Chính sách đôi đường của Mỹ gây khó cho Israel

(Baonghean.vn) - Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon vừa qua đã bày tỏ quan ngại rằng việc Mỹ cung cấp vũ khí hiện đại cho các nước vùng Vịnh để răn đe Iran có thể thách thức vị thế vượt trội về mặt quân sự của Israel trong khu vực. Tuyên bố này cho thấy, chính sách đôi đường của Mỹ tại khu vực Trung Đông đang khiến đồng minh thân cận thực sự lo lắng.

Nhìn lại lịch sử, cách đây 70 năm, lãnh đạo Mỹ và Saudi Arabia đã ký kết hiệp ước xác định Mỹ là nước bảo đảm an ninh cho Saudi Arabia nói riêng và vùng Vịnh nói chung để đổi lấy dầu lửa. Do đó, trong nhiều thập kỷ qua, các nước vùng Vịnh và Mỹ được xem là đồng minh của nhau, cho dù mối quan hệ này dựa trên tinh thần trao đổi “có đi có lại”. Tuy nhiên thời gian gần đây, cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Barack Obama trong các vấn đề Syria và Iran khiến các nước vùng Vịnh không hài lòng và phần nào cảm thấy bất an. Lo ngại trước sự lớn mạnh của Iran và Israel, các nước vùng Vịnh đã chủ động nâng cao năng lực quốc phòng và không muốn hoàn toàn dựa vào sự bảo đảm an ninh của Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon. Ảnh: AFP
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon. Ảnh: AFP

Trong bối cảnh ấy, Mỹ trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn cho các quốc gia vùng Vịnh. Hiện nay nhiều nước vùng Vịnh sở hữu những vũ khí tân tiến của Mỹ và đang cùng với Mỹ xem xét nâng cấp các khả năng phòng thủ tên lửa, an ninh mạng và chống khủng bố. Các chuyên gia phân tích còn dự đoán rằng, gần 2 thập kỷ tới Mỹ sẽ ít phụ thuộc hơn vào dầu lửa của các nước vùng Vịnh do sự thay đổi trên thị trường dầu lửa và xuất hiện nhiều nguyên liệu thay thế. Song chiến lược của Mỹ vẫn là đẩy mạnh thị trường vũ khí Mỹ tại vùng Vịnh bởi Mỹ đang có lợi thế hơn Nga, Trung Quốc, các nước EU khi tiếp cận thị trường này nhờ mối quan hệ truyền thống. Ngoài lợi ích về kinh tế, ý đồ thực sự của Mỹ còn là tạo ra sự cân bằng chiến lược tại Trung Đông, tăng cường khả năng răn đe của các nước vùng Vịnh trước Iran trong bối cảnh Iran đang ngày càng lớn mạnh với những vũ khí hiện đại mua của Nga.

 Do đó, không khó để hiểu được sự lo ngại của Israel khi Mỹ trở thành đối tác cung cấp vũ khí lớn cho các nước Arab vùng Vịnh. Bởi thực tế, mối quan hệ giữa Israel và thế giới Arab vẫn được xem là đối địch. Người Do Thái và người Arab đã từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài nhiều năm và hiện nay, sự nghi kỵ lẫn nhau vẫn là rất lớn. Israel dưới sự ủng hộ của Mỹ đã luôn tạo được ưu thế quân sự vượt trội tại Trung Đông trong nhiều năm. Nhưng gần đây, nếu như Iran đang được Nga hậu thuẫn với việc đạt được thỏa thuận sở hữu hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300 thì các nước vùng Vịnh cũng đang ngày càng vươn lên về sức mạnh quân sự với các loại vũ khí mua từ Mỹ. Giữa tháng 5 vừa qua, sau cuộc gặp cấp cao tại Trại David giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và sáu nhà lãnh đạo vùng Vịnh, hai bên đã đạt được những thỏa thuận về việc Mỹ cung cấp sự trợ giúp an ninh cho các nước vùng Vịnh.

Có thể nói, Mỹ đang tiến hành chính sách đôi đường ở Trung Đông, một mặt vẫn khẳng định mối quan hệ đồng minh chủ chốt với Israel, song một mặt lại cung cấp vũ khí cho các nước vùng Vịnh, những đối thủ của quốc gia Do Thái. Tại Trung Đông lúc này đang có sự thù địch chồng chéo giữa Iran – Israel – các nước vùng Vịnh và thật khó cho Mỹ để lựa chọn đứng về bên nào trong mối quan hệ căng thẳng này. Tuy đã khôn khéo cân bằng các mối quan hệ song phương nhưng rõ ràng, việc Mỹ cung cấp vũ khí cho các nước vùng Vịnh đã gây ra mối lo ngại không nhỏ cho đồng minh Israel.

Nguyễn Cao Biền

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.