Con Cuông: Sống lại miền thổ cẩm

31/01/2010 13:59

Phụ nữ Thái vốn giỏi làm lúa nước và giỏi trồng cây bông để se sợi, dệt vải, tìm lá cây để nhuộm màu. Chiếc khung dệt quay tơ không thể thiếu trong mỗi gia đình của người Thái. Từ khi còn nhỏ, con gái Thái đã được mẹ dạy cho từng đường tơ, sợi chỉ, may vá, thêu thùa. Khi về nhà chồng thì đã thành thục may áo, gối cho gia đình nhà chồng.

Phụ nữ Thái vốn giỏi làm lúa nước và giỏi trồng cây bông để se sợi, dệt vải, tìm lá cây để nhuộm màu. Chiếc khung dệt quay tơ không thể thiếu trong mỗi gia đình của người Thái. Từ khi còn nhỏ, con gái Thái đã được mẹ dạy cho từng đường tơ, sợi chỉ, may vá, thêu thùa. Khi về nhà chồng thì đã thành thục may áo, gối cho gia đình nhà chồng.

Ngày xưa cuộc sống khó khăn, các bà, các mẹ làm ra được một bộ trang phục phải tốn nhiều thời gian, như trồng bông, kéo sợi, lên khung dệt, nhuộm chàm, rồi thêu thùa. Tuy nhiên, ngày nay vải may công nghiệp, quần áo tây may s_n bày bán nhiều, lại vừa đẹp, vừa rẻ. Bởi vậy mà các cô gái Thái thời nay không còn chịu khó trồng bông, dệt vải, thêu thùa, bản làng thưa dần tiếng thoi đưa, váy áo truyền thống cũng vắng dần, đang có nguy cơ mất đi bản sắc văn hóa độc đáo.

Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, huyện Con Cuông đã có nhiều chính sách hỗ trợ: Phối hợp với trường dạy nghề Tiểu thủ công nghiệp tỉnh, Sở Công thương và chỉ đạo các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... thành lập các làng nghề, các tổ dệt, và mở nhiều lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho chị em ở tất cả 13 xã, thị trong huyện. Các lớp học nghề được đào tạo miền phí, được hỗ trợ nguyên liệu thêu, dệt. Nhờ vậy mà phong trào dệt thổ cẩm được khơi dậy mạnh mẽ trong toàn huyện. Bà Vi Thị Hồng ở khối 2 thị trấn Con Cuông là người có công đầu tiên khôi phục lại nghề truyền thống. Bà tự thành lập tổ dệt với mong muốn được truyền lại nghề cho con cháu. Bà vận động các mẹ các chị có cùng sở thích, đam mê nghề thêu, dệt cùng tham gia vào tổ dệt, sản phẩm của tổ làm ra được mọi người ưa chuộng.

Từ làng dệt Yên Thành, Lục Dạ, tổ dệt khối 2, thị trấn, HTX Hải Vân thôn Thụy Khê xã Chi Khê lại có hướng đi mới. HTX tự bỏ vốn đầu tư sản xuất hàng thổ cẩm. Mẫu mã trang phục được người thợ không ngừng sáng tạo ngày càng phù hợp với sự phát triển của xã hội mà vẫn giữ được nét độc đáo, riêng có của dân tộc mình.

Cùng với sự ra đời ngày càng nhiều các tổ dệt, phong trào phụ nữ Thái sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình cũng được hưởng ứng đông đảo. Đặc biệt phong trào học sinh nữ mặc váy Thái ở Trường Dân tộc nội trú Mường Quạ theo quy định đã được Đoàn trường triển khai từ nhiều năm nay, nhằm mục đích giáo dục truyền thống cho các em biết giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.


Bảo Ngọc

Mới nhất
x
Con Cuông: Sống lại miền thổ cẩm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO