Công ước 1982 - quan điểm các bên trong giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
(Baonghean.vn). Ngoài Trung Quốc, Đài Loan cũng thông qua một đạo luật tuyên bố chủ quyền và lãnh hải ngày 21/5/1992, theo đó toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Đài Loan, tiếp đó là các Luật vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 1997, Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Trung Hoa năm 1998. Theo các Luật này, các đảo ở Trường Sa có lãnh hải, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Về phía Philippin, tháng 2 năm 1979 công bố Sắc lệnh coi hầu hết quần đảo Trường Sa (trừ đảo Trường Sa) là lãnh thổ Philippin và sáp nhập khu vực này vào tỉnh Palawan. Diện tích Philippin yêu sách là gần 250.000 km2.
Năm 1979 Malaixia xuất bản bản đồ quy định phạm vi lãnh hải và ranh giới thềm lục địa của mình, trong đó phạm vi, ranh giới bao trùm phần phía nam quần đảo Trường Sa, trong đó có đảo An Bang và bãi Thuyền Chài của Việt Nam đang đóng giữ, đá Công Đo Philipin đang chiếm đóng. Năm 1993, Brunây cũng đưa ra Tuyên bố về ranh giới thềm lục địa 200 hải lý nhưng chưa đưa ra toạ độ cụ thể và có tranh chấp chủ quyền với đá Lucia nằm phía Nam quần đảo Trường Sa, diện tích yêu sách là gần 40.000 km2. Tuy nhiên, Brunây là nước duy nhất trong các bên yêu sách không chiếm giữ vị trí nào trong quần đảo Trường Sa, phần chồng lấn với Việt Nam và Malaixia tương đối nhỏ, không đáng kể.
Phía Việt Nam, các văn bản pháp lý như Hiến pháp năm 1980, 1992, Nghị quyết của Quốc hội năm 1994 phê chuẩn Công ước năm 1982, Luật biên giới quốc gia năm 2003, Tuyên bố của Chính phủ về các vùng biển năm 1977, Tuyên bố về đường cơ sở của Việt Nam năm 1982, các sách trắng 1979, 1981 và 1988 đều khẳng định chủ quyền trên 2 quần đảo, quy định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ Việt Nam.
Các quốc gia tranh chấp với Việt
(còn nữa).
Phòng Bạn đọc (St>)