Chiêm ngưỡng hệ thống tượng Phật đặc sắc của ngôi chùa nghìn tuổi

(Baonghean.vn) - Tồn tại qua cả nghìn năm lịch sử, chùa Cần Linh ở phường Cửa Nam, thành phố Vinh đang lưu giữ một hệ thống tượng Phật cổ kính, đa dạng, mang giá trị nghệ thuật cao.
Theo truyền thuyết, chùa Cần Linh được xây dựng thời tiền Lê, thế kỷ 9. Ban đầu, chùa có tên là Linh Vân Tự, sau được gọi là chùa Cần Linh, dân gian thường gọi là chùa Sư Nữ. Chùa tọa lạc trên một vùng đất cao ráo, thoáng đãng, phía Đông và phía Nam có sông Cồn Mộc chảy qua. Trước đây, chùa có các kiến trúc sau: Tam quan, bái đường, chính điện, tăng đường, nhà tả vu, hữu vu...
Theo truyền thuyết, chùa Cần Linh được xây dựng thời tiền Lê, thế kỷ 9.  Ban đầu, chùa có tên là Linh Vân Tự, sau được gọi là chùa Cần Linh, dân gian thường gọi là chùa Sư Nữ. Chùa tọa lạc trên một vùng đất cao ráo, thoáng đãng, phía Đông và phía Nam có sông Cồn Mộc chảy qua. Trước đây, chùa có các kiến trúc sau: Tam quan, bái đường, chính điện, tăng đường, nhà tả vu, hữu vu...
Chùa đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đã thay đổi diện mạo so với xưa.

 Chùa đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đã thay đổi diện mạo so với xưa.

Tại chùa Cần Linh hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ, trong đó có gần 100 pho tượng, đa dạng về loại hình (tượng Phật, tượng thánh thần, tượng sư tăng...) kiểu dáng, kích thước. Riêng tượng Phật được sắp xếp bài trí theo từng loại như tượng Phật Thích Ca, tượng Phật Quan Âm…

Tại chùa Cần Linh hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ, trong đó có gần 100 pho tượng, đa dạng về loại hình (tượng Phật, tượng thánh thần, tượng sư tăng...) kiểu dáng, kích thước. Riêng tượng Phật được sắp xếp bài trí theo từng loại như tượng Phật Thích Ca, tượng Phật Quan Âm…

Trải qua quá trình tồn tại lâu dài, số tượng cổ đã bị xuống cấp, sứt gãy, bong tróc, nên nhà chùa đã cho sơn sửa lại, sơn son thếp vàng. So với nhiều chùa trong tỉnh, tượng cổ ở chùa Cần Linh khá phong phú về loại hình, kích thước, kiểu dáng.

Trải qua quá trình tồn tại lâu dài, số tượng cổ đã bị xuống cấp, sứt gãy, bong tróc, nên nhà chùa đã cho sơn sửa lại, sơn son thếp vàng. So với nhiều chùa trong tỉnh, tượng cổ ở chùa Cần Linh khá phong phú về loại hình, kích thước, kiểu dáng.

Đặc biệt, một số pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật vẫn đang được giữ nguyên trạng.

 Đặc biệt, một số pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật vẫn đang được giữ nguyên trạng.

Trong chính điện mới khánh thành, nhiều pho tượng cổ, quý hiếm đã được thờ ở những vị trí trang trọng. Tiêu biểu có pho tượng Phật đản đứng giữa vòng cửu long được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo.
Trong chính điện mới khánh thành, nhiều pho tượng cổ, quý hiếm đã được thờ ở những vị trí trang trọng. Tiêu biểu có pho tượng Phật đản đứng giữa vòng cửu long được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo.
Những pho tượng Tam thế mang nét đẹp truyền thống được sơn sửa một cách công phu, thờ nơi cao nhất ở chính điện, vẫn ngời rạng vẻ đẹp phúc hậu, từ bi của Đức Phật.

Những pho tượng Tam thế mang nét đẹp truyền thống được sơn sửa một cách công phu, thờ nơi cao nhất ở chính điện, vẫn ngời rạng vẻ đẹp phúc hậu, từ bi của Đức Phật.

Đặc biệt nhất là pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao khoảng 1,2 m, được tạc bằng gỗ mít, theo thế ngồi thiền trên tòa sen, tay trái để ngửa trên đùi, tay phải giơ lên cao. Tượng được sơn son thiếp vàng, thờ ở trung tâm thượng điện. Theo ni sư Thích Diệu Nhẫn - trụ trì chùa Cần Linh: Đây là pho tượng cổ đẹp, quý hiếm của chùa. Tượng có giá trị về nhiều mặt: văn hóa, lịch sử, nghệ thuật điêu khắc…

Đặc biệt nhất là pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao khoảng 1,2 m, được tạc bằng gỗ mít, theo thế ngồi thiền trên tòa sen, tay trái để ngửa trên đùi, tay phải giơ lên cao. Tượng được sơn son thiếp vàng, thờ  ở trung tâm thượng điện. Theo ni sư Thích Diệu Nhẫn - trụ trì chùa Cần Linh: Đây là pho tượng cổ đẹp, quý hiếm của chùa. Tượng có giá trị về nhiều mặt: văn hóa, lịch sử, nghệ thuật điêu khắc…

Ngoài ra, chùa còn lưu giữ 1 quả chuông cổ trên 300 năm cùng những bản kinh cổ chép chữ Hán quý giá.

Ngoài ra, chùa còn lưu giữ 1 quả chuông cổ trên 300 năm cùng những bản kinh cổ chép chữ Hán quý giá.

tin mới

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Vẻ đẹp đền Cuông

Vẻ đẹp cổ kính của đền thiêng trên núi Mộ Dạ

(Baonghean.vn) - Với vẻ đẹp độc đáo, linh thiêng, đền Cuông ở xã Diễn An (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách muôn phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh hướng về nguồn cội. 

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.