Cuộc hành trình kỳ lạ

(Baonghean) - Một cuộc hành trình vốn đã đầy kỳ lạ, tưởng vô vọng, mịt mù nhưng thoáng chốc lại giản đơn và đầy may mắn.

Sau khi Báo Nghệ An cuối tuần số ra ngày 21/5 và 27/8 đăng tải câu chuyện về một người Mỹ mang tên Thomas đến Nghệ An trong một hành trình tìm về chiến trường xưa, nơi cha của ông đã từng là một “giặc lái” bị người dân Thanh Tiên, Thanh Chương bắt sống khi nhảy dù xuống nơi này, có rất nhiều bạn đọc quan tâm đến câu chuyện và cảm thấy hài lòng với cái kết rất có hậu.

Câu chuyện của chúng tôi đã tưởng chừng khép lại với hình ảnh anh con trai người cựu binh Mỹ về nước mang theo niềm xúc động và cảm kích khôn nguôi. Những người ở lại thì mỉm cười mãn nguyện khi đã giúp được anh con trai hoàn thành phần nào tâm nguyện của cha mình. Một cuộc hành trình vốn đã đầy kỳ lạ, tưởng vô vọng, mịt mù nhưng thoáng chốc lại giản đơn và đầy may mắn. Nhưng, mọi chuyện lại không chỉ dừng ở đó, những ngày này, Thomas đang chộn rộn và nhắn lại cho chúng tôi biết: Tháng 12 này, ông sẽ trở về Việt Nam để gặp thêm những con người, những chứng tích mới nữa. Vòng tròn bất ngờ lại thêm rộng mở, phần lãng quên của quá khứ được sống dậy, con đường ân nghĩa lại thêm phần đậm sâu...

Đậm thêm ký ức

Hẳn bạn đọc quan tâm đến câu chuyện này còn nhớ, trong những bài viết trước, chúng tôi – người kể lại câu chuyện này, cũng như những nhân vật mà chúng tôi gặp gỡ: ông Bùi Bác Văn, ông Nguyễn Văn Thu- những người đầu tiên có mặt và tham gia bắt sống trung tá phi công Mỹ Walter Eugence Wilber khi máy bay bị bắn rơi xuống cánh đồng Thanh Tiên (huyệnThanh Chương) ngày 16/6/1968 - đều nghĩ máy bay "bà già" F4 này bị bắn rơi bởi lưới lửa phòng không.

Nhưng, thật tình cờ, trong một lần, một vị khách đặc biệt cũng là một người bạn của Giám đốc Bảo tàng Quân khu 4 đến thăm và trao tặng hiện vật cho Bảo tàng, nghe câu chuyện về cuộc hành trình của Thomas do đại tá Nguyễn Công Thành kể lại thì người khách lại bất ngờ tiết lộ: Tôi biết rất rõ trận chiến trên không hôm đó, và còn biết rõ hơn về người đã bắn hạ chiếc máy bay do trung tá Walter Eugence Wilber cùng viên phi công đã tử nạn Bernard Francis Rupinski điều khiển.

Một thoáng sững sờ, đại tá Nguyễn Công Thành nối máy với Thomas - con trai viên phi công Mỹ năm nào ở bên kia bán cầu. Vị khách đặc biệt ấy đã nói chuyện với Thomas bằng vốn liếng tiếng Anh khá dày dạn của mình từ thời trong quân ngũ. Và câu chuyện của gần 50 năm trước ngỡ đã kết thúc lại được viết tiếp một cách đầy bất ngờ.

Đại tá Nguyễn Công Thành
Đại tá Nguyễn Công Thành, GĐ Bảo tàng Quân khu 4 và Thomas, con trai của viên sỹ quan phi công Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Thanh Chương vào ngày 16/6/1968.

Vị khách đặc biệt mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây là đại tá, phi công Nguyễn Văn Sửu. Ông Sửu quê Hưng Nguyên, nhưng hiện đang sống cùng gia đình tại Hà Nội. Ông nguyên là một phi công kỳ cựu của Không quân Việt Nam. Sự hấp dẫn của cuộc hành trình ân nghĩa đã khiến chúng tôi không thể bỏ qua một “mắt xích” trong câu chuyện này. Và chúng tôi tìm đến nhà của đại tá Nguyễn Văn Sửu trong một buổi chiều muộn. Người đàn ông đã ngoài 60 mà dáng vóc vẫn toát lên cái vẻ đầy vững chãi và kiêu bạc của một người ltự tin làm chủ bầu trời. Năm 20 tuổi đại tá Sửu tốt nghiệp lái máy bay MiG-17 tại Liên Xô, trở về nước và tham gia phục vụ cách mạng. Với 43 năm phục vụ cho quân ngũ trong đó có đến 40 năm trực tiếp lái máy bay nên ông am hiểu tường tận mọi điều về đời sống của không quân Việt Nam lúc bấy giờ.

Trong căn nhà nhỏ ở phố Hoàng Văn Thái, ông Sửu lần giở từng mảng ký ức, kể cho tôi nghe về vụ bắn rơi máy bay ngày 16/06/1968. Người bắn rơi chiếc máy bay F4 do Thomas Wilber điều khiển ngày hôm ấy chính là đại tá Đinh Tôn - một phi công tài hoa mà tên ông là cả một niềm ngưỡng mộ, thậm chí là cả một huyền thoại đối với những phi công chiến đấu ngày ấy và bây giờ. Ông là phi công Việt Nam đầu tiên bay trên bầu trời Tổ quốc với lá cờ đỏ sao vàng vào giữa năm 1958. Tháng 12-1973, đại tá Đinh Tôn được tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân

Đại tá, cựu phi công Nguyễn Văn Sửu
Đại tá, cựu phi công Nguyễn Văn Sửu

Huyền thoại về người phi công tài hoa 

Đại tá Đinh Tôn (sinh năm1935) tên thật là Nguyễn Đình Tôn quê ở xã Hoài Thanh, Hoài Nhơn, Bình Định vào bộ đội năm 17 tuổi. Năm 1954 ông ra miền Bắc rồi 4 năm sau sang Tiệp học lái máy bay thể thao và trở thành 1 trong 7 phi công đầu tiên của Việt Nam. Năm 1961 ông sang Liên Xô học lái máy bay vận tải, 2 năm sau trở về rồi lại tiếp tục sang Liên Xô học lái máy bay Gi-1. Ông vừa là học viên vừa là đoàn trưởng của chuyến đi ấy. Lúc trở về Đinh Tôn là một trong 4 phi công giỏi nhất sau 3 năm học tập ở nước bạn.

Sỹ quan phi công Đinh Tôn (ngoài cùng bên phải), huyền thoại của bầu trời trong những năm kháng chiến chống Mỹ
Sỹ quan phi công Đinh Tôn (ngoài cùng bên phải), người được xem là "anh cả" của Quân chủng không quân Việt Nam

Tháng 2 năm 1968 Đinh Tôn về nước. Trận đầu tiên xung kích sỹ quan quân chủng không quân này đã bắn rơi 1 chiếc máy bay không người lái. Những tháng tiếp theo, tháng 4, tháng 5, tháng 6 mỗi tháng ông bắn hạ một chiến đấu cơ của địch. Trong đó chính trận xuát kích vào tháng 6/1968 Đi Tôn đã bắn rơi chiếc máy bay F4 do Thomas Wilber điều khiển. Kể về Đinh Tôn, ông Sửu không giấu được nỗi niềm tự hào và khâm phục về sỹ quan không quân tài ba bậc nhất của đội ngũ phi công chiến đấu lúc bấy giờ. Trong ánh mắt ông lấp lánh một nỗi niềm cảm kích và ông vẫn cứ luôn miệng gọi Đinh Tôn là “người anh cả” của chúng tôi.

"Trận đánh ngày 16/06/1968, phía ta tham gia chiến đấu với 2 chiếc máy bay. Anh Đinh Tôn lái chiếc máy báy số 1, anh Nguyễn Tiến Sâm (sau này là Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam) lúc ấy còn rất trẻ, chỉ mới độ 23, 24 tuổi lái chiếc số 2. Chiếc máy bay F4 mà cha của Thomas điều khiển do anh Đinh Tôn bắn rơi" - ông Sửu cho biết. Tuy vậy theo như những tài liệu mà ông Sửu tìm kiếm, nghiên cứu lại có những ghi nhận trái chiều về cuộc không kích ấy. Trong cuốn hồi ký “60 năm không quân” của Trung tướng Phạm Phú Thái – người bạn chiến đấu với Đinh Tôn đã kể lại rằng: "anh Tôn lái chiếc máy bay MiG và cho di chuyển ở độ cao rất thấp khiến máy bay và rada địch không thể phát hiện. Khi chúng kịp phát hiện ra máy bay của ta, anh Tôn đã bắn rơi chiếc máy bay địch ngay trước khi chúng kịp trở tay".

Tuy nhiên trong cuốn “Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965 – 1975) của Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân lại viết rằng ngày hôm đó có đến 4 chiếc máy bay Mỹ quần đảo trên bầu trời. Khi anh Đinh Tôn đột ngột đưa chiếc máy bay của mình lên cao thì 3 chiếc bỏ chạy chỉ còn duy nhất chiếc máy bay do Wilber điều khiển vòng lại. Và cũng chưa kịp làm gì thì chúng đã bị Đinh Tôn bắn hạ.

Phi công Đinh Tôn và những dòng tư liệu về trận đánh ngày 16/6/1968 trên báo nước ngoài 
Phi công Đinh Tôn và những dòng tư liệu về trận đánh ngày 16/6/1968 trên báo nước ngoài.

Câu chuyện của ông Sửu khiến chúng tôi cất công mày mò tìm hiểu thêm về AHLLVT Đinh Tôn. Mặc dù có rất ít tư liệu được công bố, nhưng chúng tôi may mắn khi có được những thông tin về đại tá Đinh Tôn trong cuốn “Người phi công tài hoa” của nhà văn Lê Thành Chơn. Tại cuốn sách này, nhà văn tiết lộ: “Năm 1998 J.Pual tướng hai sao, từng chỉ huy một trong những hàng không mẫu hạm của Mỹ tham chiến ở Việt Nam gởi cho tôi một bức thư, nội dung của thư muốn tôi giới thiệu cho ông ta một số phi công Bắc Việt Nam đã hạ nhiều máy bay Mỹ để ông ta trực tiếp gặp gỡ, phỏng vấn cho cuốn sách của ông dự định viết về những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam.

Trong những phi công nổi tiếng ấy có một tên ở dòng số 7: Đinh Tôn, phi công Mig 21?. Ông ta đặc biệt lưu ý trận chiến đấu ngày 16-6-1968 tại Đô Lương hồi 11 giờ trưa”. Trận chiến này cũng được nhà văn kể lại đầy sinh động trong cuốn sách của mình. Một số tư liệu cho rằng, Đinh Tôn là liệt sỹ trong chiến tranh, nhưng ông Sửu và một số nguồn tư liệu khác cho hay: thực ra ông vẫn còn sống khỏe mạnh sau khi chiến tranh kết thúc. Có một điều ít người biết là khi qua Liên Xô  học, các bác sỹ đã phát hiện phi công Đinh Tôn có dấu hiệu của bệnh ung thư máu, vậy mà đến sau chiến tranh, khi đã đạt được hàng ngàn giờ bay bệnh mới nặng lên và ông mất vì căn bệnh này.

Đậm sâu con đường ân nghĩa

Khi đại tá Nguyễn Văn Sửu nhớ về những năm tháng khốc liệt trên bầu trời – những năm tháng mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau một hơi thở thì nỗi đau và những mất mát dường như là điều sâu đậm nhất. Vết thương chiến tranh còn in hằn trên chính đôi chân khập khiễng của ông, vĩnh viễn không bao giờ lành lặn.

Ấy thế mà, lần đầu tiên khi liên lạc với Thomas ông Sửu đã nói rằng: “Tôi là một cựu phi công nhưng anh đừng quên rằng tôi cũng là một người con, một người cha”. Bằng trái tim mình, ông Sửu muốn Tom hiểu rằng  ông sẵn sàng xếp những tổn thương và mất mát của chiến tranh vào quá khứ, ông tôn trọng ước nguyện của cha anh và niềm mong mỏi hoàn thành sứ mệnh một người con của Thomas. Và bằng cả tấm chân tình ông sẽ hết lòng giúp đỡ Thomas trong chặng hành trình tìm về quá khứ ấy.

Ông Bùi Bác Văn, người bắt viên phi công và Thomas
Giây phút xúc động giữa ông Bùi Bác Văn, người bắt viên phi công Walter Eugence Wilber vào năm 1968 và Thomas con trai của chính viên phi công ấy

Trong căn phòng khách nhỏ bé của ông Sửu, những cuốn sách, những tập tài liệu được xếp cao. Ông cười nhè nhẹ và nói rằng cả tháng nay chú cũng đã đọc không biết bao nhiêu cuốn sách, lần tìm đến từng đường link trên internet. Một người đàn ông với đôi kính lão cần mẫn đọc, cần mẫn tìm tòi thêm chút thông tin để giúp một người đàn ông xa lạ mà chẳng hề có chút phần thưởng nào thì ở  đó có gì đâu ngoài một tấm lòng - một tấm lòng nhiệt thành và nhân ái.

Với vốn tiếng Anh kha khá của mình, ông còn tỉ mẩn dịch lại từng thông tin, từng con số và ngày tháng để đảm bảo rằng những điều ông biết là những điều chính xác nhất. Cứ như vậy, cả tháng nay ông gần như dừng lại những công việc đang dang dở của mình chỉ để làm mỗi việc ấy giúp Thomas và chuyến gặp mặt người đàn ông xa lạ này được dự định vào tháng 12 sắp tới.

Còn với Thomas những ngày này là những ngày tháng đầy hân hoan và hồi hộp. Ông vui vì thấy mình may mắn quá khi lại được biết thêm những thông tin vô cùng quý báu về cha mình, hồi hộp vì trong chuyến đi đến Việt Nam lần nay không biết rằng sẽ còn những điều bất ngờ và kỳ diệu gì chờ đón nữa. Chúng tôi biết rằng ông Sửu cũng như ông Thu, ông Văn sẽ là 3 người trong số hàng triệu triệu người Việt Nam sẵn sàng bao dung với nỗi đau chiến tranh dẫu rằng có những vết thương đến hôm nay còn chưa kịp lành lặn.

Chúng tôi cũng tin rằng không chỉ có những người Việt Nam trong hành trình này, mà bất cứ  người nào trong chúng ta đều sẵn lòng giúp đỡ Thomas bằng tất cả những gì chân thật nhất. Có một điều chúng tôi đã hỏi Thomas, rằng vì sao ông khao khát muốn biết về người đã bắn rơi chiếc máy bay của cha mình, ông đã nói: Chính những người ấy đã góp phần thức tỉnh trong người trung tá phi công năm xưa nhận thức về sự phi nghĩa của cuộc chiến trên đất nước này. Và hòa bình, tình yêu thương là những điều chúng ta cần làm cho nhau...

T.Vinh- Q.Hoa

Tin mới

Thông tin nổi bật tỉnh Nghệ An ngày 2/6

Thông tin nổi bật tỉnh Nghệ An ngày 2/6

(Baonghean.vn) - Quốc hội khoá XV thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; các đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri trước kỳ họp giữa năm; Chủ tịch UBND tỉnh thăm, làm việc tại thị xã Hoàng Mai… Đây là những nội dung đáng chú ý ngày 2/6 đăng trên baonghean.vn.
Làm rõ kiến nghị của cử tri về xây dựng cầu sông Giăng và tuyến đường chợ Chùa tại huyện Thanh Chương

Làm rõ kiến nghị của cử tri về xây dựng cầu sông Giăng và tuyến đường chợ Chùa tại huyện Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Tiếp xúc cử tri vùng Cát Ngạn (huyện Thanh Chương), Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình đã trả lời, làm rõ kiến nghị của cử tri về xây dựng cầu cứng sông Giăng và nâng cấp tuyến đường từ chợ Chùa (xã Phong Thịnh) đi xã Thanh Đức.
Đọc truyện đêm khuya: Quân khu Nam Đồng - Phần XIII: Ghen 1

Đọc truyện đêm khuya: Quân khu Nam Đồng - Phần XIII: Ghen 1

(Baonghean.vn) - Chắc hẳn ai đã từng yêu đều biết cảm xúc ghen tuông mang đến cho người trong cuộc cảm xúc như thế nào. Trong chương trình đêm nay, hãy cùng lắng nghe để xem các nhân vật trong "Quân khu Nam Đồng" đối diện với tình huống được xem như gia vị của tình yêu như thế nào.
Cử tri đề nghị sớm có chính sách hỗ trợ 12 hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai ở Tương Dương

Cử tri đề nghị sớm có chính sách hỗ trợ 12 hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai ở Tương Dương

(Baonghean.vn) - Chiều 2/6, tại xã Lượng Minh (Tương Dương), đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri 3 xã: Lượng Minh, Xá Lượng và Yên Na. Đây là hoạt động chuẩn bị cho kỳ họp giữa năm của HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Giới thiệu 75 bức tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc

Giới thiệu 75 bức tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc

(Baonghean.vn) - Mỗi tác phẩm tranh cổ động là một thông điệp tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc ý nghĩa của Lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như vị trí, vai trò, tác dụng to lớn của phong trào thi đua yêu nước.
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An chúc mừng Giáo hội Phật giáo tỉnh nhân Đại lễ Phật đản

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An chúc mừng Giáo hội Phật giáo tỉnh nhân Đại lễ Phật đản

(Baonghean.vn) - Chiều 2/6, đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An và các tổ chức thành viên do đồng chí Lê Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh dẫn đầu đến thăm, chúc mừng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh nhân đại lễ Phật đản 2023 (Phật lịch 2567).
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Quỳ Hợp

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Quỳ Hợp

(Baonghean.vn) -  Sáng 2/6, tại xã Châu Lý, đồng chí Nguyễn Như Khôi - Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri các xã: Châu Quang, Châu Cường, Châu Thành, Châu Tiến, Châu Hồng, Châu Thái, Châu Lý, Nam Sơn, Bắc Sơn và thị trấn Quỳ Hợp của huyện Quỳ Hợp.
Đại hội Công đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bắc Á đã diễn ra thành công. Ảnh: BAB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á: Chăm lo tốt đời sống người lao động để phát triển bền vững

(Baonghean.vn) - Không chỉ kiên tâm với triết lý kinh doanh luôn hướng tới mục tiêu Vì hạnh phúc đích thực của con người, mà bằng nỗ lực của tổ chức Công đoàn cơ sở, các cán bộ, nhân viên, người lao động của BAC A BANK cũng luôn được hưởng những chính sách phúc lợi toàn diện và thiết thực.
Tỉnh táo với 'ngành công nghiệp IELTS'

Tỉnh táo với 'ngành công nghiệp IELTS'

(Baonghean.vn) - Bạn muốn giao tiếp bằng tiếng Anh hay ư? Mỉm cười và giúp cho người cùng giao tiếp cảm thấy vui vẻ và thoải mái, đây là một cách giao tiếp rất hay, rồi sau đó tự tìm hiểu cách tự học. 
Nhi đồng Diễn Châu

Nhi đồng Diễn Châu quyết tâm lặp lại kỳ tích tại giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng cúp Báo Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mùa bóng năm ngoái, Nhi đồng Diễn Châu xuất sắc lọt vào trận Chung kết, đó là thành tích rất ấn tượng khi đội bóng Phủ Diễn vượt qua hàng loạt đội bóng mạnh để đi đến trận đấu cuối cùng. Năm nay, thầy và trò Diễn Châu đang căng sức tập luyện, phấn đấu lặp lại kỳ tích.