Cho "Lá phổi xanh, kinh tế xanh"
Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất, nhì cả nước, câu chuyện về môi trường rừng và bằng cách nào để bảo vệđược rừng là vấn đềđặt ra cấp bách và thiết thực. Ngày môi trường thế giới năm nay có chủđề môi trường rừng về kinh tế xanh bền vững.
Những năm qua, bằng cách tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống; bằng chính sách giao đất giao rừng và nhờ nhiều chương trình, dự án như 327, dự án 5 triệu ha rừng, dự án Việt Đức... diện tích rừng Nghệ An ngày càng mở rộng. Cách đây 10 năm, diện tích rừng tỉnh ta là 717.905 ha, tỷ lệđộ che phủđạt 39% thì năm 2010 lên 857 nghìn ha rừng, độ che phủđạt 53%, trở thành một trong những tỉnh có diện tích che phủđạt tỷ lệ khá nhất cả nước. Việc mở rộng vốn rừng năm nào cũng được cân đối ưu tiên. Riêng năm 2011 này ngoài khoanh nuôi là 139.400 ha, chăm sóc 45 nghìn ha còn phấn đấu trồng mới đến 15 nghìn ha.
Ở Nghệ An, 3 loại rừng: đặc dụng, phòng hộ và sản xuất đều tăng cả về diện tích và chất lượng. Rừng đặc dụng tiêu biểu như Pù- Mát, là khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học với nhiều loài chim, thú quí hiếm. Rừng phòng hộ như Vực Mấu, sông Cấm ngày càng được bảo vệ tốt.
Rừng sản xuất khắp nơi nhân dân trồng rừng nguyên liệu giấy, mét và các loài cây lấy gỗ khác. Nghề rừng thực sự làm cho nhân dân vùng miền núi Nghệ An được cải thiện, nhiều hộ vươn lên làm giàu. Những ngày này có dịp đi dọc Quốc lộ 7, Quốc lộ 48, ta đã thấy màu xanh của cây phủ kín núi đồi bất tận, tạo ra cảm giác mát mắt, thư thái, trong lành.
Thác Kèm - Con Cuông.
Thế nhưng đi sâu từng khía cạnh và suy nghĩ qua những con số thống kê của các cơ quan chức năng bảo vệ và môi trường rừng ta lại có tâm lý ngược lại: Trước hết, phải kể là nạn thác rừng, bừa bãi của lâm tặc; sau đó là sự dễ dãi, sai lầm của con người trong việc kiểu phá rừng làm rẫy, đắn gỗ bán non và đặc biệt là làm cháy rừng. Với 3 mũi tấn công đó rừng vừa bị "rút ruột" vừa bị co lại một cách xót xa, thiệt hại không nhỏ.
Năm 2003, diện tích rừng bị chặt phá 53 ha, năm 2005 rừng bị cháy 126 ha. Năm 2010 vừa qua theo Cục thống kê vẫn có tới 29 vụ cháy lớn nhỏ xảy ra với tổng diện tích bị cháy lên tới 146,7 ha. Đó là chưa kể các lực lượng đã ngăn chặn kịp thời được 13 vụ vi phạm "phòng cháy rừng" khác. Ngoài ra trong năm vẫn xảy ra 28 vụ chặt phá rừng nghiêm trọng.
Chưa hết, dù cho quản lý rừng tại gốc, dù cho mỗi ha rừng đều có chủ thì nạn khai thác rừng bừa bãi, thiếu ý thức vẫn cứ dai dẳng xảy ra. Nguyên do: không ít bà con dựa vào quyền "chủ rừng" mà tự ý khai thác gỗ, củi nơi đầu nguồn (rừng phòng hộ).
Sự tàn nhẫn với thiên nhiên thì bị trả giá gấp nhiều lần. Bằng chứng là, thiệt hại của Nghệ An trong cơn bão số 3 năm 2010 vừa qua. Người trong cuộc ta biết lượng mưa ở Nghệ An chưa bằng Quảng Bình, Hà Tĩnh nhưng do mất rừng phía thượng nguồn, nước lũ ào về phía hạ nguồn nhanh, làm thiệt hại người, tài sản. Trước đó cũng xảy ra lũống, lũ quét sập núi, lấp nhà của nhiều bản xã Nậm Giải (Quế Phong) và dọc sông Nậm Nơn, Nậm Mộ. Nước lũ cao và mạnh đến nỗi cuốn trôi cả cầu treo ởđộ cao hàng chục mét so mặt nước sông bình thường..
Nói về rừng chúng ta không quên một mảng lớn là rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn, rừng chắn gió ở cửa sông cửa lạch và rừng đứng trên những quảđồi trọc, những đảo đá bốn bề sóng gió. Thảm thực vật nơi đây không chỉ là môi trường sinh thái của nơi đất chật người đông mà còn là công cụ hữu hiệu để ngăn sóng, chắn gió, chống xói lở, chống cát lấn ruộng đồng.
Thời chiến tranh dọc bãi biển Diễn Châu, Cửa Lò rừng phi lao đã từng dấu cả một trung đoàn xe bọc thép, nhưng nay bị ta đốn hạ cho cuộc sống hàng ngày và cho các dự án, bãi cát lại trơ ra. Bù lại, Nghệ An được nhiều dự án nhân đạo (nhiều nhất là Nhật Bản) do Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức triển khai và quản lý đã bổ sung nhiều cho loại rừng ngập mặn. Mặt khác, năm nào ta cũng thực hiện tết trồng cây và vận động hộ dân nhận đất trồng cây gây rừng trên những quảđồi trọc bát úp; cuối cùng màu xanh cũng đã trở lại. Nhưng, so với tiềm năng thì thật chẳng thấm vào đâu.
Theo số liệu của Chi cục môi trường vừa điều tra thì tổng diện tích đất rừng ven biển Nghệ An có 7.241 ha ( chiếm 25% diện tích tự nhiên của tỉnh) nhưng diện tích có rừng 1.738 ha (nghĩa là mới đạt 24% so với tiềm năng ấy). Cụ thể, vùng bãi biển huyện Quỳnh Lưu mới trồng được 248 ha, còn lại 247 ha hãy còn đất trống. Diễn Châu là 144 ha và 468 ha; Nghi Lộc 82 và 502.; Thị xã Cửa Lò có khá hơn, diện tích có rừng và bỏ hoang xấp xỉ bằng nhau (230 ha và 226 ha).
Vùng đất đồi và hải đảo còn bất cập hơn nữa.Trong số 5.074 ha đồi trọc mới có 1.034 ha đất có rừng; còn lại 4.040 ha vẫn trơ sỏi đá. Thế mới khó lý giải, không phải ở vùng miền núi cao, rừng đã bạt ngàn mà hàng năm tỉnh vẫn đầu tư lớn, bà con vẫn hăng hái khoanh nuôi, trồng mới mà ở miền đồng bằng ven biển đất chật người đông, đất trống nằm ngay gần làng, lao động thì dư thừa, dân trí lại cao... mà vẫn lâm vào tình trạng ấy.
Con số dưới đây thể hiện sự mất mát đó và hệ lụy kéo theo. Từ năm 1990, diện tích rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển đã có 7.268 ha, sau 10 năm với bao dự án trồng mới, bao nhiêu tết trồng cây chỉ còn 6.791,5 ha! Thì ra trong 7 đơn vị có loại rừng này (thêm 2 đơn vị là đảo Ngư, đảo Mắt) thì chỉ có Thành phố Vinh, huyện Nghi Lộc và đảo Mắt diện tích rừng có tăng thêm chút ít, còn lại hoặc là giữ nguyên (nhưđảo Ngư) hoặc bị suy giảm đáng kể. Sự suy giảm đó gây ra xói lở, nhiều địa phương "kêu cứu" đã đành mà sinh vật cũng thầm lặng "đội nón ra đi": loài cá từ 267 nay còn 62; động vật phù du từ 298 xuống 76 !
Như vậy rừng Nghệ An bên cạnh những thành tựu đáng mừng vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố bất cập, không bền vững. Có nhiều ý kiến cho rằng: việc bảo vệ môi trường rừng những năm qua tuyên truyền về ý thức đã "thấm" nhưng vấn đề "đầu tiên" vẫn chưa đáp ứng, nhất là nguồn vốn khả dĩ và cơ chế bảo vệ và tái sinh rừng chưa đúng huyệt. Điều ấy không chỉở tỉnh ta mà nhiều tỉnh có rừng vẫn loay hoay tìm lối ra.
Vừa qua, Chính phủđã thí điểmthành công cơ chế PES ở 2 tỉnh thí điểm nói trên và kịp thời ra quyết định 380/Cp 2008, tức chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Mặc dù ở tỉnh ta, câu chuyện thực hiện chính sách ấy vẫn là niềm ao ước bấy lâu nay, bởi đây là chính sách đầu tiên về lâm nghiệp, coi việc bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên... là các dịch vụ.
Theo đó mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức được sử dụng và hưởng thụ các dịch vụ này phải trả tiền trực tiếp cho những người cung ứng dịch vụ (các chủ rừng, các hộ dân nhận khoán và bảo vệ rừng). Nói cách khác, bên bán hàng hóa dịch vụ môi trường rừng là người lao động trong ngành lâm nghiệp, người trực tiếp đầu tư vốn, lao động và phát triển rừng; bên mua các dịch vụ về môi trường rừng là các nhà máy thủy điện, nhà máy sản xuất nước, các công ty du lịch (vì họđã sử dụng dịch vụ môi trường rừng để sản xuất ra các sản phẩm: điện, nước sạch và sản phẩm du lịch để bán cho người tiêu dùng cuối cùng là nhân dân và khách du lịch trong và ngoài nước.
Tất cả những vấn đề lợi ích của việc bảo vệ lá phổi xanh, phát triển loại hình kinh tế xanh được UNEP khuyến cáo trong năm quốc tế về môi trường rừng năm 2011 này là " Khi chúng ta đầu tư 30 triệu đô la cho việc chống phá rừng và suy thoái rừng thì chúng ta có thể nhận 2,5 tỷđô la từ các sản phẩm và dịch vụ mà nó mang lại./.
Hoàng Chỉnh