Chi hội chăn nuôi vịt - Cách làm hay ở Yên Thành

(Baonghean.vn) - Hiện nay, phong trào chăn nuôi vịt, đặc biệt là vịt đẻ phát triển mạnh ở các vùng nông thôn. Quản lý đàn vịt rất khó, vì người chăn nuôi không tham gia vào tổ chức hội nào, mạnh ai nấy làm. Nhiều hộ giàu lên từ chăn nuôi vịt đẻ, nhưng cũng không ít hộ "sạt nghiệp" vì vịt. Nguyên nhân là do sử dụng thức ăn không đảm bảo chất lượng và dịch bệnh, bắt nguồn từ người chăn nuôi thiếu kiến thức, kinh nghiệm. 

Sau vụ việc hàng chục hộ chăn nuôi vịt ở huyện Yên Thành lao đao vì sử dụng thức ăn chăn nuôi kém chất lượng hồi đầu năm 2011, 30 hộ chăn nuôi vịt của các xã: Nam Thành, Khánh Thành, Bảo Thành, Viên Thành, Công Thành, Mỹ Thành... tự nguyện thành lập chi hội chăn nuôi vịt đẻ. Sau 8 tháng hoạt động, bước đầu chi hội đã thấy rõ tính hiệu quả của nó.


Ông Nguyễn Hữu Thao, chi hội trưởng, cho biết: Tháng 4/2011, Chi hội chăn nuôi vịt Yên Thành được thành lập, trên cơ sở tự nguyện và được sự đồng ý của Hội Làm vườn huyện. 30 hội viên chủ yếu là nuôi vịt đẻ, hộ nhiều nhất 3 nghìn con, ít nhất 500 con (thời điểm đó, chi hội có trên 30 nghìn con vịt đẻ). Sau khi thành lập chi hội, mời các hội viên đã được tham gia lớp tập huấn về kinh nghiệm chăn nuôi vịt đẻ.

Chi hội chăn nuôi vịt - Cách làm hay ở Yên Thành ảnh 1

Sau khi gia nhập chi hội chăn nuôi vịt, vợ chồng ông Nguyễn Hữu Thanh, xã Nam Thành đầu tư nâng cao số lượng và chất lượng đàn vịt.


Sau tập huấn, hội viên được trang bị kiến thức cơ bản về chăn nuôi vịt nói chung, đặc biệt, biết cách phòng dịch bệnh vào từng thời kỳ phát triển của vịt. Nhờ được tham gia các lớp tập huấn nên các hội viên hiểu hơn về cách thức nuôi vịt đẻ để tỷ lệ đẻ trứng của vịt đạt cao, biết lựa chọn thức ăn hiệu quả. Đặc biệt là một số hội viên trước đây chuyên nuôi vịt thả đồng, thì nay đầu tư khoanh vùng để nuôi nhốt, hạn chế được dịch bệnh xảy ra ở vịt. Ngoài ra, chi hội còn được các cấp ngành liên quan quan tâm, ưu tiên cung cấp vắc xin phòng chống dịch bệnh cho đàn vịt.

Đến nay, tổng số đàn vịt của chi hội đã tăng lên gần 60 nghìn con (tăng gần gấp đôi so với ngày đầu thành lập chi hội). Trước đây các hội viên thường nuôi vịt cỏ thì nay thay thế bằng các giống vịt trọng lượng cao hơn, như: vịt bầu đất, bầu trắng, vịt cao cổ (siêu trứng). Chi hội chăn nuôi vịt đẻ Yên Thành có 3 hội viên đầu tư xây dựng lò ấp, do vậy các hội viên là đầu mối cung cấp trứng cho các lò ấp hoạt động, lò ấp cũng là nơi tiêu thụ trứng cho các hội viên.


Tuy nhiên, chi hội hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế. Theo ông Thao, vấn đề hạn chế và khó khăn nhất là chi hội chưa thống nhất sử dụng một loại thức ăn cho vịt. Các hội viên sử dụng nhiều loại thức ăn cho vịt khác nhau, không quản lý được. Bên cạch đó là vấn đề thiếu vắc xin phòng dịch và hóa chất khử trùng để phun chuồng trại phòng dịch bệnh.


Chi hội chăn nuôi vịt đẻ làchỗ dựa để các hội viên mạnh dạn đầu tư chăn nuôi. Nhưng để chi hội hoạt động có hiệu quả hơn, các cấp, ngành liên quan cần định hướng cho chi hội hoạt động, đặc biệt là khâu sử dụng thức ăn cho vịt phải thống nhất một đầu mối. Hàng năm, các cấp, ngành cũng cần tạo điều kiện cho chi hội tham gia các lớp tập huấn để hội viên được trang bị nhiều hơn kiến thức về KHKT chăn nuôi vịt đẻ.

Xuân Hoàng

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.