Chuyển đổi đất, mở hướng sản xuất

(Baonghean) - Thực hiện Chỉ thị 08 CT/TU của Tỉnh ủy về chuyển đổi ruộng đất, chỉ trong thời gian ngắn, phường Quỳnh Xuân (TX. Hoàng Mai) tích cực vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất thành công, mở hướng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Khối 8, phường Quỳnh Xuân (TX. Hoàng Mai) có 126 hộ với 586 nhân khẩu được nhận đất sản xuất với tổng diện tích 24 ha. Trước đây, khi chưa thực hiện chuyển đổi đất, mỗi hộ có từ 4 đến 6 mảnh ruộng nằm rải rác ở nhiều xứ đồng khác nhau, gây khó khăn trong canh tác, chăm sóc nên năng suất cây trồng không cao. Chính vì vậy, ngay khi có chủ trương của phường về thực hiện chuyển đổi ruộng đất, 100% hộ dân trong khối đồng tình nhất trí. Đến nay, sau khi hoàn thành việc chuyển đổi, ruộng của mỗi hộ đã được quy về 1 thửa. Riêng chỉ có 1 hộ là 2 thửa do thiếu đất của thửa số 1. Ông Hồ Sỹ Vinh ở khối 8 cho biết: “Khi có chủ trương dồn ruộng đất, gia đình tôi nhận thấy có đủ điều kiện để xây dựng mô hình kinh tế trang trại nên đã xung phong nhận 1 thửa tại vùng ao đình - nơi sâu trũng nhất để cải tạo thành mô hình cá - lúa kết hợp chăn nuôi. Chuyển đổi sang mô hình này, gia đình tôi vừa chủ động được lương thực lại có thể phát triển kinh tế từ chăn nuôi gà, vịt để có thêm thu nhập...”.
Người dân phường Quỳnh Xuân (TX. Hoàng Mai) đưa cơ giới  cải tạo đồng ruộng.
Người dân phường Quỳnh Xuân (TX. Hoàng Mai) đưa cơ giới cải tạo đồng ruộng.
Nói về quá trình dồn điền, đổi thửa trên địa bàn, ông Lê Hữu Ân - Khối trưởng khối 8, phường Quỳnh Xuân cho biết: “Để có được kết quả chuyển đổi đất thành công, Ban Cán sự khối cũng đã họp bàn nhiều lần và trưng cầu ý kiến nhân dân. Khi được người dân đồng tình cao, việc dồn, chia đất diễn ra nhanh chóng và hầu hết các hộ phấn khởi khi sản xuất tập trung trên một diện tích, không phải di chuyển nhiều như trước. Việc chăm sóc cây trồng thuận lợi hơn...”.
Toàn phường Quỳnh Xuân có tổng diện tích sản xuất nông nghiệp là 442 ha, phân bố tại 16 khối. Khi tiến hành chia đất, người dân các khối đồng tình cao và cùng bắt tay vào cải tạo đồng ruộng, san mặt bằng, tiến hành canh tác. Ngoài kinh phí đóng góp cho việc chỉnh trang đồng ruộng chung của phường là 200 nghìn đồng/khẩu, các hộ dân tự nguyện bỏ ra kinh phí khoảng từ 2 đến 4 triệu đồng để thuê máy xúc, máy ủi cải tạo ruộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi để đưa máy cày, máy cấy vào sản xuất. Ông Hồ Bá Huy ở khối 5 chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi có 2.500m2 đất nông nghiệp được chia thành 5 thửa ruộng, bây giờ chủ trương chia đổi đất nên chỉ còn 1 thửa lớn, thuận lợi để đưa máy móc về cải tạo đồng ruộng phát triển sản xuất, giảm các chi phí đi lại, công sức chăm bón. Sau khi nhận đất, gia đình tôi thuê máy móc chỉnh sửa đồng ruộng, bắt tay vào sản xuất vụ đông. Hiện nay, khoai lang và các loại rau, đậu bắt đầu cho thu hoạch, còn diện tích ngô đang phát triển tốt...”.
Nét mới trong chuyển đổi đất lần 2 tại phường Quỳnh Xuân đó là nhân dân được đóng góp ý kiến của mình vào đề án chuyển đổi đất của khối. Những hộ muốn chuyên canh cây nguyên liệu và cây hoa màu thì xung phong nhận đất thuộc vùng cao cưỡng. Còn hộ nào muốn thực hiện mô hình cá - lúa, trang trại gia cầm thì nhận vùng đất sâu trũng. Nhờ đó chỉ sau gần 1 tháng triển khai, phường hoàn thành công tác chuyển đổi đất. Toàn phường có 9.273/14.000 người được nhận đất theo mốc năm 1993. Trong đó có khoảng 40% hộ bình quân 1 thửa, 35% nhận 2 thửa, còn lại là nhân dân chủ động nhận đất vùng sâu trũng, đất đồi… để xây dựng mô hình kinh tế gia trại tổng hợp. Sau chuyển đổi lần này, người dân trong phường góp sức nâng cấp 100% tuyến đường nội đồng, với độ cao nâng từ 4m lên 6m. Ngoài ra, nhân dân địa phương đã tự nguyện đóng góp 2,7 tỷ đồng để cải tạo ruộng đất. Ông Vũ Văn Từ - Chủ tịch UBND phường Quỳnh Xuân, cho biết: “Để tăng hiệu quả kinh tế cây trồng trên đơn vị diện tích sau chuyển đổi, phường Quỳnh Xuân cũng đã ban hành phương án, kế hoạch sản xuất theo từng mùa vụ cho phù hợp. Phường cũng dự kiến sẽ xây dựng 2 đến 3 cánh đồng mẫu lớn chuyên canh lúa hàng hóa để ứng dụng máy cày, máy cấy, máy thu hoạch vào sản xuất. Đồng thời tiến hành quy hoạch vùng rau màu tập trung cho thu nhập 70 triệu đồng/ha, giúp nông dân vươn lên làm giàu...”.
Bài ảnh: Như Thủy (Đài Quỳnh Lưu)

tin mới

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.