Cọ được mùa, bán chạy, bà con trồng cọ ở Nghệ An phấn khởi

Cọ được mùa, bán chạy, bà con trồng cọ ở Nghệ An phấn khởi

(Baonghean.vn) - Những ngày này, người dân các huyện miền núi ở Nghệ An bắt đầu thu hoạch quả cọ. Năm nay, cọ được mùa, sai quả, bán chạy, người trồng cọ phấn khởi.
Các huyện miền núi Nghệ An như Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong, Kỳ Sơn... còn khá nhiều cọ. Nhiều gia đình còn giữ, trồng được những vườn cọ hàng chục, hàng trăm cây. Ảnh: Huy Thư

Các huyện miền núi Nghệ An như Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong, Kỳ Sơn... còn khá nhiều cọ. Nhiều gia đình còn giữ, trồng được những vườn cọ hàng chục, hàng trăm cây. Ảnh: Huy Thư

Năm nay, cọ được mùa, nhiều buồng và sai quả. Theo người dân các địa phương, những cây cọ tốt cho 7 - 8 buồng, thậm chí hơn. Mỗi buồng nặng từ 8 - 12kg, hàng trăm quả. Thường cọ "trẻ" cho nhiều buồng, sai quả, quả to, thịt dày. Ảnh: Huy Thư

Năm nay, cọ được mùa, nhiều buồng và sai quả. Theo người dân các địa phương, những cây cọ tốt cho 7 - 8 buồng, thậm chí hơn. Mỗi buồng nặng từ 8 - 12kg, hàng trăm quả. Thường cọ "trẻ" cho nhiều buồng, sai quả, quả to, thịt dày. Ảnh: Huy Thư

Hiện nay, phần lớn cây cọ cho quả đều "có tuổi", thân cây cao vút, nên việc thu hái gặp nhiều khó khăn. Người hái cọ phải bắc thang để trèo hoặc cột liềm vào sào để ngoặc. Những gia đình có cây cọ, mùa cọ chín thường để những cây sào dài bên cạnh để ngoặc cọ, thử cọ. Ảnh: Huy Thư

Hiện nay, phần lớn cây cọ cho quả đều "có tuổi", thân cây cao vút, nên việc thu hái gặp nhiều khó khăn. Người hái cọ phải bắc thang để trèo hoặc cột liềm vào sào để ngoặc. Những gia đình có cây cọ, mùa cọ chín thường để những cây sào dài bên cạnh để ngoặc cọ, thử cọ. Ảnh: Huy Thư

Bà Nguyễn Thị Tị ở xã Thanh Thịnh (Thanh Chương) cho biết, hàng năm, những cây cọ trong vườn nhà đều cho quả ngon. Cây có quả nhiều nhất mỗi mùa thu hái được 70 kg. Theo bà Tị, tháng 11 âm lịch, trời rét đậm, cọ mới béo, khi đó mới thu hoạch, nếu hái sớm cọ còn chát, nếu hái muộn quả sẽ bị sâu nhiều. Ảnh: Huy Thư

Bà Nguyễn Thị Tị ở xã Thanh Thịnh (Thanh Chương) cho biết, hàng năm, những cây cọ trong vườn nhà đều cho quả ngon. Cây có quả nhiều nhất mỗi mùa thu hái được 70 kg. Theo bà Tị, tháng 11 âm lịch, trời rét đậm, cọ mới béo, khi đó mới thu hoạch, nếu hái sớm cọ còn chát, nếu hái muộn quả sẽ bị sâu nhiều. Ảnh: Huy Thư

Những cây cọ thấp, thu hái quả cọ khá dễ dàng chỉ cần chặt mấy nhát dao là lấy được buồng cọ. Các huyện như Thanh Chương, Anh Sơn... từng đốn cọ khá nhiều, để trồng những loại cây khác như keo, cam, bưởi. Người dân cũng không trồng cọ mới, do đó cây cọ thấp cho quả khá ít. Ảnh: Huy Thư

Những cây cọ thấp, thu hái quả cọ khá dễ dàng chỉ cần chặt mấy nhát dao là lấy được buồng cọ. Các huyện như Thanh Chương, Anh Sơn... từng đốn cọ khá nhiều, để trồng những loại cây khác như keo, cam, bưởi. Người dân cũng không trồng cọ mới, do đó cây cọ thấp cho quả khá ít. Ảnh: Huy Thư

Theo bà con trồng cọ, năm nào cọ sai quả năm đó trời sẽ rét đậm "sây tro thì rét". Trong ảnh: Một buồng cọ có trọng lượng 12 kg ở xã Thanh Thịnh (Thanh Chương). Ảnh: Huy Thư
Theo bà con trồng cọ, năm nào cọ sai quả năm đó trời sẽ rét đậm "sây tro thì rét". Trong ảnh: Một buồng cọ có trọng lượng 12 kg ở xã Thanh Thịnh (Thanh Chương). Ảnh: Huy Thư
Bà Nguyễn Thị Sáu ở xã Thanh Thịnh (Thanh Chương) cho hay: Từ đầu mùa cọ, bà thường hái cọ trong vườn mang ra đường Hồ Chí Minh để bán. Cọ ngon, quả đẹp, thịt dày, khách mua đông, chặt buồng nào hết buồng đó. Ảnh: Huy Thư
Bà Nguyễn Thị Sáu ở xã Thanh Thịnh (Thanh Chương) cho hay: Từ đầu mùa cọ, bà thường hái cọ trong vườn mang ra đường Hồ Chí Minh để bán. Cọ ngon, quả đẹp, thịt dày, khách mua đông, chặt buồng nào hết buồng đó. Ảnh: Huy Thư
Cọ là loại cây dễ trồng, không kén đất, không phải mất chi phí chăm sóc, đầu tư. Cọ gắn liền với nhiều thế hệ người dân nông thôn miền núi xứ Nghệ. Nay, lá cọ ít được người dân sử dụng để lợp nhà, nhưng quả cọ vẫn được người tiêu dùng khắp nơi ưa thích. Ảnh: Huy Thư
Cọ là loại cây dễ trồng, không kén đất, không phải mất chi phí chăm sóc, đầu tư. Cọ gắn liền với nhiều thế hệ người dân nông thôn miền núi xứ Nghệ. Nay, lá cọ ít được người dân sử dụng để lợp nhà, nhưng quả cọ vẫn được người tiêu dùng khắp nơi ưa thích. Ảnh: Huy Thư
Hiện ở Thanh Chương gia đình nào còn nhiều cọ chỉ có tầm vài chục cây, trong khi các huyện Con Cuông, Kỳ Sơn, người dân trồng cọ nhiều, có hộ trồng hàng trăm cây, thu hoạch hàng tấn quả/vụ. Những địa phương trồng cọ nhiều, mỗi mùa cọ, tiền bán quả đem lại nguồn thu đáng kể. Giá cọ bán lẻ đầu mùa khoảng 20.000 đồng/kg, nay còn 10.000 đồng/kg. Nhiều lái buôn đến từng nhà đi mua cọ, thu gom quả cọ các huyện miền núi đưa về xuôi để bán. Kênh bán hàng online cũng góp phần tiêu thụ nhanh quả cọ ở các huyện. Ảnh: Huy Thư
Hiện ở Thanh Chương gia đình nào còn nhiều cọ chỉ có tầm vài chục cây, trong khi các huyện Con Cuông, Kỳ Sơn, người dân trồng cọ nhiều, có hộ trồng hàng trăm cây, thu hoạch hàng tấn quả/vụ. Những địa phương trồng cọ nhiều, mỗi mùa cọ, tiền bán quả đem lại nguồn thu đáng kể. Giá cọ bán lẻ đầu mùa khoảng 20.000 đồng/kg, nay còn 10.000 đồng/kg. Nhiều lái buôn đến từng nhà đi mua cọ, thu gom quả cọ các huyện miền núi đưa về xuôi để bán. Kênh bán hàng online cũng góp phần tiêu thụ nhanh quả cọ ở các huyện. Ảnh: Huy Thư
Quả cọ chế biến được nhiều món ăn ngon. Sau khi mua về, cọ thường được chà trong rổ tre cho bong hết vỏ, ngâm nước lã vài tiếng đồng hồ mới bỏ vào nồi om hoặc muối trong vại sành, bình thủy tinh. Cọ muối để cả vỏ thì cất được lâu hơn. Cọ chín mềm vị béo ngậy, mùi thơm đặc trưng, có thể chiên xào hoặc chấm với nước tương, với mắm chua đều hấp dẫn. Ảnh: Huy Thư

Quả cọ chế biến được nhiều món ăn ngon. Sau khi mua về, cọ thường được chà trong rổ tre cho bong hết vỏ, ngâm nước lã vài tiếng đồng hồ mới bỏ vào nồi om hoặc muối trong vại sành, bình thủy tinh. Cọ muối để cả vỏ thì cất được lâu hơn. Cọ chín mềm vị béo ngậy, mùi thơm đặc trưng, có thể chiên xào hoặc chấm với nước tương, với mắm chua đều hấp dẫn. Ảnh: Huy Thư

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.