Cô giáo thành phố Vinh giải mã đề thi Ngữ văn lớp 10

Mỹ Hà - Đức Anh

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
(Baonghean.vn) - Với vòng tròn đồng tâm là nói về tuổi trẻ, đề thi được đánh giá là phù hợp với học sinh cuối cấp khi các em chuẩn bị bước sang chân trời mới.

Cô giáo Dương Thắm Ngà là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy môn Ngữ văn tại Trường THCS Đặng Thai Mai - thành phố Vinh. Nhận định về đề thi môn Ngữ văn cô khẳng định: Năm nay đề ra tường minh, cơ bản, trọng tâm mà vẫn phân hóa, đánh giá được năng lực học sinh.

Cô giáo thành phố Vinh giải mã đề thi Ngữ văn lớp 10 ảnh 1

Cô giáo Dương Thắm Ngà. Ảnh: PV

Cấu trúc của đề đi theo vòng tròn đồng tâm là tuổi trẻ đó là mùa hè tuổi trẻ, khát khao đam mê của tuổi trẻ và lẽ sống đẹp đầy trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.

Thông điệp của đề là hướng tới cách sống đẹp và khát khao cháy bỏng của tuổi trẻ khi bước vào chặng đường mới.

Cô giáo thành phố Vinh giải mã đề thi Ngữ văn lớp 10 ảnh 2

Đề thi môn Ngữ văn. Ảnh: Mỹ Hà

Đi sâu vào phân tích đề, cô giáo Dương Thắm Ngà cho biết thêm:

Ở phần đọc hiểu, đề đưa ra ngữ liệu là một đoạn thơ nói về vẻ đẹp của bức tranh mùa Hạ, ngữ liệu hay và tường minh. Ở phần này, đề đã kiểm tra những kiến thức cơ bản ở hai mức độ nhận biết và thông hiểu.

Vì thế, với câu a và câu b, học sinh lấy trọn điểm vì kiến thức cơ bản

Ở câu c, học sinh sẽ nêu được câu hỏi tu từ khi đọc kỹ đoạn thơ để đặt hai câu thơ trong mạch cảm xúc của đoạn thơ.

Cô giáo thành phố Vinh giải mã đề thi Ngữ văn lớp 10 ảnh 3

Những thí sinh đầu tiên hoàn thành môn thi môn Ngữ văn tại điểm thi Trường THPT Hà Huy Tập. Ảnh: Đức Anh

Câu hỏi tu từ gợi cảm xúc sâu lắng, da diết của nhà thơ về mùa Hạ của cuộc đời, của tuổi trẻ.

Câu d là một câu hỏi mở, học sinh được bày tỏ thoải mái về cảm nghĩ mùa Hạ đã đi qua của tuổi thơ.

Ở phần nghị luận xã hội, vấn đề nghị luận phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp 9. Các em có dịp bày tỏ suy nghĩ trăn trở về đam mê của chính mình. Đồng thời biết noi gương những bạn trẻ đã thành công nhờ có đam mê.

Vấn đề của đề đưa ra phù hợp với học sinh cuối cấp THCS khi các em chuẩn bị bước vào chân trời mới. Từ đó, đòi hỏi phải cháy hết mình với những đam mê để thỏa sức bay cao với khát khao tuổi trẻ.

Cô giáo thành phố Vinh giải mã đề thi Ngữ văn lớp 10 ảnh 4

Các thí sinh xem lại đề thi môn Ngữ văn. Ảnh: Đức Anh

Cô giáo Dương Thắm Ngà cũng cho rằng, để lấy điểm cao của phần nghị luận xã hội học sinh phải tập trung phân tích lý giải về sự cần thiết phải nuôi dưỡng đam mê, thực chất là nêu vai trò ý nghĩa của đam mê:

"Tôi muốn nói sự tập trung, bởi có những thí sinh làm làng nhàng ở nhiều vấn đề mà không đi vào vấn đề chính. Ngoài ra phải lấy dẫn chứng tiêu biểu và phải có tính phản biện, bày tỏ trăn trở, xoay quanh vấn đề để tạo chiều sâu cho bài viết".


Ở phần nghị luận văn học, đề ra chọn một đoạn trích cơ bản, trọng tâm hội tụ chủ đề tư tưởng của tác phẩm Lặng lẽ Sa pa và đặc điểm của nhân vật chính là anh thanh niên.

Học sinh ở mọi năng lực đều có thể xác lập hệ thống luận điểm và triển khai được. Tuy nhiên, để đạt điểm cao và giúp người chấm phân hóa được năng lực học sinh thì đòi hỏi học sinh biết tinh lẩy, phân tích dẫn chứng, biết chọn lọc những dẫn chứng xuất hiện trong đoạn trích để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật, ví dụ như vẻ đẹp của lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm của công việc , yêu đời, yêu cuộc sống.

Cô giáo thành phố Vinh giải mã đề thi Ngữ văn lớp 10 ảnh 5

Môn Ngữ văn được thi theo hình thức tự luận. Ảnh: Mỹ Hà

Lưu ý thứ 2, học sinh biết đánh giá, khái quát nâng cao vấn đề: Từ vẻ đẹp của anh thanh niên trong đoạn truyện mà thấy được vẻ đẹp của biết bao con người lao động trong công cuộc xây dựng CNXH miền Bắc.

Cô giáo Dương Thắm Ngà cũng nói thêm, đề này không bất ngờ với giáo viên cũng như học sinh. Mới nhìn, tưởng đề dài nhưng thực chất dài hay ngắn là phụ thuộc vào khả năng của học sinh.

Cô giáo thành phố Vinh giải mã đề thi Ngữ văn lớp 10 ảnh 6

Sau môn thi Ngữ văn, thí sinh sẽ bước vào môn thi thứ 2 là môn Ngoại ngữ. Ảnh: Mỹ Hà

Bố cục của đề là phù hợp với đề thi 120 phút và dữ liệu của phần Nghị luận văn học càng dài thì học sinh càng có nhiều dẫn chứng để thể hiện.

Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo, kết thúc môn thi thứ nhất (Ngữ văn), kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023, toàn tỉnh có 139 thí sinh vắng thi và có 3 thí sinh vi phạm quy chế thi, không có giáo viên vi phạm quy chế thi. Tại các điểm thi, không có các sự cố bất thường xảy ra. Buổi thi diễn ra an toàn đúng quy chế.


Tin mới

Lê Văn Phi được di lý từ Lào về giao cho Công an Việt Nam để điều tra một số hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Ảnh: HSVA.

Trùm giang hồ khét tiếng Phi ‘đen’ là ai?

(Baonghean.vn) - Sinh ra từ một làng quê xứ Nghệ, Lê Văn Phi, hay còn được biết đến với biệt danh Phi “đen” sớm nổi danh, có số má ở các tỉnh phía Nam. Phi “đen” sớm nằm trong tầm ngắm của các trinh sát bởi được xác định là người đứng đầu một số vụ việc gây mất an ninh trật tự.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/6

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/6

(Baonghean.vn) - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng; Nghệ An lần đầu tiên tổ chức Hội thi Ban Giám sát đầu tư cộng đồng; Thí sinh Nghệ An bước vào môn thi đầu tiên của Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10… là những thông tin nổi bật.
Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất tiếp tục phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính; quán triệt và tham mưu chương trình hành động Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An.
Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị luật hóa cụ thể vấn đề tuần hoàn nước để đảm bảo an ninh nguồn nước

Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị luật hóa cụ thể vấn đề tuần hoàn nước để đảm bảo an ninh nguồn nước

(Baonghean.vn) - Chiều 5/6, tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đoàn ĐBQH Nghệ An thảo luận tại Tổ 3 cùng đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Kạn và Bạc Liêu.
Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

(Baonghean.vn) - Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 quy định các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, một trong những hạn chế được chỉ ra là tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện.