Chuyện về những người Nghệ ở Vũng Tàu

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Hầu hết những người Nghệ đang sinh sống, làm việc, công tác tại thành phố biển Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) đều chịu thương chịu khó làm ăn, đoàn kết tốt, coi Vũng Tàu là quê hương thứ hai nhưng không bao giờ quên quê hương Nghệ An - nơi họ đã sinh ra từ đó.

Đất lành chim đậu

“Hơn 40 năm làm việc và sinh sống ở Vũng Tàu, tôi luôn quan niệm rằng Vũng Tàu là quê hương thứ hai nhưng cũng là “đất khách”. Người Nghệ luôn sống xứng đáng với truyền thống quê hương Xô viết anh hùng”, Đại tá Trần Văn Giáo - cán bộ hải quân về hưu quê gốc huyện Đô Lương hiện đang sống tại thành phố Vũng Tàu tâm sự.

Phải mấy lần thuyết phục, Đại tá Trần Văn Giáo mới cho tôi gặp để xin “hầu chuyện” hỏi ông về nỗi niềm chung riêng qua mấy mươi năm mưu sinh nơi đất khách. Ấm trà xanh nóng hổi được bà Hoa (vợ ông Giáo) bưng từ bếp lên nhà khách. Ông Giáo bắt đầu câu chuyện: “Vũng Tàu có rất nhiều người Nghệ An sinh sống. Mỗi người có một nghề nghiệp khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là chịu thương, chịu khó làm việc và khá đoàn kết. Vũng Tàu là quê hương thứ hai của gia đình tôi”.

bna_Ông Trần Văn Giáo- người gốc Đô Lương nghệ An, hiện sinh sống tại Tp Vũng Tàu, ảnh Mai Thắng.jpg
Ông Trần Văn Giáo - người gốc Đô Lương nghệ An, hiện sinh sống tại thành phố Vũng Tàu. Ảnh: Mai Thắng

Ông Giáo kể: Từ quê nghèo Đặng Sơn Đô Lương Nghệ An, tháng 2 năm 1975 ông vào quân đội. Dòng máu “Xô viết Nghệ Tĩnh” đã chảy trong tim ông, để rồi năm 1988, ông cùng đồng đội tàu HQ-11 của Lữ đoàn 171 Hải quân hải trình ra Trường Sa xây đảo.

Sau sự kiện “Gạc Ma 1988”, ông Giáo được coi là người “sống sót” trở về. Đời binh nghiệp gian khổ suốt tháng quanh năm làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu Tổ quốc và xác định chọn Vũng Tàu để sinh sống và lập nghiệp, bởi vậy năm 1994, ông Giáo đưa vợ từ Đô Lương vào Vũng Tàu sinh sống.

Xét sự cống hiến công lao, quân đội chia cho ông một mảnh đất nhỏ ở đường đất Cầu Cháy (nay là đường Đô Lương phường 11, thành phố Vũng Tàu). “Ngày ấy khó khăn lắm. Đưa vợ con vào Vũng Tàu nhưng chưa biết sinh sống thế nào khi nhà có “4 cái tàu há mồm”. Vợ tôi phải làm lụng đủ thứ để kiếm tiền mua gạo. Sau đó thì xin vào Trường THCS Phước Thắng giảng dạy. Có thể nói Vũng Tàu là một nơi đáng sống. Cũng nhờ mảnh đất này mà hai con tôi thành đạt nên người. Con gái làm bác sĩ ở Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, con trai làm việc ở Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn. Chúng đều có gia đình ổn định. Năm nào tôi cũng về quê vì ở đó còn có mộ ông bà, tổ tiên và anh em dòng tộc”, ông Giáo chia sẻ.

Để hiểu hơn về người Nghệ làm ăn sinh sống ở thành phố biển dầu, chiều cuối tuần, tôi xách máy ảnh ra bãi biển Long Cung. Sóng biển ầm ào, nắng vàng như rót mật. Tiến sát đến hai người ngư chài đang gỡ lưới bắt cá trên triền cát rát bỏng để hỏi chuyện mưu sinh, ai ngờ đó là cặp vợ chồng quê gốc huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An).

Người đàn ông tên Nguyễn Hải Đăng cho hay, vợ chồng anh vào Vũng Tàu lập nghiệp từ năm 2003. Ở quê làm nghề đi biển, nên vào Vũng Tàu anh cũng chọn đánh cá gần bờ làm kế sinh nhai. Công việc của vợ chồng anh bắt đầu từ 3 giờ sáng đem lưới thả dọc bãi biển tắm Long Cung. Khi mặt trời ló rạng là thu lưới. “Dù nghề này không kiếm được tiền nhiều nhưng cũng đủ sống và nuôi con ăn học. Người dân Vũng Tàu rành ăn lắm. Họ thích mua cá lưới mới vớt lên chứ không mua cá ướp đá cho nên giá bán cũng đắt hơn”.

bna_Anh Nguyễn Hải Đăng, quê gốc Quỳnh Lưu mư sinh ở Bãi biển Long Cung Vũng Tàu, ảnh Mai Thắng.jpg
Anh Nguyễn Hải Đăng, quê gốc Quỳnh Lưu mưu sinh ở bãi biển Long Cung, Vũng Tàu. Ảnh: Mai Thắng

“Có nhiều người cùng quê đi làm nghề như anh không?” tôi hỏi. “Kia kìa. Bà Sa đó. Bà quê cùng huyện tôi. Bà có hoàn cảnh khó khăn. Chồng mất sớm, một mình nuôi con ăn học. Được cái bà ấy chăm chỉ làm ăn lắm, ai cũng thương bà”, anh Hải phân trần.

Phát huy tài năng người Nghệ

Chọn Vũng Tàu làm quê hương thứ hai cho cuộc đời binh nghiệp, Đại úy Nguyễn Quang Anh - Chủ nhiệm Nhà Văn hóa, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được mệnh danh là “người của công chúng” vì có tài năng truyền dân ca Nghệ An đến cán bộ chiến sĩ trong đơn vị.

Quê gốc ở xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nguyễn Quang Anh chọn Vũng Tàu là quê hương thứ hai bởi có 2 lý do: Thứ nhất, đây là nơi đơn vị anh đóng quân; thứ hai, anh muốn đem văn hóa dân ca Nghệ An “truyền thổi” quyện hòa vào văn hóa làng biển Vũng Tàu với vai trò chức trách là Chủ nhiệm Nhà Văn hóa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Bà Rịa - Vũng Tàu.

“Tôi tốt nghiệp Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội, khoa Quản lý văn hóa, đó là những kiến thức nền để tôi đưa dân ca Nghệ An vào trong lòng cán bộ chiến sĩ đơn vị mình. Ngoài những ca khúc ca ngợi quân đội, Đảng, Bác, tranh thủ ngày nghỉ, giờ nghỉ, tôi đem dân ca Nghệ An hát cho chiến sĩ nghe.

bna_Đại úy Nguyễn Quang Anh, quê gốc Quỳnh Thắng, Quỳnh Lưu (Nghệ An), nhận giải thưởng báo chí, ảnh Mai Thắng.jpg
Đại úy Nguyễn Quang Anh (thứ hai từ phải sang) quê gốc Quỳnh Thắng, Quỳnh Lưu (Nghệ An) tại một buổi lễ trao giải báo chí. Ảnh: Mai Thắng

Không chỉ chiến sĩ quê Nghệ An thích, mà nhiều cán bộ chiến sĩ khi nghe tôi hát họ đều cảm nhận được sự bình yên, đằm thắm trong những ca từ. Ví dụ như bài “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” là một trong những ca khúc mà chiến sĩ rất yêu thích. Người Nghệ chúng tôi là thế. Có tài năng, có năng khiếu là lan tỏa ra cộng đồng để mọi người cùng biết, cùng vui. Để phát huy năng khiếu vốn có, ngoài nghề chính là bộ đội, tôi còn viết báo, làm thơ góp cho đời thêm thi vị”, Đại úy Quang Anh chia sẻ.

Tôi biết chị Lê Thị Bình (quê gốc ở Làng Khê, xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương) trong chương trình “Buồn vui tuổi hạc” do Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức. Kể về cuộc đời gắn bó với nghề dạy học, chị Bình không quên nhắc về ký ức đầy tự hào của thời áo trắng sinh viên năm 1978 của thế kỷ 20.

bna_Nhà giào Lê Thị Bình trong một lần làm Ban giám khảo cuộc thi học sinh thanh lịch tại Vũng Tàu, ảnh Thanh Bình.jpg
Nhà giáo Lê Thị Bình trong một lần làm Ban giám khảo cuộc thi học sinh thanh lịch tại Vũng Tàu. Ảnh: Thanh Bình

“Năm 1978, tôi cùng 600 sinh viên Nghệ An được di chuyển vào Đồng Nai để học sư phạm. Sau giải phóng, miền Đông Nam Bộ thiếu giáo viên trầm trọng. Năm 1983 tôi đến Vũng Tàu là dạy học tại đây đến lúc nghỉ hưu. Ở Vũng Tàu có nhiều đồng hương huyện Thanh Chương lắm. Nhiều người cũng thành đạt là doanh nhân trên mảnh đất này. Người đi đánh cá, người là công nhân, người buôn bán. Tôi cứ gọi là “có một Thanh Chương giữa lòng thành phố Vũng Tàu”.

bna_Hội đồng hương Thanh Chương Nghệ An họp đồng hương lần một năm 2023 tại TP Hồ Chí Minh, ảnh Thanh Bình.jpg
Hội đồng hương Thanh Chương (Nghệ An) khu vực phía Nam họp đồng hương lần I năm 2023 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Bình.

Một điều rất hãnh diện là chúng tôi rất đoàn kết. Mỗi năm Tết đến Xuân về, chúng tôi họp hội đồng hương Nghệ An ở Vũng Tàu, rồi hội đồng hương Thanh Chương nữa. Thành phố Vũng Tàu là nơi đáng sống, thân thiện và yên bình. Đó cũng là lý do con, cháu tôi đều lập nghiệp và trưởng thành tại đây”, chị Bình chia sẻ.

tin mới

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

(Baonghean.vn) - Đêm 3/5 rạng sáng 4/5, tại địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn đã xảy ra lốc xoáy gây ảnh hưởng đến tài sản của các hộ dân, các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã khẩn trương phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả.

Sáp nhập thị trấn Diễn Châu và xã Diễn Thành: Niềm tự hào một danh xưng

Quê hương không chỉ là tên gọi...

(Baonghean.vn) - Về thăm thị trấn Diễn Châu vào thời điểm những người dân ở đây đang băn khoăn trước đề án sáp nhập, có thể thấy được được tình yêu, niềm tự hào của họ với những giá trị hữu hình của quê hương.

Mở ra cơ hội việc làm ‘khủng’ cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh

Mở ra cơ hội việc làm 'khủng' cho lao động Nghệ An - Hà Tĩnh, tại các khu công nghiệp trên cả nước

(Baonghean.vn) - Vừa qua, Công ty Vinayuuki và Công ty cổ phần Dịch vụ 3 Sao ký kết hợp tác độc quyền cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, giai đoạn 2024-2030, mở ra cơ hội việc làm "khủng" tại các khu công nghiệp trên phạm vi miền Trung và miền Bắc, cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

Huyện Thanh Chương cần khẩn trương hướng dẫn các CLB dân ca ví, giặm cấp xã tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Trong khi hầu hết các câu lạc bộ dân ca cấp xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh đều được kiện toàn để tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND tỉnh thì đến nay một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được tiếp cận.

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Tháng Công nhân 2024: Phát huy sức mạnh "Đoàn kết công nhân"

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong Tháng Công nhân 2024

(Baonghean.vn) - Với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", Tháng Công nhân của Công đoàn Nghệ An đã được xây dựng với nhiều hoạt động sáng tạo khác biệt, khẳng định vai trò của tổ chức và vị thế của giai cấp công nhân.

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.