Chuyện đầy nước mắt của cô gái vàng Para games Việt Nam
Chị khóc. Nước mắt của một người phụ nữ đã chịu quá nhiều bất hạnh và của một vận động viên khuyết tật từng thách thức các đối thủ ở 9 kì Asian Para games để lên ngôi “vua”. Giờ đây, ngồi trước mặt tôi, Nguyễn Thị Cao Nguyên không cầm nổi nước mắt khi phải giã từ sự nghiệp thể thao của mình mà theo chị chỉ vì... “chiếc xe đua”.
Chị khóc. Nước mắt của một người phụ nữ đã chịu quá nhiều bất hạnh và của một vận động viên khuyết tật từng thách thức các đối thủ ở 9 kì Asian
Nỗ lực phi thường của cô gái vàng Nguyễn Thị Cao Nguyên
“Chồi non không mọc thẳng”
Chị bước ra từ ống kính của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và mọi người bắt đầu chú ý đến chị từ đó. Bóng chị liêu xiêu in hình chiếc nạng gỗ trên con đường nhỏ dẫn vào chợ hoa Hồ Thị Kỉ (Q.10, TP. HCM). Tôi đi theo cái bóng khấp khiểng ấy, chợt xót xa cho một tài năng hiếm có của làng thể thao dành cho người khuyết tật Việt
Không may mắn như những đứa trẻ khác, năm lên 4 tuổi, chỉ một đêm sau cơn sốt ác tính, Cao Nguyên đã vĩnh viễn không thể đi lại được. Hai chân chị teo lại, rúm ró vào nhau. Ở cái tuổi đó, chị chưa thể nhận thức được sự bất hạnh đang đè nặng lên thân thể mình nhưng càng lớn khi đến trường, Cao Nguyên mới cảm nhận dần sự khó khăn, gian khổ trong việc đi lại. Chị bắt đầu làm quen với chiếc nạng gỗ cùng những bước đi liêu xiêu trước gió trên con đường đến trường. Gia đình chuyển chỗ ở nhiều nơi, mãi năm 10 tuổi, chị mới ổn định việc học ở một ngôi trường trong Thành phố. Cao Nguyên học chung với những học sinh bình thường nhưng chị có phần thiệt thòi hơn khi mỗi ngày phải nhìn chúng bạn chơi nhảy tung tăng, Cao Nguyên lặng lẽ ngồi ở ghế đá sân trường, ánh mắt chị nhìn xa xăm, vô vọng về tương lai. Học hết lớp 10, chị phải dừng lại vì lý do sức khỏe. Cao Nguyên bắt đầu lăn vào đời, chị làm đủ thứ nghề để góp một phần duy trì “nồi cơm” gia đình. Trong không gian bó hẹp của căn phòng rộng không đầy 20m2, Cao Nguyên cặm cụi ngồi may vá, thêu thùa ngày này qua tháng nọ như để quên đi cái thế giới tấp nập, nhộn nhịp bên ngoài. Chị tưởng như an phận với số phận đã định dành cho một cô gái khuyết tật nhưng năm 2001, một sự tình cờ đã đưa cô thợ may bước vào làng thể thao không tưởng đối với bản thân.
Cô gái vàng và nỗi niềm bên chiếc xe lăn
Hai từ “thể thao” đối với Cao Nguyên hẳn còn quá bỡ ngỡ bởi từ trước tới giờ, chị chỉ quanh quẩn ở nhà làm các công việc nội trợ. Cao Nguyên được biên chế vào Câu lạc bộ thể dục thể thao dành cho người khuyết tật Q. Tân Bình TP.HCM. Mới đầu, chị tập luyện với suy nghĩ cho vui, cho khỏe vì mình là người khiếm khuyết thì thi đấu làm sao được. Càng tập, chị càng thấy thú vị vì thấy người ngày một khỏe ra, tinh thần minh mẫn, phấn chấn.
Lần đầu tiên, Cao Nguyên được ra một thế giới bên ngoài đầy mới mẻ. Chị được tiếp xúc, được trò chuyện và được cảm thông từ những người cùng cảnh ngộ. Chiếc xe lăn cũng từ đó mà trở nên thân thuộc, gần gũi và thiết thực hơn với cuộc sống của chị. Tại đây, niềm vui của chị càng được nhân lên khi có người bạn trai cùng chia sẻ những buồn vui khi tập. Các HLV sớm phát hiện ra khả năng tiềm ẩn của Cao Nguyên, chị được chú ý nhiều hơn và chăm chút nhiều hơn. Năm đầu tiên, Cao Nguyên đánh liều đăng kí dự thi thể thao dành cho người khuyết tật cấp Quốc gia và chị đã xuất sắc giành HCB. Thành tích mà chính bản thân Nguyên cũng không ngờ tới đã tạo cho chị một tinh thần vững tin, hăng say với thể thao. Cuộc sống vẫn bộn bề lo toan, khó khăn vẫn chưa vơi thì cùng lúc Nguyên lại phải bớt xén thời gian của mình cho việc tập luyện. Mỗi ngày, chị tranh thủ dậy sớm làm việc nhằm kéo ngắn thời gian để mỗi chiều tham gia tập huấn. Trên chiếc xe lăn, những vòng xe không ngừng chuyển bánh thể hiện quyết tâm sắt đá của cô gái bất hạnh. Cái khó trong việc tập luyện của người khuyết tật là Nguyên phải dồn sức lực vào hai cánh tay bởi hai chân đã hoàn toàn bại liệt.
Những tháng ngày được mang màu cờ sắc áo của VĐV là những tháng ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời Cao Nguyên. Hạnh phúc không chỉ vì những tấm huy chương vàng mà hạnh phúc còn bởi tình yêu chị đã tìm thấy ngay trong sân tập. Kết quả của mối tình ấy là hạnh phúc gia đình và một bé trai bụ bẫm, khỏe mạnh. Điều đó càng là nguồn động viên tinh thần to lớn cho chị giành được những giải thưởng cao trong các kì thi. Liên tiếp những kì
9 kì thế vận hội liên tiếp, Cao Nguyên chưa một lần nếm mùi thất bại, thế nhưng sự nghiệp thể thao không phải màu vàng như những tấm huy chương chị giành được. Chị ngậm ngùi nói lời chia tay đường đua mà theo chị chỉ vì chiếc xe lăn. Cao Nguyên cho biết, điều quan trọng nhất của môn đua xe lăn là thể lực sau đó đến “con xe”. Thể lực chị vẫn còn nhưng chiếc xe thì có vấn đề. Mỗi lần ra tập luyện, mặc dù chị dùng hết sức của mình nhưng chiếc xe thì cứ ì ra. “Chỉ có tôi mới biết điều đó, chiếc xe đóng vai trò quyết định cho dù thể lực của tôi có phong độ ở cấp nào đi chăng nữa cũng đành bất lực”, Cao Nguyên trầm tư. Khi tôi hỏi, vậy chị quyết định từ bỏ đường đua? Cao Nguyên bật khóc, hai vai chị run lên để cố ngăn tiếng nấc bật ra. Chị bảo rằng, chị vẫn còn yêu mãnh liệt đường đua nhưng may mắn đã không mỉm cười giống như số phận của chị. Hạnh phúc riêng tư của chị cũng chẳng đi đến cùng. Năm 2007, họ li hôn, chỉ còn mình chị trên con đường đơn độc đầy nước mắt. Sau những tháng tập luyện quên mình vì tình yêu thể thao, giờ đây, Cao Nguyên lại quay trở về với công việc của một người lao động khuyết tật.
Chiến thắng bằng “trái tim Việt
Tập luyện liên tục các buổi tối trong tuần, mệt nhoài và đuối sức nhưng cứ nghĩ đến những vinh quang ở phía trước Cao Nguyên lại thấy khỏe lại. Chị tâm sự: “Hai bàn tay rớm máu, trầy xước mà khi về nhà mới thấy đau rát. Trong lúc tập, tôi thường nghĩ đến chiến thắng và vinh quang nên mọi vất vả, khó khăn đối với tôi không hề chi”. Kì Para games năm thứ hai Cao Nguyên bước vào nghiệp đấu, chị là đại diện Việt Nam đi dự Para games khu vực Đông Nam Á. Đối thủ của chị là những VĐV từng nổi lên như cồn ở quốc gia họ, thậm chí các kì Para games trước. Cao Nguyên thấy hơi lo nhưng được các HLV động viên hãy cứ tự tin vào khả năng của bản thân chiến đấu bằng một trái tim Việt
Nước mắt của hạnh phúc Kỉ niệm nhớ nhất đối với chị là năm 2008, Ban tổ chức thay đổi nội dung thi đấu ở phút chót. Điều này đã gây bất ngờ cho các vận động viên vì không nằm trong chương trình tập luyện của họ. Từ cự ly 5000m rút ngắn xuống còn 400m quả thật quá bất ngờ đối với Cao Nguyên và cả ban huấn luyện. Sự lúng túng chỉ diễn ra trong tích tắc, Cao Nguyên phải sẵn sàng vào đường đua. Chị kể: “Tôi sẵn sàng mà trong lòng lo lắng, hồi hộp trong đầu cứ suy nghĩ liệu mình có làm được không? Ở 200m đầu tiên, tôi thụt lùi tận cuối cùng để giữ sức, Ban huấn luyện hết sức lo lắng, nghĩ chắc tôi không còn khả năng giành huy chương rồi. 200m cuối cùng, tôi lấy hết sức, dồn xuống đôi tay đẩy bánh xe lao thật nhanh về phía trước. Vượt qua từng VĐV, tôi đuổi kịp người đang dẫn đầu và chỉ trong khoảnh khắc, tôi rướn hết mình, lao xe cán đích đầu tiên. HLV chạy nhào xuống sân ôm tôi la thật lớn. Quả thật những giây phút đó, hạnh phúc không gì bằng, tôi chỉ biết khóc”. |
Theo Nguoiduatin - NT