Cứu người ở ‘miền đất khó’

Công Kiên - Đào Thọ - Hồ Phương 26/02/2019 19:28

(Baonghean.vn) - Tuy khác nhau về độ tuổi, quê quán, địa bàn công tác và trình độ chuyên môn nhưng điểm chung giữa họ chính là sự gắn bó với công tác khám, điều trị cho nhân dân vùng rẻo cao. Những cán bộ y tế này được ghi nhận bởi tấm lòng tận tụy, nhiệt tình vì sức khỏe và sự sống của những bệnh nhân ở vùng khó khăn.

Ca đỡ đẻ “có một không hai”

Những khi rảnh rỗi, ông Lô Hồng Minh (SN 1949) ở bản Chà Luân, xã Ngọc Lâm (Thanh Chương) lại đưa bộ dụng cụ y tế đã cũ ra ngắm, kỷ niệm năm xưa chợt ùa về. Bộ dụng cụ gồm 2 chiếc xi ranh cỡ lớn, hơn 10 chiếc kim tim và một chiếc kẹp được đựng trong chiếc hộp nhôm. Nó từng gắn bó với ông gần suốt cả chặng đường hơn 20 năm chữa bệnh cứu người.

“Hoàn thành chương trình đào tạo cấp tốc với thời gian 6 tháng, tôi được cử về công tác tại Trạm Y tế xã Luân Mai (Tương Dương). Lúc ấy, giao thông cách trở, đời sống vô cùng khó khăn, nhận thức của người dân rất hạn chế nên gặp nhiều trở ngại trong công việc” – ông Minh nhớ lại.

Thời điểm ấy (năm 1986), xã Luân Mai chưa chia tách thành 3 xã như sau này (gồm Luân Mai, Nhôn Mai và Mai Sơn) nên địa bàn rất rộng. Việc đi lại chủ yếu là cuốc bộ và thuyền gỗ chèo bằng sức người. Khi đau ốm, bà con chưa có thói quen đi khám bệnh, chủ yếu uống thuốc thầy lang hoặc mời thầy mo về khài cúng để “đuổi con ma”.

Cứu người ở ‘miền đất khó’
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO