Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Chưa thể hiện vai trò đầu tàu tăng trưởng
Ngành công nghiệp tỉnh nhà, trong 5 tháng đầu năm nay gặp nhiều khó khăn, như giá cả vật liệu, nguyên liệu đầu vào, lãi suất ngân hàng tăng cao, thiếu vốn, tiêu thụ sản phẩm khó... nhưng nhờ sự năng động nên hầu hết các đơn vị đã hoàn thành kế hoạch đề ra.
Ngành công nghiệp tỉnh nhà, trong 5 tháng đầu năm nay gặp nhiều khó khăn, như giá cả vật liệu, nguyên liệu đầu vào, lãi suất ngân hàng tăng cao, thiếu vốn, tiêu thụ sản phẩm khó... nhưng nhờ sự năng động nên hầu hết các đơn vịđã hoàn thành kế hoạch đề ra.
Trong tháng 5 có 2 mặt hàng đạt doanh số cao là bia và điện sản xuất. Hai nhóm này khởi sắc góp phần tạo nên tăng trưởng cao của toàn ngành. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cốđịnh 1994) trong tháng 5 ước đạt 905,14 tỷđồng, tăng 39,79% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó ngành công nghiệp khai thác tăng 18,93%. Ngành công nghiệp chế biến trong tháng 5tăng 40,3% so với cùng kỳ, nhờ hai mặt hàng chủ lực là bia và sữa tiêu thụ mạnh. Sản phẩm bia đạt 12,2 triệu lít, tăng 153,11%. Nhiều nguyên nhân tăng trong đó thời tiết nắng nóng cũng làm nhu cầu giải khát tăng. Sữa chế biến đạt 3,12 triệu lít, tăng 48%. Trong đó có sựđóng góp quan trọng của sản phẩm sữa T.H, một mặt hàng mới có uy tín, được khách hàng ưa chuộng...
Sản xuất gỗ xuất khẩu ở KCN Đông Vĩnh (TP. Vinh).
Tính chung cả 5 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 4.225 tỷđồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực Nhà nước đạt 2.059, 05 tỷđồng, tăng 47,86%. Tuy nhiên, trong khối này doanh nghiệp Trung ương tăng nhiều (đến 50%) doanh nghiệp do địa phương quản lý vẫn "cầm chừng", tăng ít (chỉ 24,25%).
Do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân doanh nghiệp địa phương thiếu vốn, vay ngân hàng lãi suất cao nên sản xuất gặp khó. Hiện lãi suất ngân hàng cho các doanh nghiệp vay đã trên 24%, do đó doanh nghiệp rất khó có lãi, khó cải thiện đời sống người lao động và tích luỹ vốn đầu tư chiều sâu sản xuất. Khu vực ngoài quốc doanh cũng vay vốn ngân hàng lãi suất cao, nhưng nhờ "ngắn sào dễ trở", đa phần doanh nghiệp tự trang trải về vốn, nên sản xuất vẫn thuận hơn. Về mặt giá trị sản xuất, doanh nghiệp ngoài quốc doanh số lượng nhiều nên tạo ra giá trị 1.798,8 tỷđồng (tăng28% so với cùng kỳ)...
Trong khi đó, công nghiệp khối có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp cho nền công nghiệp tỉnh ta rất khiêm tốn - giá trị sản xuất mới chỉ 367,14 tỷđồng, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù trong đó đã tính giá trị sản phẩm đường của Nhà máy đường Quỳ Hợp. Sự kém phát triển của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh ta chẳng những kh΄ng làm được vai trò "đầu tàu" tăng trưởng c΄ng nghiệp như nhiều tỉnh, mà còn làm giảm tốc độ tăng trưởng của toàn ngành.
Bù lại, một số mặt hàng truyền thống trong tỉnh vẫn giữđược đà tăng trưởng khá, Chẳng hạn bia 5 tháng đạt 50,65 triệu lít (bia lon 26,27 triệu lít) tăng 206,62%. Điện sản xuất đạt 126,58 triệu KWh, tăng 168,64%. Với "hai đầu tàu" này đã tạo ra sự tăng trưởng chung khá (giá trị sản xuất tăng 32,6% trong khi tốc độ c΄ng nghiệp của hai tỉnh bạn Thanh Hoá và Hà Tĩnh 5 tháng qua cũng chỉ tăng trưởng dưới 30%).
Các sản phẩm khác như: thuỷ sản đ΄ng lạnh đạt 1.434 tấn, tăng 16,4%; thức ăn gia súc đạt 16,24 ngàn tấn, tăng 21,18%; thùng cát t΄ng 10,42 triệu cái, tăng 18,94%; bật lửa ga đạt 40,15 triệu cái, tăng 18,96%. Tuy nhiên cũng có một số sản phẩm giảm sút như dệt kim (giảm 16%), đường kính (giảm 11,85%), điện thương phẩm (giảm 1,7%) do thực hiện lịch điều tiết sản lượng điện của các tháng trước đó... đã làm ảnh hưởng xấu, kéo sụt tốc độ tăng trưởng chung.
Nếu so với con số bình quân đạt được 5 tháng qua là 4.225 tỷđồng thì khả năng vượt chỉ tiêu năm 2011 ở trong tầm tay./.
Hoàng Chỉnh