Chắp cánh ước mơ cho sinh viên nghèo

(Baonghean) Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định 157/2007/QĐ –TTg thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho hàng chục ngàn học sinh, sinh viên nghèo trên địa bàn Nghệ An có cơ hội theo đuổi ước mơ học tập và có nghề nghiệp từ nguồn vốn chính sách cho tương lai của mình.

Ở xóm Trung Hậu, xã Nhân Thành, Yên Thành,  ai cũng biết chị Trần Thị Đào, hoàn cảnh nghèo khó nhưng đã nuôi 2 người con học đại học. Chị Đào cho biết: Nuôi 4 đứa con ăn học mà chỉ dựa vào mấy sào ruộng nên cuộc sống rất bấp bênh. Vợ chồng phải xoay xở làm đủ nghề, có thời điểm những tưởng việc học của các con “đứt gánh giữa đường”.

Thật may mắn, năm 2007 chúng tôi đã được vay 12 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách  huyện Yên Thành từ Chương trình tín dụng của Chính phủ. Việc học của các cháu đã không gián đoạn, cháu Hoàng Thị Linh vừa tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân xin được việc làm tại Công ty CP Y tế Hà Nội. Còn cháu Hoàng Thị Trang đang học năm thứ 4 Đại học Kinh tế quốc dân, đầu học kỳ I năm nay gia đình sẽ tiếp tục vay vốn Ngân hàng Chính sách để cháu theo học. Gia đình nhà chị Nguyễn Thị Huệ cũng có con là Đặng Văn Tú học năm thứ 2 Đại học Giao thông đều vay vốn chương trình học sinh, sinh viên.

Chị Huệ tâm sự: Thu nhập chính là làm ruộng và chăn nuôi lợn không thể đủ nuôi 1 con đang học cấp 2 và 1 con học đại học. Nợ của gia đình thời điểm này là 19 triệu đồng, nhưng tôi vẫn rất vui vì  con học được học đại học. Hay như anh Nguyễn Ngọc Mưu xóm Bắc Văn  có 4 con đang theo học đại học có tổng dư nợ trên 52 triệu đồng.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Yên Thành cho hay: Tính đến thời điểm này tổng dư nợ cho học sinh, sinh viên vay là 338.072 triệu đồng, các xã có dư nợ lớn như xã Tăng Thành 9.591 triệu đồng, Long Thành 9.553 triệu đồng, Đức Thành 7.844 triệu đồng …Số khách hàng còn dư nợ là 14.543 hộ, với 17.653 sinh viên đang được vay vốn.

Ngân hàng Chính sách huyện Đô Lương thực hiện khá tốt việc cho học sinh, sinh viên nghèo được vay vốn. Theo như bà Hoàng Thị Tý - Tổ trưởng tổ vay xã Đông Sơn – Đô Lương, tổng dư nợ của tổ đang quản lý là 1.383,6 triệu đồng. Chương trình này đã tạo thêm động lực, phát huy thêm truyền thống hiếu học trên quê nghèo, các hộ dân yên tâm cho con em đi học.

      Khách hàng làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng CSXH Chi nhánh Đô Lương.

Gia đình ông Trịnh Ngọc Sơn ở xóm 5, Đông Sơn - Đô Lương, nghề chính là làm ruộng nhưng đã nuôi 3 con ăn học đại học, gồm cháu Trịnh Ngọc Tiến học Đại học Răng hàm mặt, Trịnh Ngọc Tuấn-Đại học Giao thông Vận tải, Trịnh Thu Hiền - Đại học Công đoàn. Tổng dư nợ của gia đình đến nay hơn 103 triệu đồng. Theo anh Sơn, hiện cháu Trịnh Ngọc Tiến học Đại học Răng hàm mặt đã ra trường, với mức lương  cao sẽ tích góp để cùng với bố mẹ trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó là gia đình ông Đặng Quang Cường có 3 con theo học đại học là Đặng Quang Cường - Đại học Y Thái Bình, Đặng Quang Khương – Đại học công đoàn, Đặng Quang Trường - Đại học Vinh, tổng dư nợ trên 89 triệu đồng. Được biết, riêng tổng dư nợ của xã Đông Sơn về chương trình học sinh, sinh viên là trên 10 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Hữu Kỳ - Giám đốc Ngân hàng Chính sách Đô Lương cho hay: Tổng doanh số vay cho học sinh, sinh viên đến thời điểm này đạt 236.975,4 triệu đồng với 8.494 hộ dư nợ. Bước vào đầu năm học 2011 - 2012 Ngân hàng Chính sách Đô Lương đã tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị, UBND huyện, 33 xã, thị trấn tổ chức triển khai bình xét cho các gia đình, được vay vốn theo đúng quy định, hoàn thành nhanh chóng việc giải ngân ngay từ đầu năm học để sinh viên có tiền đóng học phí, trang trải cuộc sống. Chỉ riêng học kỳ II năm học 2011-2012 ngân hàng đã giải ngân kịp thời gần 34 tỷ đồng, cho 6.451 sinh viên vay.

Để chương trình này mang đúng ý nghĩa nhân văn với sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, chính quyền địa phương và các cấp, ngành cần nâng cao trách nhiệm trong công tác tuyên truyền chính sách đến người dân, tổ chức bình xét dân chủ, công khai, bảo đảm quyền lợi cho những sinh viên nghèo được vay vốn.

Văn Trường

tin mới

Ngô Thì Nhậm

Thời đại Quang Trung và sự khơi nguồn một giai đoạn sáng tác của Ngô Thì Nhậm

(Baonghean.vn) - Sự xuất hiện của người anh hùng ấp Tây Sơn đã đáp ứng được những khát khao, chờ đợi của Ngô Thì Nhậm. Có thể nói, Quang Trung đã mở ra những cơ hội để tài năng của Ngô Thì Nhậm được thi thố, và Ngô Thì Nhậm đã biết dựa vào thời cuộc để khẳng định năng lực của mình.

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

(Baonghean.vn) - Gần 500 thiếu nhi xã biên giới Môn Sơn  (Con Cuông) và các cháu được Bộ đội Biên phòng nhận đỡ đầu đã được đón Tết Trung thu 2023 ấm áp, ý nghĩa. Hoạt động này đã cổ vũ, động viên các em học sinh nghèo nơi biên cương nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập. 

GS Nguyễn Xiển

Giáo sư Nguyễn Xiển - một người Vinh lỗi lạc

(Baonghean.vn) - Giáo sư Nguyễn Xiển (1907 – 1997) là “một trí thức yêu nước, yêu dân chủ và tiến bộ” như ông từng xác nhận. Ông đến với Cách mạng như một lẽ tự nhiên của một người yêu nước và vì kính trọng, tin tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

(Baonghean.vn) - Khi được hỏi về một biểu tượng của thành Vinh, rất nhiều người có cùng câu trả lời: Thành cổ. Trải qua bao thiên biến của thời gian, những đổi thay của thời cuộc, Thành cổ vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc giữa trái tim thành phố, trong trái tim của tất cả cư dân đô thị Vinh.

 Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

(Baonghean.vn) -Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao cả về chất và lượng của phong trào phát triển văn hóa ở cơ sở; đặc biệt trong xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa.

Một tình yêu dành cho thành Vinh

Một tình yêu dành cho thành Vinh

(Baonghean) - Tôi yêu thành Vinh bằng một tình yêu thầm lặng mà dai dẳng. Đến nỗi, khi chồng tôi - người xứ khác - ngày đầu đặt chân xuống ga tàu đã thốt lên: “Thành Vinh có vậy thôi sao mà ngày nào em cũng nhắc!”...

Già hóa dân số

Nhiều thách thức với già hóa dân số

(Baonghean.vn) - Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Điều này đòi hỏi hoạt động an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được thực hiện toàn diện.

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

(Baonghean.vn) - Dù thời tiết có mưa nhưng Tết Trung thu ở Kỳ Sơn, Quế Phong vẫn diễn ra vô cùng ấm áp, tràn đầy niềm vui. Những chiếc đèn ông sao lấp lánh, cỗ hoa quả, màn múa lân đặc sắc… đã mang đến niềm vui vô bờ bến đối với những đứa trẻ vốn gặp nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những Trung thu rộn ràng, ấm áp đã được tổ chức hướng về những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Để giữa bộn bề cuộc sống, các em nhỏ vẫn có những khoảng trời trong trẻo, hồn nhiên và ấm áp theo cách riêng của mình...

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

(Baonghean.vn) - Những ngày này, không khí náo nức, vui vẻ của Tết Trung thu đã và đang tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, từ thành thị đến miền núi cao... Thế nhưng ở xóm chài nhỏ dưới chân cầu Yên Xuân, xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên, các em vẫn lặng lẽ như thường ngày.