Cuộc chiến giữa hai gia tộc chính trị lớn nhất Mỹ

Cuộc bầu cử Thượng nghị sĩ Mỹ trong năm 2018 có thể là thời điểm diễn ra cuộc cạnh tranh giữa thành viên của hai gia tộc chính trị lớn nhất nước Mỹ.

Nếu tin đồn Thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand tranh cử Tổng thống vào năm 2020 là đúng, thì các ứng viên chạy đua vào ghế đại diện cho bang New York của bà sẽ bao gồm hai đệ nhất tiểu thư: Chelsea Clinton và Caroline Kennedy.

 

"Những gì bạn chứng kiến sẽ là khởi đầu cho sự nghiệp chính trị của Chelsea Clinton", một nguồn tin có quan hệ thân thiết với cả nhà Hillary lẫn Kennedy nói với Nhật báo New York.

Chelsea từng có một cuộc chiến trên mạng xã hội Twitter với nữ phát ngôn viên của Tổng thống Trump là Kellyanne Conway. Trên một chương trình truyền hình quốc gia, cựu Đệ nhất tiểu thư 36 tuổi đã chỉ trích Conway kích động sợ hãi khi thảo luận về các cuộc tấn công khủng bố.

Ngoài ra, Chelsea dường như cũng rất tích cực chia sẻ và dẫn lại các thông điệp về chính quyền hiện thời trên tài khoản riêng ở Twitter.

Gillibrand giữ ghế Thượng nghị sĩ New York sau khi bà Hillary rời bỏ vị trí này để làm Ngoại trưởng. Một số nghị sĩ đảng Dân chủ phán đoán, do bà Gillibrand phản đối đương kim Tổng thống mạnh mẽ nên bà sẽ tranh cử vào Nhà Trắng năm 2020. Nếu điều này xảy ra, ghế của bà ở Thượng viện sẽ để trống.

Hiện thời, cả Chelsea lẫn bà Caroline đều chưa cho thấy dự định sẽ tranh cử vào vị trí này. Tuy nhiên, hồi 2009, con gái cố Tổng thống John F. Kennedy đồng thời là cháu của Thượng nghị sĩ New York Robert F. Kennedy từng tỏ ý quan tâm tới ghế Thượng nghị sĩ còn trống, sau khi bà Hillary trở thành Ngoại trưởng.

Caroline Kennedy, 59 tuổi, vừa kết thúc nhiệm kỳ Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản. 

Hồi 2015, bà mẹ hai con Chelsea cũng cho hay, sẽ có ngày cân nhắc ra tranh cử.

Theo Vietnamnet

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.