Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta từ nay đến năm 2020

14/07/2011 09:01

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta từ nay đến năm 2020 gồm những nội dung:


Đại hội Đảng lần thứ XI xác định chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta từ nay đến năm 2020 có 5 nội dung chính sau:


+ Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt của chiến lược: yêu cầu này đòi hỏi phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh kinh tế; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu..; tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà phát triển văn hoá, tiến bộ và công bằng xã hội; phát triển kinh tế xã hội đi đôi với bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.


Đồng thời, chúng ta phải đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị xã hội, tăng cường năng lực quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.


+ Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước ta dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh; kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới; đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội, gắn liền với tăng cường kỷ luật kỷ cương để thúc đẩy đổi mới toàn diện. Lấy việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của quá trình đổi mới và phát triển.


+ Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển: nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ; phát huy lợi thế dân số và con người Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài, chăm lo lợi ích chính đáng và nâng cao chất lượng sống cho người dân.


+ Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học và công nghệ ngày càng cao; hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: phát triển nhanh và hài hoà các thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp; tăng cường tiềm lực và hiệu quả kinh tế nhà nước; hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và minh bạch; tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và phân phối.


+ Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng: phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại; phát triển doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao để làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước, đảm bảo độc lập tự chủ của nền kinh tế; hội nhập quốc tế phải luôn chủ động thích ứng với những thay đổi của tình hình, đảm bảo hiệu quả và lợi ích quốc gia

(còn nữa).


Phòng Bạn đọc

Mới nhất

x
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta từ nay đến năm 2020
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO