Chủ động ngăn chặn dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

(Baonghean) - Theo dự báo, trong những tháng cuối năm, nguy cơ một số dịch bệnh nguy hiểm ở động vật tiếp tục phát sinh và lây lan rất cao. Nguyên nhân là do thời tiết bắt đầu chuyển mùa, mưa nắng thất thường làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, thuận lợi cho các loại mầm bệnh tồn tại và lây lan. Hơn nữa, tỉnh ta vừa trải qua một đợt mưa lũ lớn, nên qua nguồn nước, mầm bệnh từ một số vùng đang có dịch đã di chuyển trên phạm vi rộng, khó kiểm soát. Trong khi đó, tình trạng nhập khẩu gia súc, gia cầm vẫn diễn biến phức tạp; việc chăn nuôi tái đàn phục vụ nhu cầu thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán bắt đầu gia tăng... Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc dịch bệnh có thể quay trở lại và bùng phát dữ dội hơn, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Nhằm phòng tránh dịch bệnh, sau đợt mưa lũ vào đầu tháng 9 vừa qua, Chi cục Thú y tỉnh đã chỉ đạo các huyện, xã cần tiến hành các biện pháp tiêu độc, khử trùng môi trường. UBND tỉnh đã có quyết định cấp 27.020 lít Benkocid cho các địa phương, nhất là các huyện bị ngập trong đợt mưa lũ vừa qua. Hiện các xã đã nhận hóa chất và tiến hành tiêu độc khử trùng tại các vùng bị ngập úng. Ông Trần Doãn Hùng - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đô Lương, cho biết: Sau khi nước rút, huyện đã có công văn chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt, trong đó có tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi. Huyện đã cấp cho các xã bị ngập trong đợt mưa vừa qua như Quang Sơn, Thái Sơn, Thị trấn Đô Lương hàng trăm lít hóa chất và cho mượn máy phun thuốc để tiến hành tiêu độc khử trùng. Đến nay, công tác này cơ bản đã thực hiện xong.

Bên cạnh đó, công tác phòng chống các loại dịch bệnh cho đàn vật nuôi cũng được đặc biệt chú trọng. Chi cục Thú ý đã chỉ đạo các trạm thú y tiêm phòng các loại vắc xin cho gia súc theo kế hoạch đã được phê duyệt. Đến nay, các huyện đã cơ bản hoàn thành lịch tiêm vắc xin vụ thu 2012. Tuy đây là chính vụ trong năm nhưng tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin còn rất thấp, đặc biệt là các loại vắc xin tiêm phòng cho lợn như: vắc xin phó thương hàn, tụ huyết trùng cho trâu bò; các loại vắc xin tiêm phòng cho đàn gia cầm hầu như chưa được quản lý... Một số địa phương chỉ trông chờ vào nguồn vắc xin do nhà nước hỗ trợ để tổ chức tiêm phòng mà chưa hướng dẫn người chăn nuôi tự mua vắc xin tiêm phòng cho đàn gia súc của gia đình.

Công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm chưa được một số địa phương

thực hiện tốt.

Một trong những yếu tố dẫn đến dịch bệnh trên địa bàn tỉnh là do thực trạng chăn nuôi còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Hầu hết, hình thức chăn nuôi chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ trong các hộ dân, diện tích đất chật hẹp nên chuồng trại các hộ chăn nuôi hầu như chưa thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại và các quy định về chăn nuôi. Phân gia súc, gia cầm không được xử lý triệt để, một số nơi còn để chảy ra đường, gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho vi rút trú ẩn. Tỷ lệ gia súc, gia cầm mang trùng cao thường xuyên bài thải mầm bệnh ra môi trường. Nhận thức về chăn nuôi và thực hiện các chủ trương chính sách về phòng, tránh dịch bệnh của người dân còn thấp.

Hiện nay, công tác tái đàn gia súc, gia cầm để phục vụ nhu cầu thực phẩm trong dịp tết Nguyên Đán đang gia tăng. Tuy nhiên, việc quản lý, kiểm dịch nguồn giống nhập vào đối với các địa phương đang là vấn đề nan giải. Các hộ chăn nuôi khi nhập đàn về thường rất ít báo cáo với chính quyền địa phương, dẫn đến địa phương có muốn quản lý cũng rất khó. Ông Chu Văn Phấn - Phó chủ tịch UBND xã Quỳnh Giang (Quỳnh Lưu), địa phương thường xảy ra dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, cho rằng: “Hầu hết người dân trong xã nhà nào cũng chăn nuôi, nhất là gia cầm, nhà ít thì vài chục con, nhà nhiều thì đến vài ngàn con. Với số lượng giao động từ 10.000 - 13.000 con thì chúng tôi rất khó kiểm soát được”.

Một khó khăn lớn mà hiện nay ngành Thú y đang gặp phải chính là công tác quản lý giết mổ gia súc và kiểm tra vệ sinh thú y. Hiện toàn tỉnh có 63 cơ sở giết mổ gia súc tập trung, nhưng chỉ có khoảng được một nửa là hoạt động có hiệu quả. Còn các cơ sở khác thì hoạt động phập phù, khó quản lý. Phần lớn các cơ sở giết mổ gia súc tập trung đang hoạt động chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y thiết yếu như: chưa có hố khử trùng tiêu độc tại cổng ra vào; việc giết mổ chưa chia ra khu sạch, khu bẩn; hệ thống xử lý chất thải đã xuống cấp, không có hiệu quả... Đặc biệt, còn tồn tại 2.350 hộ giết mổ nhỏ lẻ, phân tán trên các địa phương trong tỉnh mà chính quyền tại những nơi này không quản lý được. Đây là một lỗ hổng rất lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh. Những tồn tại, hạn chế trên là “lực cản” rất lớn dẫn đến hiệu quả của công tác phòng, tránh dịch bệnh chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Ông Đặng Văn Minh - Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết: Trước tình hình đó, Chi cục Thú y đang có ý tưởng là sẽ xin ý kiến của Sở NN&PTNT định hướng cùng phòng chăn nuôi ban hành một số quy định xã hội hóa công tác quản lý chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Chi cục đang phối hợp với chính quyền các huyện xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia trại, trang trại có sự quản lý của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, người chăn nuôi cần chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi bằng cách cho ăn đầy đủ, nguồn nước luôn được đảm bảo. Hệ thống chuồng trại cần xây dựng trên những nền đất cao, được che chắn cẩn thận và thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi.

Phạm Bằng

tin mới

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

(Baonghean.vn) -Thực hiện Kế hoạch mở đợt kiểm tra cao điểm về hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là IUU), chiều 28/3, đoàn công tác Ban chỉ đạo IUU của tỉnh tiến hành kiểm tra tại địa bàn Quỳnh Lưu và TX. Hoàng Mai.

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.