Chuyện về người thương binh "tàn nhưng không phế"

(Baonghean) - Là thương binh, tay chân cử động khó khăn nhưng làm theo lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, ông Nguyễn Công Huyền, xóm 1, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn đã nỗ lực vươn lên trở thành thợ sửa điện tử có  tiếng của vùng, xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy 4 con học đại học…

Vốn là lính đặc công chiến đấu ở chiến  trường miền Đông Nam bộ, trong một lần đi trinh sát, ông Nguyễn Công Huyền bị phục kích, bị thương và bị đích bắt đưa về nhà tù Biên Hòa. Do bị thương vào đốt sống nên ông gần như bị liệt, cử động hết sức khó khăn. Năm 1973, ông được  trao trả và được đưa đi an dưỡng ở Hà Nam Ninh với tỷ lệ thương tật 91%. Sau đó, ông được chuyển về Đoàn 200 - Quân khu 4 và đến năm 1976 thì về Trại thương binh 4 Nghệ An. Tuy đi lại, hoạt động khó khăn nhưng lúc nào thương binh Nguyễn Công Huyền cũng lạc quan, vui vẻ, tin yêu vào cuộc sống.

Mỗi ngày ông đều kiên trì tập vận động để khỏi teo cơ và có thể tự làm mọi việc sinh hoạt cá nhân. Ông còn nhiệt tình  giúp đỡ, động viên các đồng chí thương binh  khác trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ vậy, ông nhận được sự cảm thông, chia sẻ của người con gái cùng xã, cũng là bộ đội Trường Sơn phục viên, thương binh 4/4 Nguyễn Thị Tân. Năm 1979, hai người nên vợ nên chồng trong sự mừng vui của họ hàng, làng xóm. Cả hai gia đình đều làm nông nghiệp, đông con (ông Huyền là con thứ sáu trong gia đình có 8 người con) không giúp được gì nhiều, vợ chồng ông phải nỗ lực để gây dựng cuộc sống từ hai bàn tay trắng. Bốn đứa con lần lượt ra đời, ngoài trợ cấp thương tật của chồng, vợ ông tất tả với 6 - 7 sào ruộng, nuôi con lợn, chăm đàn gà để nuôi con ăn học. 

Ông Nguyễn Công Huyền.
Ông Nguyễn Công Huyền.
Năm 1989, Nguyễn Công Huyền quyết định rời Trại thương binh 4 về nhà để phụ giúp vợ phát triển kinh tế gia đình với niềm tin “thương binh tàn nhưng không phế”. Ông  mày mò sửa chữa điện tử, bắt đầu từ những vật dụng gia đình như quạt, ti vi, máy bơm… Tuy tay chân cử động khó khăn, thao tác chậm, nhưng nhờ kiên trì, cẩn thận nên dần dần ông trở thành thợ sửa chữa điện tử có uy tín, có học trò đến theo học nghề và phụ giúp. Khách hàng của ông rất đông, thời kỳ đầu khi nghề sửa chữa điện tử chưa phát triển, không chỉ người dân trong xã, trong huyện mà còn có nhiều người dân Hưng Nguyên, Nghi Lộc cũng tìm đến ông nhờ sửa giúp. Ông được Bộ LĐ-TB&XH tặng bằng khen “đối tượng chính sách khắc phục khó khăn vươn lên đạt thành tích xuất sắc trong lao động và sản xuất”. 
Ý chí vượt khó của người cha cũng là tấm gương cho con cái vươn lên. 4 người con của ông đều học giỏi, chăm ngoan. Hai người  học Đại học Vinh giờ đang là giáo viên, một người học đại học chuyên ngành Ngoại ngữ ở Hà Nội giờ làm phiên dịch viên, còn cậu út mới tốt nghiệp Đại học Bách Khoa đang làm cho Công ty Sam Sung ở Hà Nội. Giờ đây, đã 70 tuổi, tay chân ngày một yếu, con cái trưởng thành, cuộc sống đi vào ổn định, ông chỉ nhận sửa giúp đồ điện tử hư hỏng cho người thân, bạn bè, bà con lối xóm quanh khu vực chợ Chùa (Nam Xuân). Người dân quí ông bởi đức tính “đã không nhận thì thôi, nhận rồi phải cố gắng sửa cho bằng được, đảm bảo có chất lượng”. Cuộc đời của thương binh nặng Nguyễn Công Huyền như một câu chuyện cổ tích có hậu bắt nguồn từ tinh thần lạc quan, nghị lực phi thường và ý chí vươn lên “tàn nhưng không phế” của người lính Cụ Hồ.
Bài, ảnh: Khánh Ly

tin mới

Những tấm gương thanh, thiếu niên 'sống tốt đời, đẹp đạo'

Những tấm gương thanh, thiếu niên 'sống tốt đời, đẹp đạo'

(Baonghean.vn) -Với khát khao cống hiến sức trẻ, tình nguyện góp phần xây dựng quê hương, thế hệ trẻ huyện Nghĩa Đàn đang ra sức thi đua lao động, sản xuất, học tập. Trong dòng chảy đó, có nhiều tấm gương thanh niên, thiếu niên công giáo nhiệt huyết trong các phong trào, hoạt động tại địa phương.

 Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường

Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường

(Baonghean.vn) - Thực hiện Dự án “Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em tới trường”, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An và Ban Chỉ huy Quân sự các huyện nhận nuôi, hỗ trợ 109 em học sinh khó khăn.  Việc làm nhân văn ấy thắt chặt thêm tình gắn bó  giữa quân và dân trong tình hình mới.

Kỹ sư trẻ và hành trình làm chủ công nghệ trên Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ

Kỹ sư trẻ và hành trình làm chủ công nghệ trên Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ

(Baonghean.vn) - Không những là một kỹ sư trẻ có năng lực, Nguyễn Mạnh Thông - Tổ trưởng Tổ Đo lường và Điều khiển, Phân xưởng sửa chữa, thuộc Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ còn là một người đồng nghiệp tận tâm, khi anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kèm cặp nhiều đồng nghiệp nâng cao tay nghề.

Vì Phan Hải là đảng viên

Vì Phan Hải là đảng viên

(Baonghean.vn) - Tôi đứng trên ca bin con tàu hơn 800 sức ngựa cảm giác mình một lần nữa được chinh phục những con sóng dữ Biển Đông. Phan Hải nói lớn để át đi tiếng gió reo ào ạt: “Chuyến đầu tiên tôi đi Hoàng Sa cũng đã chín năm rưỡi rồi. Cảm giác lo âu của ngày hôm ấy vẫn còn nguyên!”.

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gương mẫu, nhiệt tình, tâm huyết với công việc, không ngại khó, ngại khổ, là trung tâm đoàn kết cộng đồng, khéo léo trong công tác vận động quần chúng… là nhận xét của cán bộ, đảng viên và nhân dân bản Buộc Mú 2 và bản Ka Dưới khi nói về Bí thư chi bộ Già Tồng Thù.

Vẽ thanh xuân tươi đẹp bằng việc làm ý nghĩa

Vẽ thanh xuân tươi đẹp bằng việc làm ý nghĩa

(Baonghean.vn) - Những người trẻ thuộc thế hệ gen Z, chỉ mới 17-18 tuổi, một cách tự nguyện, họ họp lại với nhau thành Câu lạc bộ “Chủ nhật không rác thải nhựa Thanh Chương”. Ngày nghỉ cuối tuần họ lại tình nguyện dầm mình giữa nắng gắt hay giá rét để dọn rác…

Người về từ Vị Xuyên với 30 năm làm công tác thôn

Người về từ Vị Xuyên với 30 năm làm công tác thôn

(Baonghean.vn) - Ông Trịnh Xuân Hùng - Trưởng Ban công tác Mặt trận của thôn Sơn Thịnh là người đã “vào sinh ra tử” ở mặt trận Vị Xuyên. Ông đã đưa thôn Sơn Thịnh trở thành một điểm sáng trong phong trào thi đua không chỉ của xã, của huyện mà còn cả trong toàn tỉnh.

Nữ Bí thư Đoàn năng động ở miền Tây xứ Nghệ

Nữ Bí thư Đoàn năng động ở miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những năm qua, cái tên Lương Nga không còn xa lạ trong các hoạt động thiện nguyện tại miền Tây Nghệ An. Ít ai biết rằng, nữ Bí thư Đoàn xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu này cũng là một start-up khởi nghiệp bằng nghề truyền thống, mang lại việc làm, thu nhập cho bà con vùng cao.

Câu chuyện về người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Câu chuyện về người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(Baonghean.vn) - Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện, nhân đạo tại địa phương, đó là lời khen mà nhiều người dành cho chị Nguyễn Thị Hồng - hội viên Chi hội Phụ nữ xóm Thái Sơn, xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc.
Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

(Baonghean.vn) - Sinh ra và lớn lên ở bản làng xa xôi nơi rẻo cao, nơi có số hộ nghèo trên 72%, trưởng bản có 100% đồng bào Khơ mú ở Nghệ An quyết tâm kêu gọi người dân vươn lên thoát nghèo bằng chính sự gương mẫu, đi đầu trong chăn nuôi, trồng trọt của bản thân.
Thổ cẩm Hoa Tiến

'Chắp cánh' mang thổ cẩm vươn xa

(Baonghean.vn) - Sau khi ra trường, cô gái Sầm Thị Tình (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu) không theo nghề mà trở về quê hương nối nghiệp dệt thổ cẩm. Với ý chí, nỗ lực cùng khả năng kết nối, các mặt hàng thổ cẩm truyền thống đã và đang ngày càng được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến.
Cô Lan Cảnh

Cô giáo làng làm nhiều việc 'có lợi cho dân'

(Baonghean.vn) - Là người con của quê hương Nam Đàn, nhà giáo Nguyễn Thị Lan Cảnh được biết đến là người giàu tình yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn và luôn tiên phong trong các hoạt động xã hội.
Hành trình vươn lên của nữ thợ may Nghệ An được Chủ tịch nước biểu dương điển hình học tập, làm theo Bác

Hành trình vươn lên của nữ thợ may Nghệ An được Chủ tịch nước biểu dương điển hình học tập, làm theo Bác

(Baonghean.vn) - Chị Hoàng Thị Ngọc Ánh (SN 1987) - 1 trong 133 điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cấp công đoàn, công chức, viên chức, người lao động cả nước vừa được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt, biểu dương tại Phủ Chủ tịch.
Người phụ nữ khuyết tật truyền cảm hứng khởi nghiệp

Người phụ nữ khuyết tật truyền cảm hứng khởi nghiệp

(Baonghean.vn) - Chị Nguyễn Thị Thanh trú tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật để làm chủ cơ sở kinh doanh hải sản, tạo việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương. Và tấm gương của chị đã truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ trong phong trào khởi nghiệp.
Học bổng

Nam sinh 14 năm chiến đấu với bệnh tan máu bẩm sinh giành học bổng toàn phần Trường Đại học Anh quốc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Chủ nhân của học bổng "Trái tim Sư tử" do Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cấp cho học sinh Vi Thanh Nhật đến từ lớp 12A1 - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh. Nam sinh này giành học bổng khi hàng tháng vẫn phải đi truyền máu và dành một nửa thời gian để học tập trong bệnh viện.