Cuộc gặp bất ngờ giữa Hollande và Putin tại Moscow

(Baonghean) - Sáng thứ bảy ngày 6/12, sau khi trở về từ chuyến thăm chính thức Kazakhstan, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã dừng chân tại Moscow. Tại đây, ông Hollande sẽ có một cuộc gặp mặt với người đồng cấp Vladimir Putin vào buổi chiều cùng ngày.
Tổng thống Francois Hollande và Tổng thống Vladimir Putin. Ảnh: Alain Jocard
Tổng thống Francois Hollande và Tổng thống Vladimir Putin. Ảnh: Alain Jocard
Chủ đề chính của cuộc gặp sẽ xoay quanh cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraina. Nga thường xuyên bị các nước phương Tây cáo buộc “nhúng tay” giúp đỡ các nhóm phiến quân li khai tại Ukraina, trong khi Moscow luôn một mực phủ nhận thông tin này. Hai nhà lãnh đạo sẽ bàn về tình trạng chiến sự ngày một leo thang ở miền Đông Ukraina mặc dù đã có một thỏa thuận ngừng bắn ký hôm 5/9 tại Minsk. 
Hiệp định tại Minsk đề cập đến việc chấm dứt các cuộc giao tranh tại khu vực miền Đông, quyền kiểm soát biên giới giữa Nga-Ukraina sẽ được các bên chia sẻ với nhau, đồng thời chính quyền Kiev cũng sẽ có những cải cách chính trị nhằm trao cho khu vực đòi ly khai nhiều quyền tự quyết hơn. Mặc dù hiệp định đình chiến đã có hiệu lực, nhưng các cuộc giao tranh vẫn xảy ra và khiến cho hơn 1.000 người thiệt mạng. Moscow một lần nữa lại bị các nước phương Tây cáo buộc gửi vũ khí giúp đỡ các lực lượng đòi ly khai tại Ukraina. 
Liệu mối quan hệ giữa hai nước có dần dịu lại với thông điệp mà Paris muốn gửi tới Moscow trong cuộc gặp lần này? Theo một nguồn tin bên lề của Điện Elysée, thông điệp mà nước Pháp muốn gửi đến ông Putin là Paris không có ý định đồng ý với việc Ukraina gia nhập vào NATO. Tuy nhiên, riêng vấn đề sát nhập bán đảo Crimea vào Nga hồi mùa Xuân vừa rồi sẽ không bao giờ được Điện Elysée chấp nhận đưa vào các cuộc nói chuyện giữa 2 nước.
Vấn đề bàn giao 2 chiếc tàu chiến Mistral cho Moscow cũng được đưa ra trong cuộc gặp lần này. Hôm thứ Sáu, Điện Elysée hy vọng các bên sẽ đạt được một “thỏa thuận” trong vòng 6 tháng trước khi phát sinh thêm các vấn đề liên quan tới pháp lý khác. Cách đó 3 tuần, 2 nhà lãnh đạo đã gặp mặt và có cuộc trò chuyện trong Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Brisbane. Nhưng cho đến hiện tại, số phận của 2 chiếc tàu Mistral vẫn chưa được xác định.
Cuộc gặp mặt diễn ra sau khi Tổng thống Nga Putin có một bài phát biểu được đánh giá là cứng rắn gửi tới các nước phương Tây cách đây 2 ngày. Tổng thống Nga cho rằng, những lệnh trừng phạt mà phương Tây áp dụng với Moscow sẽ “gây hại tới tất cả các bên”. Ông Putin thậm chí còn tuyên bố nếu không có cuộc khủng hoảng ở Ukraina, thì các nước phương Tây cũng sẽ “tìm ra một lý do nào đó nhằm kiềm chế mọi khả năng phát triển của nước Nga”.
Được biết, trong cuộc đổi giữa ông Hollade với Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev diễn ra trước đó, cả 2 nhà lãnh đạo đều có “chung quan điểm” với nhau về vấn đề Ukraina. Tuy nhiên, Tổng thống Nazarbayev cũng khẳng định “những biện pháp trừng phạt sẽ gây bất lợi” đối với “tất cả các bên”.
Chu Thanh 
Theo LeMonde 6/12

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.