Chuyện 'ít biết' về một đối tác chiến lược của VN

Thật ấn tượng từ nhiều năm nay Anh đã vượt lên trở thành thị trường nhập siêu hàng hóa Việt Nam lớn nhất trong EU!

Hai ngày cuối tháng trước, Thủ tướng Vương quốc Anh và Bắc Ireland David Cameron (từ đây gọi là VQ Anh) đã có chuyến thăm Việt Nam. Đây là lần đầu tiên ông Cameron thăm chính thức Việt Nam, cũng là lần đầu tiên một Thủ tướng Anh thăm chính thức VN.

Trong chuyến thăm, Thủ tướng Anh đã đề nghị cung cấp khoản tín dụng xuất khẩu trị giá 500 triệu bảng để thực hiện các dự án hạ tầng tại Việt Nam. Cùng với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, ông Cameron cam kết tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong một loạt lĩnh vực khác nhau.

Thủ
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Cameron thăm chính thức VN, cũng là lần đầu tiên một Thủ tướng Anh thăm chính thức VN. Ảnh: Reuters

 Đối tác chiến lược với VN trước cả Pháp và Đức

Vương quốc Anh và Bắc Ireland, tuy không phải là cường quốc về dân số và diện tích lãnh thổ của EU (đứng thứ 3 trong EU sau CHLB Đức và CH Pháp), nhưng từ nhiều năm nay lại là bạn hàng thứ 2 (sau Đức) và đối tác thứ 3 về đầu tư vào Việt Nam (sau Hà Lan và CH Pháp) trong khối này. 

Trong tiềm thức của nhiều người Việt Nam, Vương quốc Anh và Bắc Ireland có một cái gì đó không mấy gần gũi như với CH Pháp hay CHLB Đức. Cũng dễ hiểu, người Pháp có mặt ở Việt Nam từ khá sớm (cuối thế kỷ 19). Còn với nước Đức, có một thời (những năm 1970, 1980) đã có hàng chục nghìn người Việt sang CH Dân chủ Đức lao động và học nghề. Sau khi nước Đức thống nhất (tháng 10/1990) cho đến nay còn có khoảng 120 nghìn người Việt vẫn đang sinh sống và lập nghiệp ở quốc gia đông dân nhất châu Âu này.

Tuy nhiên, trong thực tế mối bang giao quốc tế chính thức giữa hai quốc gia thì VQ Anh thiết lập quan hệ cấp đại sứ với Việt Nam (11/9/1973) chỉ sau CH Pháp vài tháng và sớm hơn CHLB Đức những 2 năm! Sau này khi quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam phát triển ở tầm cao mới thì chính VQ Anh là nước đi đầu trong EU có bước đột phá quan hệ đối tác với Việt Nam.

Trên cơ sở Tuyên bố “Quan hệ đối tác vì sự phát triển’’ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Gordon Brown ký tại London tháng 3/2008 nhân dịp hai nước chuẩn bị kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, tháng 9/2010 hai Chính phủ đã ký Tuyên bố chung chính thức nâng cấp quan hệ Việt Nam - Anh thành Đối tác chiến lược với 7 lĩnh vực hợp tác là: Chính trị, ngoại giao; Các vấn đề toàn cầu và khu vực; Thương mại và đầu tư; Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội bền vững; Giáo dục - đào tạo; An ninh quốc phòng; Giao lưu nhân dân.

Như vậy, Anh trở thành đối tác chiến lược với Việt Nam còn trước cả CHLB Đức (năm 2011) năm và CH Pháp 3 năm (năm 2013)!

Thị trường xuất siêu lớn nhất EU của Việt Nam

Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân sinh động để lý giải: Vì sao không phải là quốc gia đứng nhất, nhì về dân số cũng như diện tích lãnh thổ thuộc EU, nhưng Anh lại là bạn hàng thứ 2 và đối tác đầu tư thứ 3 của Việt Nam? Và, thật ấn tượng từ nhiều năm nay Anh đã vượt lên trở thành thị trường nhập siêu hàng hóa Việt Nam lớn nhất trong EU!

Như đã nói, VQ Anh thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam khá sớm. Tuy nhiên sự khởi đầu trong hợp tác, phát triển với Việt Nam lại khá chậm chạp, khiêm tốn và chỉ thực sự chuyển động bắt đầu vào những năm cuối thập niên 90 thế kỷ trước. Thế rồi mối quan hệ đó được bứt tốc và đi vào thực chất, nhất là về trao đổi thương mại từ những năm giữa thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 này.

Tự những con số sau đây nói lên điều đó: Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu sang Anh mới chỉ 1,179 tỷ USD, nhập khẩu từ Anh là 201,3 triệu USD. Năm năm sau (2010) là: 1,682 tỷ USD/511 triệu USD. Tương tự, năm 2011 là: 2,389 tỷ USD/465 triệu USD; năm 2012 là: 3,033 tỷ USD/542 triệu USD, và năm 2014 là 3,95 tỷ USD/544 triệu USD.

Như vậy, từ năm 2006 đến 2014 hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Anh chỉ du di ở mức 450 - 550 triệu USD/ năm, còn lại là Việt Nam xuất siêu và liên tục tăng. Kim ngạch hàng hóa Anh nhập khẩu từ Việt Nam nhiều nhất là: Sản phẩm dệt may, giày dép, máy tính và linh kiện máy tính, đồ gỗ nội thất, chè, cà phê, gạo, thủy sản, cao su... trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Anh: Hàng gia công chế biến và thiết bị công nghiệp, hóa chất, thiết bị viễn thông, thuốc lá...   

Thị trường tiềm năng và cởi mở

Vì sao Anh là thị trường xuất siêu lớn nhất EU của Việt Nam? Hẳn cơ quan chức năng quản lý nhà nước (Bộ Công Thương), các nhà quản lý kinh tế, chuyên gia hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế đã có những giải mã về “hiện tượng’’ thị trường Anh. Người viết bài có một vài cảm nhận như sau:

Một là, kinh tế Anh là nền kinh tế thị trường TBCN, chủ yếu dựa vào khu vực kinh tế tư nhân (chiếm 80% sản lượng xã hội và lao động). Từ lâu, Anh đi đầu các nước phương Tây trong việc tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước. Anh nổi bật trong các nền kinh tế toàn cầu hóa và lớn thứ 7 thế giới (thứ 2 EU, sau CHLB Đức), với GDP đầu người năm 2014 đạt 35.900 USD/người.

Hai là, thương mại của Anh đứng thứ 6 thế giới (sau Mỹ, Đức, Trung Quốc, Pháp và Nhật Bản). Năm 2014, xuất khẩu hàng hóa của Anh, nếu tính cả dịch vụ đạt khoảng 750 tỷ USD và nhập khẩu đạt khoảng 790 tỷ USD. Cũng năm 2014, tổng giá trị bán lẻ của đảo quốc sương mù đạt gần 550 tỷ USD.

Ba là, chính sách thương mại của Anh khá cởi mở, không theo chủ nghĩa bảo hộ. Chính vì vậy trong nhiều tranh chấp, các vụ kiện bán phá giá, hải sản nhiễm kháng thể, vấn đề GSP, giày mũ da... giữa EU với Việt Nam, Anh thường có lập trường ủng hộ Việt Nam như từng nhiệt thành ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Quy chế thị trường. Cũng như vậy, từ nhiều năm nay chính phủ Anh đánh giá Việt Nam là thị trường có triển vọng cao ở khu vực ASEAN và đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và tăng cường quan hệ giao thương...

Tóm lại, trong quan hệ, trao đổi thương mại, có thể nói Vương quốc Anh là thị trường hàng hóa và dịch vụ không chỉ tiềm năng mà còn khá cởi mở với Việt Nam.

Đây là một trong những nguyên nhân và lợi thế quan trọng mà các cơ quan chức năng liên quan, nhất là cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm và khai thác tối đa. Nguyên nhân và lợi thế này sẽ còn rộng mở hơn và đem lại nhiều cơ hội hơn cho cả DN Việt Nam và VQ Anh sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng David Cameron, cũng như khi EVFTA giữa EU và Việt Nam được ký kết trong tương lai gần.

(Theo VNN)

tin mới

Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga - Ukraine: 6 tháng, 6 vấn đề

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga - Ukraine: 6 tháng, 6 vấn đề

(Baonghean.vn) - Đến ngày 24/8/2022, “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine đã tròn 6 tháng (182 ngày). Nhìn lại 6 tháng, Thiếu tướng Lê Văn Cương nêu 6 vấn đề để trao đổi: 1) Nguồn gốc của cuộc chiến Nga - Ukraine; 2) Hai giai đoạn của cuộc chiến Nga - Ukraine; 3) Bất cập và tổn thất của Nga; 4) Ai được lợi trong cuộc chiến này; 5) Vấn đề Crimea và việc sử dụng bom nguyên tử; 6) Cuộc chiến này sẽ kết thúc thế nào? Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Xứ sương mù: Khủng hoảng và thiếu hành động

Xứ sương mù: Khủng hoảng và thiếu hành động

(Baonghean.vn) -  Vương quốc Anh đang phải trải qua một mùa Hè khổ sở khi ngành y tế rơi vào khủng hoảng, lạm phát tăng cao, thiếu nước sạch và các cuộc đình công khiến nhiều tuyến tàu ngừng hoạt động. Trong khi đó, người ta lại ít thấy xuất hiện bóng dáng của chính phủ…
Căng thẳng Mỹ - Trung ảnh hưởng tới tiến triển của vấn đề khí hậu toàn cầu

Căng thẳng Mỹ - Trung ảnh hưởng tới tiến triển của vấn đề khí hậu toàn cầu

(Baonghean.vn) - Việc Trung Quốc quyết định ngừng các cuộc đàm phán song phương với Mỹ về biến đổi khí hậu đã đặt ra nhiều hoài nghi rằng, liệu thế giới có thể gom góp đủ khát vọng để kịp thời giải quyết sự nóng lên toàn cầu, tránh xảy ra những tác động tồi tệ nhất hay chăng…
Hy vọng từ thỏa thuận đột phá giữa Nga-Ukraine

Hy vọng từ thỏa thuận đột phá giữa Nga-Ukraine

(Baonghean.vn) -  Hôm 22/7, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết, Ukraine và Nga đã nhất trí với thỏa thuận cho phép nối lại xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine ở Biển Đen. Đây được xem là bước đột phá ngoại giao lớn nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang diễn ra.
Tan vỡ những giấc mộng đổi đời

Tan vỡ những giấc mộng đổi đời

(Baonghean.vn) -  Vụ việc hơn 50 người di cư thiệt mạng trong chiếc xe đầu kéo bị bỏ lại trên một con đường hẻo lánh ở phía Tây Nam San Antonio, bang Texas đầu tuần này có thể xem là thảm kịch kinh hoàng nhất trong nhiều chục năm qua liên quan đến vấn đề di cư dọc biên giới Mỹ-Mexico. Các nạn nhân xấu số tuy xuất thân từ những gia đình, hoàn cảnh khác nhau, nhưng có điểm chung là đều muốn mưu cầu cuộc sống tốt đẹp hơn, dù cái giá phải trả lại quá đắt…
Không mong đàm phán, Triều Tiên muốn gì?

Không mong đàm phán, Triều Tiên muốn gì?

(Baonghean.vn) - Trong khi cả thế giới đổ dồn sự chú ý vào chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine thì ngày hôm nay (27/2) Triều Tiên lại tiến hành vụ thử tên lửa lần thứ 8 trong năm nay sau gần 1 tháng gián đoạn. Trước đây, các vụ thử tên lửa liên tiếp của Triều Tiên thường được cho là nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, tạo đòn bẩy cho các cuộc đàm phán với Mỹ và Hàn Quốc. Nhưng lý giải đó dường như không còn phù hợp với mục đích của Triều Tiên trong năm 2022 này, khi cơ hội tiến tới đàm phán của các bên liên quan trong thời gian trước mắt gần như là không có.
Cờ Liên Xô được hạ xuống và cờ Nga được kéo lên tại Moskva, đánh dấu chuyển sang một giai đoạn mới. Ảnh: EPA

Thế giới 30 năm hậu Liên Xô

(Baonghean.vn) - Tháng 12/1991, Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) chính thức tan rã, trở thành một dấu mốc đáng nhớ trong dòng chảy lịch sử thế giới. Đã có nhiều phân tích, bình luận xoay quanh sự kiện được đánh giá là “thảm kịch địa chính trị lớn nhất thế kỷ XX”.
tâm điểm thế giới 2021

Những sự kiện quốc tế nổi bật năm 2021

(Baonghean.vn) - Có thể tạm đánh giá rằng, năm 2021 thế giới đỡ rối ren, hỗn độn hơn so với “năm tồi tệ nhất” từ trước tới nay là năm 2020. Tuy vậy, cũng thật khó để có thể đưa ra những bình luận “có cánh” cho 12 tháng vừa qua.
Ảnh minh họa: Getty

Nga có cần lo lắng về liên minh AUKUS?

(Baonghean.vn) - Những quyết định được NATO đưa ra có thể chẳng mấy dễ chịu đối với Moskva, nhưng nhìn chung, chúng lại có tính nhất quán và có thể dự đoán được. Trong khi đó, nhận xét này lại không đúng khi nói về những cấu trúc chẳng hạn như AUKUS.
Thế giới nói gì về kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch?

Thế giới nói gì về kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch?

(Baonghean.vn) - Đại dịch Covid-19 diễn ra ở cấp độ toàn cầu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, truyền thông thế giới vẫn lạc quan rằng, nếu biết tận dụng những lợi thế riêng biệt, nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua những thách thức mà đại dịch đặt ra, trở thành điểm đến của nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Chính trường Đức sắp xuất hiện địa chấn?

Chính trường Đức sắp xuất hiện 'địa chấn'?

(Baonghean.vn) - Tại Liên bang Đức, những cuộc bầu cử cấp bang đầu tiên trong năm nay đã cho thấy khả năng sẽ xuất hiện những thay đổi mang tính địa chấn đối với sân khấu chính trị nơi đây. Nhiều câu hỏi bắt đầu nảy sinh: Liệu hồi kết cho nhiệm kỳ Thủ tướng của bà Angela Merkel cũng đánh dấu sự thoái trào của đảng CDU? Phải chăng nước Đức sắp sửa xem đảng Xanh theo đường hướng trung dung là ngôi sao dẫn đường mới?
Nữ Thủ tướng trẻ nhất thế giới

Nữ Thủ tướng trẻ nhất thế giới: Thế hệ lãnh đạo định hình tương lai

(Baonghean.vn) - Nữ Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin vừa có tên trong danh sách “100 Next” của tạp chí Time, một chỉ số được công bố hàng năm về “những nhà lãnh đạo mới nổi giúp định hình tương lai”. Nữ Thủ tướng trẻ nhất thế giới này là minh chứng rõ nhất cho luận điểm “khả năng lãnh đạo không phụ thuộc vào tuổi tác”.
Tăng chi tiêu ngân sách quốc phòng: An ninh châu Á đang bất ổn?

'Sóng ngầm' chạy đua vũ trang: An ninh châu Á đang bất ổn?

(Baonghean.vn) - Tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 vẫn không dập tắt cuộc chạy đua vũ trang nhằm cạnh tranh chiến lược ở nhiều nước châu Á. Biểu hiện rõ nét nhất là biểu đồ ngân sách quốc phòng không ngừng tăng lên ở Trung Quốc, Nhật Bản, Australia... Điều này có phải dấu hiệu cho thấy môi trường an ninh đang trở nên xấu đi?
Những căng thẳng khó hạ nhiệt

Mỹ áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt quan chức Nga; Anh - EU xuất hiện mâu thuẫn mới

(Baonghean.vn) - Chính quyền Tổng thống Biden tuần qua đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức và thực thể của Nga nhằm đáp trả vụ đầu độc và bỏ tù nhà lãnh đạo đối lập Alexei Navalny. Quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và Anh lại xuất hiện mâu thuẫn mới, sau khi Anh thông báo gia hạn tạm hoãn kiểm tra hải quan với những thực phẩm tới vùng lãnh thổ Bắc Ireland, động thái mà EU cho là đe dọa phá vỡ các điều khoản của thỏa thuận Brexit.
Cecilia Rouse - trợ thủ kinh tế đắc lực của Tổng thống Biden

Cecilia Rouse - trợ thủ kinh tế đắc lực của Tổng thống Biden

(Baonghean.vn) - Sau khi được Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua mới đây, bà Cecilia Rouse đã chính thức trở thành Chủ tịch da màu đầu tiên và là người phụ nữ thứ 4 giữ vai trò lãnh đạo Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng (CEA), kể từ khi cơ quan này được thành lập vào năm 1946. Quyết định lịch sử này tiếp tục hiện thực hóa cam kết và lời hứa của Tổng thống Joe Biden với phụ nữ và người da màu trong chiến dịch tranh cử của mình; đồng thời cũng gợi mở các chính sách về kinh tế của nước Mỹ thời gian tới.
Giải mã đòn phối hợp trừng phạt của Mỹ, EU nhằm vào Nga

Giải mã đòn phối hợp trừng phạt của Mỹ, EU nhằm vào Nga

(Baonghean.vn) - Mỹ cùng các đồng minh châu Âu vừa phối hợp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan tới vụ thủ lĩnh đối lập Nga Alexey Navalny bị bắt giữ, đồng thời cho rằng đây mới chỉ là bước khởi đầu cho một cuộc đánh giá lại toàn diện chính sách đối ngoại với Nga dưới thời Joe Biden. Tuy nhiên, theo giới quan sát, Mỹ tỏ ra cứng rắn nhưng sẽ chỉ “giơ cao đánh khẽ” nhằm “dằn mặt” Nga.