hay mình cũng... nuôi gà?”. Trên vùng đất này chưa có ai nuôi gà hàng hóa, lượng trứng gà, trứng vịt bán tại các ky ốt và chợ ở đây đều phải nhập từ dưới xuôi lên. Ý nghĩ về một trang trại chăn nuôi gà đẻ được hình thành, thôi thúc anh thử sức.
Từ đó anh không đi xin việc làm nữa, tạm xếp tấm bằng kỹ sư lại để chăn nuôi gà. Đất đai vườn đồi nhà mình rộng, cứ làm thử sức một lần. Thà làm thất bại để có kinh nghiệm, còn hơn ngồi phụ thuộc gia đình. Nghĩ là làm, đầu năm 2009, Sinh bàn với cha mẹ gom hết số tiền tích góp lâu nay, thiếu bao nhiêu vay mượn anh em, bạn bè để đầu tư vào chăn nuôi gà. Được cha mẹ đồng ý, toàn bộ vốn liếng huy động được, chỉ đủ cho mình xây dựng được trang trại đủ diện tích để nuôi 500 con gà mái, và chi phí thức ăn công nghiệp cho gà trong quá trình nuôi từ khi nhân giống đến lúc đẻ trứng. Giống gà anh chọn nuôi là gà siêu trứng. Sau khi chuẩn bị xong chuồng trại, anh ra tận Thái Nguyên tìm đến địa chỉ sản xuất giống gà có uy tín để mua. Đây là giống gà có trọng lượng lớn, khỏe, nên có sức đề kháng cao, trứng to.
Do được đầu tư thức ăn công nghiệp phù hợp, kết hợp với tiêm phòng vắc xin phòng bệnh kịp thời, đúng lúc nên gà của anh phát triển tốt, chưa để xẩy ra dịch bệnh. Công việc chăm sóc gà do anh đảm nhiệm, còn lượng trứng gà hàng ngày đẻ ra, cha và mẹ thay nhau vận chuyển đi tiệu thụ tại các ki-ốt bán hàng và chợ trên địa bàn trong, ngoài xã lân cận. Thời điểm của năm 2010 và 2011, trứng gà được giá, cùng với tỷ lệ gà đẻ trứng đạt cao nên mỗi ngày thu lãi khoảng trên 300 nghìn đồng. Ngoài ra, anh còn chăn nuôi gà thịt theo dịp trong năm, như lễ, tết hay tháng 6, tháng 10 là những tháng cao điểm cưới hỏi trong năm. Là vùng đồi rộng, gà thịt anh nuôi là giống gà cỏ, nuôi bằng cách thả vườn, trọng lượng xuất chuồng chỉ đạt 1,3 - 1,5 kg/con, thịt chắc, thơm ngon, nên khách hàng ưa chuộng. Cung không đủ cầu, với số vốn tích góp được từ tiền lãi bán trứng hàng năm, anh mạnh dạn đề xuất với chính quyền địa phương và ngân hàng tạo điều kiện cho vay vốn để mở rộng trang trại. 
Đầu năm 2012, anh được Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện tạo điều kiện cho vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm. Được tiếp thêm sức, anh đầu tư xây dựng thêm 1 trại chăn nuôi gà lớn hơn. Hiện tại, 2 trại nuôi gà của anh đang nuôi có hơn 1 nghìn con gà mái đẻ. Ban ngày lao động bận bịu, vất vả, mỗi khi sáng dậy, mở cửa chuồng nhặt từng quả trứng gà bỏ đầy thúng, cảm thấy sung sướng khôn cùng.  
Anh Sinh cho biết, do thời tiết nhiệt độ cuối năm thấp nên tỷ lệ gà đẻ trứng chỉ đạt 75%. Với tỷ lệ đẻ trứng thấp và giá trứng hạ như thế này, người chăn nuôi không có lãi mấy. Mỗi ngày thu hoạch 750 quả trứng, bán với giá 2.000 đồng/quả, trừ mọi chi phí, mỗi quả trứng chỉ còn lãi 200 đồng. Những ngày áp tết, trứng gà nâng giá lên 2.200 đồng/quả. Như vậy, thời điểm này, mỗi ngày gia đình anh có lãi chỉ 150 - 200 nghìn đồng từ nuôi gà mái đẻ. Với mức thu nhập như thế là thấp so với số vốn đầu tư, cũng như lao động bỏ ra. Thế nhưng, anh không nản. Làm nông nghiệp, đặc biết với nghề chăn nuôi là phải chấp nhận thị trường. Cùng một thời điểm, giá của năm sau khác năm trước, người chăn nuôi phải chấp nhận. Lúc nào mình cũng có sản phẩm bán ra thị trường, một mặt để lấy uy tín với khách hàng, mặt khác duy trì, chờ cơ hội.
Nói về kinh nghiệm nuôi gà đẻ, Sinh chia sẻ: Mua giống gà, chọn  gà đã được 17 tuần tuổi. Khi mua, nơi cung cấp giống phải tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ. Mua về, sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi 4-5 tuần là gà đẻ trứng. Trong quá trình nuôi, cứ 3 tháng tiêm vắc xin phòng chống các loại dịch bệnh 1 lần, đồng thời phun hóa chất tiêu độc khử trùng. Trại nuôi gà phải thiết kế đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Nền chuồng tráng xi măng, đổ một lớp trấu dày tầm 5 cm. Những công việc như thế này đối với Sinh không khó, trong 4 năm học đại học, bản thân anh đã được trang bị. Mỗi lứa gà nên cho đẻ 1 năm là thay, vì gà để lâu tỷ lệ đẻ trứng sẽ giảm. 
Tự tin trong công việc, lại có tấm bằng Kỹ sư Nông nghiệp, năm 2012, thực hiện theo Quyết định 159 của UBND tỉnh, về thu hút tri thức trẻ về phục vụ cho các xã miền núi nghèo, anh làm hồ sơ và được tỉnh, huyện cử về công tác tại xã Yên Hợp. Anh được bố trí việc làm tại Ban Nông nghiệp xã. Bằng những kiến thức đã học, cũng như kinh nghiệm thực tế sau nhiều năm làm trang trại, anh đã tạo cho mình lối làm việc có hiệu quả cao. Sinh bộc bạch: Bà con nông dân ở đây thiếu kiến thức chăn nuôi, sản xuất, nên trong quá trình vận động người dân áp dụng các tiến bộ KHKT gặp rất nhiều khó khăn. Mình là cán bộ, lại là tuổi trẻ, được đào tạo, nên phải tích cực trong mọi phong trào, trong đó mũi nhọn cần phải hướng tới là vận động bà con áp dụng các tiến bộ trong chăn nuôi, trồng trọt. Trong xã đã có nhiều người đến tham quan, học hỏi chăn nuôi gà đẻ, anh sẵn sàng giúp đỡ họ bằng cách tận tình hướng dẫn về cách làm chuồng trại, chọn giống, chăm sóc… Nếu bạn trẻ nào có nhu cầu mở trang trại, anh sẵn sàng hợp tác để giúp đỡ họ thoát khỏi cảnh ly hương đi làm ăn xa. Thấy bạn bè, thanh niên trong làng đi làm ăn xa, về quê lại trắng tay, anh càng thương...
Sinh cho biết thêm, thành công hiện tại là nền tảng cho tương lai, hướng tới, anh sẽ đầu tư nhiều hơn nữa để mở rộng trại nuôi gà với quy mô lớn hơn. Tuổi trẻ, chưa lập gia đình riêng, khởi đầu cho cuộc sống với những kết quả kha khá như Nguyễn Văn Sinh đã là niềm ao ước của biết bao bạn trẻ hôm nay!
Bài, ảnh: Xuân Hoàng

tin mới

Miền di sản thành Vinh

Miền di sản thành Vinh

(Baonghean.vn) - Thành phố Vinh là một trong những vùng đất địa linh nhân kiệt có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng. Đó chính là thế mạnh để thành phố Vinh phát triển du lịch.

Nghi Lộc phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả và bền vững

Nghi Lộc phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả và bền vững

(Baonghean.vn) -Xác định việc thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nên huyện Nghi Lộc đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp, trong đó, tập trung hỗ trợ xây dựng, nâng cấp, phát triển các sản phẩm...

Cảng hàng không quốc tế Vinh

Cảng hàng không quốc tế Vinh thông báo gia hạn thời gian nhận Hồ sơ đề xuất lựa chọn đơn vị hợp tác kinh doanh

(Baonghean.vn) - Cảng hàng không quốc tế Vinh thông báo gia hạn nhận hồ sơ đề xuất tham gia lựa chọn rộng rãi đơn vị hợp tác kinh doanh đối với mặt bằng kinh doanh máy bán hàng tự động tại khu vực nhà ga hành khách quốc nội Cảng Hàng không Quốc tế Vinh với các nội dung cụ thể sau đây:

Tuy nhiên, cũng có những khách hàng nấu thịt chuột bằng món giả cầy, nên sau khi làm sạch lông là thui vàng bằng rơm cho khách. Ảnh: Xuân Hoàng

'Chợ' chuột đồng Yên Thành mỗi ngày giao dịch hàng tấn thịt

(Baonghean.vn) - Xã Đức Thành được xem là chợ chuột đồng của huyện Yên Thành. Hàng tấn chuột đồng được thu mua hàng ngày, không những tiêu thụ tại địa phương mà còn vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc.  Mỗi năm, người dân xã Đức Thành thu nhập hàng tỷ đồng từ nghề săn bắt chuột đồng.

Kiểm ngư Nghệ An tuyên truyền và nhắc nhở 1 chủ tàu cá vi phạm khi đánh bắt

Nhiều tàu cá Nghệ An còn bị mất kết nối VMS trên biển

(Baonghean.vn) - Đó là một trong những vấn đề được nêu tại hội nghị trực tuyến sáng nay (28/9) do Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức với sự tham gia của các bộ, ngành và các tỉnh ven biển.

Tan hoang nơi 'tâm lụt' Quỳ Châu sau khi nước rút

Tan hoang nơi 'tâm lụt' Quỳ Châu sau khi nước rút

(Baonghean.vn) - Trong đợt mưa lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An các ngày 26 - 27/9 thì huyện Quỳ Châu là địa phương thiệt hại nặng nề nhất, với hơn 1.000 hộ dân bị ngập. Sau khi nước rút, nhiều công trình, hoa màu trên địa bàn bị hư hỏng nặng, tài sản của người dân chìm trong bùn đất.

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

(Baonghean.vn) - Trong khi thị trường bất động sản nhiều biến động, không có nguồn cung mới, lượng hàng bán ra “nhỏ giọt", Ecopark vẫn thanh khoản nhanh chóng, nhiều dự án được bàn giao, đưa vào vận hành. Năm 2023 là năm đánh dấu sự lấn sân của nhà sáng lập Ecopark trên thị trường cả nước.

Nông dân xã Quỳnh Liên (Hoàng Mai) thu hoạch củ cải chạy lụt. Ảnh: Thanh Yên

Nông dân Nghệ An khẩn trương thu hoạch rau chạy lụt

(Baonghean.vn) - Diện tích lúa mùa và cây trồng vụ đông bị ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn đang tăng từng giờ. Tính đến 17h ngày 27/9, Nghệ An đã có gần 6.780 ha cây trồng các loại bị ngập úng , hư hỏng. Nông dân đang ra đồng thu hoạch rau chạy lụt. 

Tính biển của Vinh!

Tính biển của Vinh!

(Baonghean.vn) - Chắc chắn không lâu nữa, thành phố Vinh sẽ bao gồm cả thị xã Cửa Lò và một số xã phía Nam giáp sông Lam của huyện Nghi Lộc. Lúc ấy, Vinh sẽ có biển làm mặt tiền của thành phố. Vinh sẽ là thành phố biển. Nhưng từ rất lâu, Vinh đã có tính sông nước, tính biển.