Chuyện khát và giải khát ở vùng "5 Nam"

11/06/2015 22:10

(Baonghean.vn) - Những ngày này, các xã phía hữu ngạn dòng Lam của Nam Đàn, còn gọi là vùng “5 Nam”, gồm: Nam Kim, Khánh Sơn, Nam Thượng, Nam Cường, Nam Trung đang gồng mình lên chống lại đại hạn. Dẫu quen được gọi là nơi “chưa nắng đã khô, chưa mưa đã lụt”, nhưng người dân nơi đây vẫn khó quen với cái nắng năm nay.

Chùm ảnh về chuyện khát và giải khát ở “vùng 5 Nam”.

Chị Đặng Thị Lộc, xóm 6 xã Khánh Sơn trồng 3 sào dưa Thái, chi phí hết 3 triệu đồng nhưng năm nay chỉ thu chưa được 500 nghìn. Năm trước, cũng diện tích này gia đình chị thu được 10 triệu đồng.
Chị Đặng Thị Lộc, xóm 6 xã Khánh Sơn trồng 3 sào dưa Thái, chi phí hết 3 triệu đồng nhưng năm nay chỉ thu chưa được 500 nghìn. Năm trước, cũng diện tích này gia đình chị thu được 10 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Tuấn và mẹ ở xóm 5 xã Khánh Sơn đang thu hái những quả ớt “chín sớm” trên bãi Trung.
Anh Nguyễn Văn Tuấn và mẹ ở xóm 5 xã Khánh Sơn đang thu hái những quả ớt “chín sớm” trên bãi Trung. Năm nay gia đình anh Tuấn chưa hề có thu nhập từ ớt vì ớt khô sớm ngay cả khi chưa chín, không có vị cay. Gia đình anh Tuấn thu hoạch chỉ để về làm tương để dùng trong gia đình.
Cánh đồng ngô bạt ngàn tại xã Khánh Sơn chỉ còn lại một màu vàng rực do nắng hạn.
Anh Nguyễn Lê Đồng, cán bộ nông nghiệp xã Khánh Sơn trên đồng Bến Phủ (thuộc đồng Bến Trung), nơi có 150 ha ngô bị cháy (tỷ lệ 100% thất thu).
Anh Nguyễn Lê Đồng, cán bộ nông nghiệp xã Khánh Sơn trên đồng Bến Phủ, nơi có 150 ha ngô bị cháy

Anh Nguyễn Lê Đồng, cán bộ nông nghiệp xã Khánh Sơn trên đồng Bến Phủ (thuộc đồng Bến Trung), nơi có 150 ha ngô bị cháy (tỷ lệ 100% thất thu).
Người dân các xóm ra đồng Bến Trung đành đưa cả cây ngô về làm chất đốt
Dù người lớn
Dù người lớn "tiếc đứt ruột" vì phải cắt ngô về sớm do nắng hạn, nhưng đây lại là nơi thú vị cho lũ trẻ vui vẻ thả diều.
Ông Nguyễn Văn Sâm, công nhân vận hành máy bơm ở Trạm bơm Nam Đông đang chạy hết công suất. Cứ có đủ mực nước là vận hành cả 8 máy bơm, mỗi máy công suất 1000 m3/giờ để bơm nước sinh hoạt và nước sản xuất cho lúa hè thu 3 xã Khánh Sơn, Nam Kim, Nam Trung. Từ ngày 1-9/6, nước sông Lam cạn trơ, có lúc cả 8 tổ máy đều không thể vận hành.
Ông Nguyễn Văn Sâm, công nhân vận hành máy bơm ở Trạm bơm Nam Đông cho biết: trạm đang chạy hết công suất. Cứ có đủ mực nước là vận hành cả 8 máy bơm, mỗi máy công suất 1000 m3/giờ để bơm nước sinh hoạt và nước sản xuất cho lúa hè thu 3 xã Khánh Sơn, Nam Kim, Nam Trung. Từ ngày 1-9/6, nước sông Lam cạn trơ, có lúc cả 8 tổ máy đều không thể vận hành.
Có được chút nước ít ỏi, màu xanh sẽ trở lại,
Màu xanh hiếm hoi trên những cánh đồng hè thu ở vùng 5 Nam. Trong ảnh là cánh đồng lúa ở xã Khánh Sơn, nơi gần trạm bơm Nam Đông, có nguồn nước thuận lợi nên còn duy trì được 340 ha trên chỉ tiêu 390 ha lúa hè thu theo kế hoạch.
Một bãi phù sa tươi tốt trước đây, nay dưới nắng hạn kéo dài thành nơi để chăn thả trâu bò.
Một bãi phù sa tươi tốt ở Nam Trung trước đây, nay dưới nắng hạn kéo dài thành nơi để chăn thả trâu bò.
Người dân Khánh Sơn “giải khát” bằng nguồn nước khoáng tự nhiên “trời cho” ở Công Quẹp. Từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, người dân đi mua nước ở dòng nước tự nhiên được kiểm định chất lượng cho phép dùng làm nước uống. Xã Khánh Sơn quy định cho chủ thầu bán cho dân trong xã Khánh Sơn mỗi hộ mỗi ngày được mua 2 can 10 lít, mỗi can giá 2 nghìn đồng. Hộ dân ở ngoài xã mỗi can 20 lít giá 5 nghìn đồng. Tuy nhiên, nếu bạn lại ngay tại chỗ 10 nghìn/ can vẫn “cháy” hàng.
Người dân Khánh Sơn “giải khát” bằng nguồn nước khoáng tự nhiên “trời cho” ở Khe Kẹp. Từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, người dân đi mua nước ở dòng nước tự nhiên được kiểm định chất lượng cho phép dùng làm nước uống. Xã Khánh Sơn quy định cho chủ thầu bán cho dân trong xã Khánh Sơn mỗi hộ mỗi ngày được mua 2 can 10 lít, mỗi can giá 2 nghìn đồng. Hộ dân ở ngoài xã mỗi can 20 lít giá 5 nghìn đồng. Tuy nhiên, nếu bán lại ngay tại chỗ 10 nghìn/ can vẫn “cháy” hàng.
Người dân Khánh Sơn “giải khát” bằng nguồn nước khoáng tự nhiên “trời cho” ở Công Quẹp. Từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, người dân đi mua nước ở dòng nước tự nhiên được kiểm định chất lượng cho phép dùng làm nước uống. Xã Khánh Sơn quy định cho chủ thầu bán cho dân trong xã Khánh Sơn mỗi hộ mỗi ngày được mua 2 can 10 lít, mỗi can giá 2 nghìn đồng. Hộ dân ở ngoài xã mỗi can 20 lít giá 5 nghìn đồng. Tuy nhiên, nếu bạn lại ngay tại chỗ 10 nghìn/ can vẫn “cháy” hàng.
Nguồn nước ở Khe Kẹp đã được cơ quan chức năng cho phép sử dụng, hộ ông Nguyễn Trọng Lịch được giao thầu giữ gìn an ninh và phụ vụ nước khoáng tự nhiên Khe Kẹp cho người dân, mỗi năm 120 triệu đồng.
Dòng nước mát lành được thiên nhiên ban tặng là nguồn năng lượng nuôi sống nhiều thế hệ người dân vùng
Em bé được bố đưa đến Khe Kẹp để tận hưởng dòng nước mát lành.


Cảnh Nam

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Chuyện khát và giải khát ở vùng "5 Nam"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO