Còn những rào cản

(Baonghean) - Chương trình dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2011 - 2020” đã triển khai tại Nghệ An được 3 năm. Chương trình được cho là sẽ đem tới “làn gió mới” cho bộ môn ngoại ngữ, giúp học sinh nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết vốn là điểm yếu của học sinh Việt Nam…

Một buổi sinh hoạt tiếng Anh ngoại khóa của Trường Tiểu học Trung Đô (TP. Vinh).
Một buổi sinh hoạt tiếng Anh ngoại khóa của Trường Tiểu học Trung Đô (TP. Vinh).

Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2011 – 2020” (gọi tắt là Đề án 2020) được triển khai đã đem đến niềm hy vọng mới cho giáo viên và học sinh ở các trường tiểu học. Thứ nhất, đề án giúp cho học sinh của tất cả các trường đều được học tiếng Anh (thay vì môn tiếng Anh chỉ dạy theo nhu cầu của từng trường như trước đây); thứ hai, tạo cơ hội cho giáo viên tiếng Anh được vào biên chế, theo đúng  định biên như quy định của Nhà nước. Đề án triển khai cũng đem đến kỳ vọng giúp học sinh thông thạo đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là tăng khả năng giao tiếp cho học sinh, vốn là điểm yếu lâu nay của  các chương trình dạy ngoại ngữ. Đề án yêu cầu tất cả giáo viên ở trường tiểu học nếu triển khai theo chương trình này, phải có trình độ tối thiểu là tốt nghiệp hệ cao đẳng chuyên ngữ và phải có chứng chỉ FCI (B1) theo khung tham chiếu châu Âu. Đồng thời, hệ thống cơ sở vật chất cũng phải đảm bảo với phòng học riêng, các phương tiện nghe, nhìn hiện đại.

Trong số 29 trường của Thành phố Vinh hiện đã triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới, Trường Tiểu học Trung Đô là 1 trong 3 trường đầu tiên của thành phố được triển khai thí điểm. Sau ba năm thực hiện, chương trình đã áp dụng cho cả ba khối (3,4,5) và đem lại hiệu quả đáng ghi nhận. Trong đó, đáng chú ý là tỷ lệ học sinh đạt học sinh giỏi tại các kỳ thi Olimpic Tiếng Anh, giải tiếng Anh qua mạng IOE ngày một tăng cao và luôn đứng vào top đầu của giáo dục tiểu học thành phố. Đội ngũ giáo viên cũng được nâng dần chất lượng, từ chỗ cả trường chỉ có 1 giáo viên đạt trình độ B1, nay cả 3 giáo viên đều đạt trình độ B2 (vượt chuẩn, ngang với yêu cầu của giáo viên ngoại ngữ hệ THCS). Nói về hiệu quả của chương trình, cô giáo Đồng Thị Vân, phụ trách bộ môn tiếng Anh của trường cho rằng: Chương trình đã đem đến một cách học mới, cách dạy mới cho học sinh và giáo viên. Trong đó, giúp học sinh nâng cao kỹ năng nghe, đọc, tạo cho các em sự tự tin và niềm say mê hứng thú khi học tiếng Anh. Về phía giáo viên cũng phải tự đổi mới mình, trau dồi các kỹ năng giao tiếp, tránh kiểu dạy thụ động, thiên về ngữ pháp như trước đây.
Tuy vậy, cô giáo Nguyễn Thị Liên, Hiệu trưởng trường Tiểu học Trung Đô cũng chia sẻ một số khó khăn khi triển khai dạy Tiếng Anh theo chương trình mới. Cụ thể, trường đã dành một phòng học để làm phòng máy, nhưng cơ sở vật chất của phòng học theo như đề án quy định chưa có. Trường phải tận dụng phòng tin học để làm phòng nghe, đọc, bút tương tác thì chỉ mới trang bị được cho giáo viên, học sinh vẫn còn phải học chay. Phòng học riêng để tổ chức các tiết học ngoại khóa cũng chưa bố trí được. 
Tại huyện Nghi Lộc, hiện đã có 24/31 trường triển khai dạy tiếng Anh theo chương trình mới. Thế nhưng, chỉ có 11 trường được trang bị đầy đủ trang, thiết bị dạy học, số còn lại đang dạy theo hình thức chắp vá. Bước sang năm học 2014 – 2015, huyện đã xây dựng kế hoạch để triển khai ở 7 trường tiểu học còn lại, gồm: Nghi Văn, Nghi Mỹ, Nghi Đồng, Nghi Yên, Nghi Thiết, Nghi Tiến, Nghi Quang. Và hiện tại, khi chỉ gần một tháng nữa là năm học mới bắt đầu, nhưng cô giáo Nguyễn Thị Năm - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghi Quang, thừa nhận: Trường chỉ mới đạt chuẩn giáo viên, còn điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Đến nay, trường chưa có phòng học riêng, tai nghe cho học sinh chỉ chuẩn bị được 1/3, chưa có máy tương tác…
Ông Nguyễn Tất Tây, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Đô Lương, cho biết: Chương trình chưa thể triển khai đồng bộ ở tất cả các xã vì huyện chưa tuyển dụng đủ giáo viên đủ điều kiện B1. Một số nơi lại gặp khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị…
Đây cũng chính là những khó khăn khi triển khai chương trình này trên quy mô toàn tỉnh theo như mục tiêu đã đề ra đến năm 2020. Theo số liệu thống kê của Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo, đến nay cả tỉnh mới chỉ có  206/562  trường tiểu học triển khai dạy tiếng Anh theo chương trình mới và chỉ mới tập trung ở các trường học thuộc khu vực thành thị, đồng bằng và một số trường thuộc vùng thị tứ, thị trấn ở các huyện miền núi Tân Kỳ và Quỳ Hợp. Thống kê cũng cho thấy, hiện số giáo viên giáo viên đang dạy ngoại ngữ ở tiểu học là  689 người, nhưng chỉ có  371 giáo viên đạt trình độ B1 và  B2. Theo ông Trần Thế Sơn, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo: Đào tạo đội ngũ giáo viên là ưu tiên số 1 trong việc triển khai đề án giáo dục đến năm 2020. Tuy nhiên, vì đây là chương trình mới, đòi hỏi khắt khe về kiến thức và các kỹ năng khác của giáo viên, nên để đạt chuẩn rất khó. Thực tế, trong năm học 2013 – 2014, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã mời giáo viên bản ngữ về đào tạo tập trung cho các giáo viên, nhưng chỉ khoảng 70% giáo viên đáp ứng yêu cầu và được cấp chứng chỉ.
Về cơ sở vật chất, theo đề án của Trung ương và của tỉnh, tất cả các trường học triển khai theo chương trình mới sẽ được hỗ trợ trang thiết bị. Nhưng chỉ trang bị ở mức tối thiểu với những thiết bị đơn giản như tranh ảnh, các con rối, bộ thẻ về từ ngữ, đèn chiếu… còn trang bị đầy đủ và đồng bộ thì chưa thực hiện được (mới triển khai được 116/206 trường). Muốn triển khai tốt và hiệu quả, rất cần sự hỗ trợ của các địa phương và từ các nguồn xã hội hóa. Đến nay, mới có huyện Đô Lương đưa vào Nghị quyết của hội đồng về mức hỗ trợ 50 triệu đồng/trường, còn lại các địa phương khác đang trông chờ vào ngân sách của đề án. Đó là còn chưa kể nhiều trường chưa đủ phòng học, chưa đạt chuẩn, chưa triển khai 2 buổi học/ngày, đặc biệt là ở các trường miền núi.
Ngay cả Sở Giáo dục và Đào tạo vẫn đang lúng túng trong việc định hướng việc tổ chức đánh giá, kiểm tra kết quả của học sinh. Bởi, để kiểm tra đủ bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, ngoài yếu tố con người, còn cần nhiều yếu tố phụ trợ khác. Lần duy nhất tỉnh Nghệ An triển khai được việc đánh giá theo đúng chuẩn của chương trình là tại Cuộc thi Olimpic Tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học, tuy vậy, để xây dựng được bộ đề chuẩn, Sở phải hợp đồng với Viện Vật lý và phải trực tiếp cử chuyên gia vào hướng dẫn giám sát… Vấn đề đánh giá chất lượng giáo viên theo chứng chỉ cũng cần phải xem xét lại, bởi không hẳn những người có chứng chỉ B1 là đạt yêu cầu, nhất là khi việc cấp các chứng chỉ vẫn còn nhiều kẽ hở như hiện nay…
Những khó khăn trên cũng cho thấy, để triển khai chương trình tiếng Anh 10 cho năm học mới 2014 - 2015 theo Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2011 - 2020” một cách đồng bộ, còn rất nhiều khó khăn và đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của các giáo viên, của nhà trường, của ngành Giáo dục và của toàn xã hội. Đồng thời, cũng phải xác định rằng, dù đây là chương trình mới, có nhiều nét ưu việt nhưng trong quá trình triển khai không được vội vàng, chỉ triển khai khi đủ các điều kiện tối thiểu cả về cơ sở vật chất và về con người.
Bài, ảnh: Mỹ Hà

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.