Của để dành...

(Baonghean) - Vượt dốc Bù Xen với gần 20km đường núi, chúng tôi tới bản Piếng Điếm, xã Châu Phong (huyện Quỳ Châu). Đây là ngôi làng với 100%  đồng bào dân tộc Thái sinh sống, cuộc sống của đồng bào nơi đây vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do địa hình cách trở, lại chưa có điện lưới quốc gia, chợ cũng không có... Tuy khó khăn, vất vả nhưng con em bản Piếng Điếm lại có tinh thần hiếu học rất cao. Hầu hết các gia đình trong bản rất coi trọng việc học hành của con cái. Tiêu biểu có vợ chồng ông Vi Văn Thủy, bà Vi Thị Thoan. 
Ông Vi Văn Thủy (SN 1962), là người dân tộc Thái. Gia đình đông anh em nên cuộc sống nghèo túng. Lớn lên, cũng như bạn bè cùng trang lứa ở vùng đất khó khăn này, ông Thoan không có cơ hội để học hành đến nơi đến chốn. Nghỉ học làm nương rẫy giúp bố mẹ, sau đó ông Thủy kết duyên với bà Vi Thị Thoan (SN 1964).
Cuộc sống đôi vợ chồng gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là trông chờ vào mảnh ruộng bậc thang năng suất thất thường và những mùa rẫy quanh năm thất bát. Cái nghèo, cái đói cứ đeo bám vợ chồng ông Thủy, bà Thoan.
Nhà vốn dĩ đã nghèo, lại sinh con đông nhưng bù lại cả 4 đứa con của ông Thủy đều chăm ngoan và sáng dạ. Người con gái đầu Vi Thị Hồng (SN 1984), sau khi học xong ngành kế toán Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Nghệ An đã được nhận vào làm tại Trạm Thủy nông và Xây dựng công trình huyện Quỳ Châu. Cô em gái thứ hai Vi Thị Hà (SN 1986) 12 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi; thi đậu Khoa Tài chính doanh nghiệp - Học viện Tài chính kế toán. Hiện, Vi Thị Hà đã ra trường và công tác tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thái Dương (Hưng Yên).
Tiếp bước hai người chị đầu, em thứ ba là Vi Thị Thìn (SN 1988) cũng thi đỗ vào học tại Khoa Thông tin kinh tế - Học viện Tài chính kế toán, hiện đã tốt nghiệp và đang công tác tại một dự án phi chính phủ tại huyện Quỳ Châu.
Em trai út Vi Đình Khiêm (SN 1991) cũng có tiếng học giỏi từ trường làng khi liên tiếp đạt học sinh giỏi. Trong thời gian em Khiêm đang học trung học cơ sở và trung học phổ thông cũng là giai đoạn khó khăn nhất của gia đình. Bởi thời gian này cả 3 chị gái của Khiêm đều đang học tại các trường đại học, cao đẳng; vì thế việc chu cấp tiền để cho 4 chị em một lúc đã trở thành gánh nặng rất lớn đối với ông Thủy, bà Thoan.
Tuy khó khăn là vậy nhưng Khiêm rất nỗ lực trong học tập và em đã thi đậu vào Trường ĐH Giao thông Vận tải. Hiện Khiêm đang học năm thứ 4 và hầu hết các kỳ học em đều đạt điểm số khá cao, giành được học bổng của nhà trường.
Nói về những khó khăn khi nuôi tới 4 người con học đại học, cao đẳng, ông Vi Văn Thủy cho biết: "Dù biết là khó khăn đủ bề nhưng thấy các cháu chăm ngoan, học giỏi nên để chúng thất học là điều lương tâm của người cha không cho phép. Vì thế hai vợ chồng động viên nhau đi làm thuê làm mướn, không nề hà việc gì miễn là có tiền để gửi cho các con ăn học nên người. Thời gian này ngoài đi làm thuê, làm ruộng ra tôi còn tranh thủ đào ao thả cá nên cũng có thêm một phần thu nhập. 4 đứa con ăn học đến nơi, đến chốn, có việc làm ổn định, đó chính là tài sản vô giá, là của để dành của hai vợ chồng tui…”.
Đình Tiệp

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.