Cùng con vào lớp 1

(Baonghean.vn) - Ngày khai giảng năm học mới đã cận kề, trên thị trường sách, thiết bị việc mua sắm gần như đã hoàn tất chuẩn bị đón năm học mới. Tuy vậy, khác với các cấp học, lớp học khác, việc chuẩn bị tâm lý cho học sinh lớp 1 là mối quan tâm lo lắng của nhiều bậc phụ huynh.

Chị Hà – cán bộ Sở NN&PTNT Nghệ An chồng mất khi con vài tháng tuổi, 2 mẹ con thuê ở nhà trọ. Chèo chống rồi mọi khó khăn cũng qua, năm nay cô bé Hà Linh xinh xắn dễ thương cũng đã đến tuổi vào lớp 1. Hà tâm sự: “Ngay từ tháng 6, 2 mẹ con đã đi mua sắm sách vở, đồ dùng học tập. Chỗ ở chưa ổn định nên tôi lo nhất là công đoạn làm hồ sơ nộp đơn xin học cho con. Nộp xong rồi lại thấp thỏm đến trường xem đã có danh sách xếp lớp chưa. Rất may là trường hợp như cháu Hà Linh được nhà trường xem xét và duyệt luôn”.

Chị Nguyễn Thị Giang – ở khối Văn Tiến, P. Hưng Dũng có con năm nay vào học lớp 1 lại ở hoàn cảnh khác. Chồng làm dự án nay ra Bắc, mai vô Nam chẳng mấy khi ở nhà. Trong khi đó, chị là giáo viên xa nhà (chị Giang dạy trường THCS Thuận Trung – Đô Lương – PV) hôm nào có tiết học đầu buổi thì buổi sáng phải dậy thật sớm để bắt xe buýt tuyến Vinh – Đô Lương cho kịp giờ, dạy xong lại vội về chợ búa, lo cho 2 con nhỏ.

“Những năm trước con còn nhỏ đứa bé gửi ông bà, đứa lớn hơn thì đi nhà trẻ. Năm nay thì khác, cháu Giang Uyên vào lớp 1 vất vả lo cho con đã đành, tôi lo lắng hơn là tâm lý của cháu. Từ nhỏ cháu đã rụt rè, sức khỏe lại yếu. Cũng là giáo viên, tôi biết giai đoạn nối tiếp giữa mầm non và lớp 1 thay đổi về chất trong học tập, sinh hoạt, thực sự khó khăn với con. Làm sao để chuẩn bị cho con những điều kiện tốt nhất về vật chất cũng như tinh thần trước khi vào lớp 1 là điều mà tôi quan tâm. Mấy hôm đi học đầu cháu vui vẻ, thích đến lớp khiến tôi yên tâm phần nào.” – chị Giang nói.

Chị Giang (Văn Tiến, Hưng Dũng, Tp.Vinh) "làm công tác tư tưởng" cho con bước vào lớp 1.

Chị Giang cho biết thêm, tôi thấy việc học trước là không nên, nhưng để chuẩn bị tâm lý cũng như rèn cháu cách cầm bút, 2 tháng hè tôi cũng cho con đi học ở cô giáo dạy tiểu học gần nhà để biết cách cầm bút, nhận mặt chữ. Ngoài ra, mẹ con cũng thường xuyên tâm sự, hướng dẫn vào lớp 1 sẽ khác với lúc con học mẫu giáo như thế nào để cháu bớt bỡ ngỡ, hụt hẫng khi vào môi trường học tập mới. Những tâm sự của tôi thường là về ngôi trường mới, những tình huống mà con phải tự lực khi không có cha mẹ, cô giáo như ngày còn học mẫu giáo. Tôi cũng thay đổi một chút về giờ giấc sinh hoạt, cho các cháu ngủ sớm hơn để ngày mai cháu dậy sớm vệ sinh cá nhân, chuẩn bị ăn uống, mặc đồng phục tới lớp...

Vào năm học mới, nhiều bậc phụ huynh lo lắng và cho rằng cần có thời gian nhất định để làm quen với môi trường mới. Anh Nguyễn Anh Tuấn – Cán bộ cơ quan Bộ CHQS tỉnh nhà ở Đô lương có cô con gái năm nay vào lớp 1 cho biết: Vợ chồng tui cũng lo con vào lớp 1 nhưng vừa rồi thấy vợ thông báo nhà trường tổ chức bốc thăm chọn cô, rất may lớp cháu trúng vào cô giáo quen của gia đình nên cơ bản yên tâm vấn đề tâm lý của cháu. Một chút băn khoăn của vợ chồng là dù háo hức được đi học nhưng tính cháu khá hiếu động, không chịu ngồi yên lâu. Tôi chỉ có một chút băn khoăn là làm sao để rèn cho con nền nếp kỷ luật ở môi trường mới.

Vào lớp 1 đối với cháu ở lại bán trú chỉ có một cô giáo phụ trách vào giờ trưa nên không thể nào chăm chút cho cháu như trường mầm non. Do đó, phụ huynh phải hướng dẫn con tính tự lập, tự xúc ăn và vệ sinh gọn gàng. Về việc học thì quan trọng nhất là tạo tâm lý thích đi học cho con trẻ, không nên kỳ vọng, nhồi nhét kiến thức cũng như ép con học quá nhiều. Cô Thương – GV trường tiểu học Hưng Dũng 1 chia sẻ kinh nghiệm: Trẻ mới vào lớp một trong thời gian này cũng sẽ được chúng tôi thống nhất một số quy định trong lớp học, cách xếp hàng ra vào lớp, quan hệ với bạn bè,... Tuy nhiên, để làm tốt hoạt động này, phụ huynh nên thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập, sinh hoạt của con để cùng giáo viên kịp thời động viên những việc làm tốt và uốn nắn những thiếu sót của trẻ…

Bắt nhịp cho trẻ vào lớp 1 là hoạt động rất quan trọng nhằm giúp học sinh thích nghi với môi trường học tập mới và cảm thấy vui thích khi được đi học. Được biết, xác định tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, năm hoc mới 2013-2014, Sở GD&ĐT TP HCM yêu cầu nhà trường dành ít nhất một tuần đầu năm học để hướng dẫn học sinh làm quen với lớp trước khi học chương trình chính thức như chuẩn bị cặp, sách vở, đồ dùng học tập, chỗ ngồi…. Từ đó, dần dần giúp trẻ làm quen với không gian, nề nếp học tập ở lớp 1.

Thu Huyền

tin mới

Đoá hồng nhung trên đá

Đoá hồng nhung trên đá

(Baonghean.vn) - Ở Trường THPT Đô Lương 2, các giáo viên, học sinh nhiều thế hệ vẫn kể cho nhau nghe về câu chuyện của cô giáo dạy môn Địa lý Nguyễn Thị Kim Nhung bằng sự yêu thương, ngưỡng mộ và tự hào. Như một đoá hoa trên sỏi đá, giữa sóng gió cuộc đời, cô mạnh mẽ sống và trọn vẹn trao đi.

Sức khỏe sinh sản

Cục Dân số tổ chức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sáng 29/11, tại Trường Trung học cơ sở Nghi Thái (Nghi Lộc), Trung tâm Tư vấn và cung ứng dịch vụ, Cục Dân số - Bộ Y tế phối hợp với Chi cục Dân số -Kế hoạch hóa gia đình tỉnh tổ chức Hội nghị truyền thông trực tiếp chăm sóc sức khỏe sinh sản – Kế hoạch hóa gia đình.

Kỳ thi

Phương án thi tốt nghiệp 4 môn sẽ giảm áp lực cho học sinh

(Baonghean.vn) - Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã triển khai được hơn 2 năm, nhưng việc lựa chọn phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vẫn đang được cân nhắc. Gần đây nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đưa ra phương án 4 môn thi và nhận được khá nhiều ý kiến đồng tình.

Thầy trò vùng cao sống tạm bợ trong nhà bán trú xuống cấp

Thầy trò vùng cao sống tạm bợ trong nhà bán trú xuống cấp

(Baonghean.vn) - Những dãy nhà bán trú bằng gỗ của giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Nậm Cắn 2 (huyện Kỳ Sơn) được dựng lên hàng chục năm nay bị xuống cấp nghiêm trọng, gây bất an cho thầy và trò. Để dạy học, giáo viên nhà trường buộc phải khắc phục bằng cách chống đỡ tạm bợ.

Gieo chữ ở vùng khó

Gieo chữ ở miền khó

(Baonghean.vn) - Ở những huyện miền núi cao Nghệ An, mỗi bước trưởng thành của học trò luôn in đậm dấu ấn của thầy giáo, cô giáo. Và vì tình yêu với học trò vùng cao, vì tình yêu nghề, nhiều người đã nguyện ở lại, vượt qua mọi khó khăn, từ đó gặt hái được thành quả.

Nhà giáo Nguyễn Minh Tú

Trung tá, nhà giáo Nguyễn Minh Tú: 'Vinh dự là nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu toàn quốc'

(Baonghean.vn) - Thầy giáo Nguyễn Minh Tú - giảng viên Trường Cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc phòng là 1 trong 20 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chọn gặp mặt và tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Những người thầy yêu học trò bằng cả trái tim

Những người thầy yêu học trò bằng cả trái tim

(Baonghean.vn) - Trong 24 giáo viên của tỉnh Nghệ An được "Quỹ Phát triển tài năng giáo dục” khen thưởng năm nay, có 2 giáo viên là thầy Lê Văn Hậu đến từ huyện Quỳnh Lưu và thầy Nguyễn Nhật Đức đến từ huyện Thanh Chương, để lại trong lòng đồng nghiệp và các em học sinh nhiều dấu ấn đặc biệt.

Xóa mù

Nghệ An xây dựng nhiều chính sách cho công tác xóa mù chữ

(Baonghean.vn) - Tạo cơ hội cho người mù chữ được đi học, được biết chữ là những nỗ lực thầm lặng trong công tác xóa mù chữ ở Việt Nam trong những năm qua. Từ đó cũng đã mở ra nhiều cánh cửa để người dân được tiếp thu kiến thức, nâng cao dân trí và phát triển nghề nghiệp.