Cục Thuế Nghệ An: Bước đột phá từ tinh giản đầu mối

Nội dung: Văn Hải - Vinh Đường, Kỹ thuật: Lâm Tùng 11/03/2020 16:22

(Baonghean) - Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương Đảng (khóa XII) và Quyết định 920/QĐ-BTC ngày 31/5/2019 của Bộ Tài chính về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, từ ngày 5/8/2019, Cục Thuế Nghệ An hợp nhất 20 chi cục thuế các huyện, thị thành 9 chi cục thuế khu vực. Theo đó, 21 chi cục của toàn tỉnh giảm xuống còn 10 chi cục và 97 đội thuế xuống còn 58 đội.

Bước đột phá táo bạo về tinh giản bộ máy

So với các cục thuế các tỉnh cũng như công tác bố trí, sáp nhập đầu mối theo tinh thần Nghị quyết 18 -NQ/TW, bước đi của Cục Thuế Nghệ An là khá táo bạo và có sự đột phá. Đến nay, sau 6 tháng kể từ ngày hợp nhất từ 20 chi cục thuế huyện, thị xã thành 9 chi cục khu vực, các chi cục thuế sau hợp nhất vẫn hoạt động ổn định, hiệu quả. Không chỉ hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách mà còn tiếp tục hỗ trợ người nộp thuế cũng được duy trì nhịp nhàng, thông suốt.

Đến ngày 31/12/2019, tất cả các chi cục thuế khu vực đã hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2019. Tính chung toàn Cục Thuế, tổng thu nội địa 14.693 tỷ đồng, bằng 135% dự toán Trung ương, 111% dự toán phấn đấu, 125% dự toán HĐND tỉnh và tăng 18% so với cùng kỳ. Không những thế, sau 6 tháng hợp nhất, các chi cục thuế khu vực còn đáp ứng tối ưu nhu cầu kê khai, nộp thuế của người dân và doanh nghiệp.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, tại địa bàn huyện, thị xã nơi không đặt trụ sở chi cục thuế khu vực đều bố trí bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính về thuế. Tại đây, các cán bộ thuế tận tình hướng dẫn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện tốt công tác kê khai, nộp thuế.


Công khai đối tượng phải nộp thuế và nợ thuế tại UBND thị trấn Quỳ Hợp. Ảnh: Phương Thúy

Ông Nguyễn Văn Thảo - Giám đốc một doanh nghiệp ở huyện Thanh Chương chia sẻ: “Doanh nghiệp chúng tôi đóng trên địa bàn huyện Thanh Chương, không phải nơi đóng trụ sở của Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I, nhưng việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuế tại huyện Thanh Chương được thực hiện hết sức nhanh chóng. Các chính sách, thủ tục hành chính thuế mới được cơ quan thuế, cán bộ thuế hướng dẫn đầy đủ kịp thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh”.

Trong khi đó, ông Hoàng Sỹ - Giám đốc một doanh nghiệp ở Cầu Dinh, huyện Quỳ Hợp cũng xác nhận: Từ ngày Chi cục Thuế Quỳ Hợp được sáp nhập để trở thành Chi cục Thuế Phủ Quỳ I, việc thu thuế vẫn không bị ảnh hưởng và thậm chí còn thuận lợi hơn trước vì được cán bộ hướng dẫn chu đáo hơn.

Công tác hợp nhất, sáp nhập chi cục thuế các huyện, thị thành chi cục thuế khu vực đã góp phần tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế theo chức năng; tạo ra tính cạnh tranh cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả công việc. Nhờ việc hợp nhất, chi cục thuế khu vực đã giải quyết được bài toán về nhân sự, từ đó có điều kiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, cũng như nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra.

Gắn kết hơn với cấp ủy, chính quyền địa phương

Bên cạnh nỗ lực của ngành Thuế, để việc hợp nhất các chi cục thuế thành chi cục thuế khu vực phát huy hiệu quả thực sự trong thực tiễn thì vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương đóng góp vai trò quan trọng. Xác định được điều này, việc tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương luôn được lãnh đạo Cục Thuế Nghệ An quán triệt chỉ đạo, đồng thời xem đây là giải pháp xuyên suốt trong việc triển khai đồng hành giữa nhiệm vụ thu ngân sách và hoàn thiện bộ máy.

chú thích
Các doanh nghiệp dệt may được dự báo sẽ rất khó khăn trong thời gian tới. Ảnh: Trân Châu

Sau khi hợp nhất, sáp nhập, Cục Thuế đã xây dựng Quy chế phối hợp giữa Cục Thuế với UBND các huyện, thành, thị trong công tác thu ngân sách Nhà nước; đồng thời chỉ đạo chi cục thuế khu vực thường xuyên tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp huyện; phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.
Tuy nhiên, trong quá trình hợp nhất không phải không có một số khó khăn phát sinh.

Ông Trịnh Thanh Hải - Cục trưởng Cục Thuế tỉnh

Ông Nguyễn Xuân Huệ - Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Phủ Quỳ I, chia sẻ: Các huyện miền núi có địa bàn quản lý rộng, đối tượng quản lý nhiều hơn dẫn đến tăng áp lực công việc cho công chức; sinh hoạt của tổ chức Đảng, các tổ chức, đoàn thể cũng gặp khó khăn trong đi lại. Tuy nhiên, đơn vị đã có phương án khắc phục khó khăn, bảo đảm tính linh hoạt trong công tác và sinh hoạt của các tổ chức, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Giao dịch tại Chi cục thuế Phủ Quỳ 2. Ảnh: P.V
Giao dịch tại Chi cục Thuế Phủ Quỳ II. Ảnh: P.V

Bên cạnh đó, đối với địa bàn các huyện đồng bằng, dù diện tích không lớn nhưng công tác quản lý khá đa dạng, phức tạp nên sau khi sáp nhập, các chi cục thuế khu vực phải quán triệt cán bộ rà soát, nắm lại địa bàn để có biện pháp quản lý hiệu quả, trong khi có các giải pháp đề phòng thất thu thì cũng phải có các giải pháp khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài, bền vững..

Đồ họa: Lâm Tùng
Đồ họa: Lâm Tùng

Ông Vương Đình Chinh - Trưởng phòng Hỗ trợ tuyên truyền, Cục Thuế tỉnh cho biết: Năm 2019, mặc dù trong sáp nhập dẫn tới bộ máy nhân sự có sự xáo trộn nhất định nhưng ngành Thuế đã nỗ lực lớn khi có 9/9 chi cục thuế khu vực đã hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2019.

Với đà này, hy vọng các chi cục thuế khu vực sẽ thực hiện tốt hơn chỉ tiêu của ngành trong thời gian tới.

Mới nhất
x
Cục Thuế Nghệ An: Bước đột phá từ tinh giản đầu mối
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO