"Cứu" sông Mekong: Mỹ bắt đầu vào cuộc

Cố vấn Shannon và Đại sứ Thorne cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ đóng góp 500.000 USD để hỗ trợ Ủy hội Sông Mekong nghiên cứu các ảnh hưởng của thủy điện đối với cộng đồng và môi trường tại khu vực này.
Vị trí dự kiến sẽ xây dựng thủy điện Don Sahong (ảnh:Tổ chức sông ngòi quốc tế)
Vị trí dự kiến sẽ xây dựng thủy điện Don Sahong (ảnh:Tổ chức sông ngòi quốc tế)
Thông cáo báo chí của Vụ Các vấn đề công thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết ngày 2/2, Cố vấn Tom Shannon và Cố vấn cấp cao, Đại sứ David Thorne của Bộ Ngoại giao Mỹ đã dẫn đầu một phái đoàn tham dự Cuộc họp Đặc biệt của Nhóm Hạ nguồn Mekong và Những người bạn (FLM) tại Pakse (Lào).
Đây là lần đầu tiên nhóm FLM cùng với các nước Hạ nguồn Sông Mekong thảo luận về sự liên kết giữa nguồn nước, nhu cầu năng lượng và an ninh lương thực trong khu vực.
Phát biểu tại cuộc họp, phái đoàn Mỹ đã công bố một số sáng kiến mới, trong đó có Sáng kiến Năng lượng Mekong Bền vững (SMEI) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID). Qua sáng kiến này, Mỹ mong muốn thúc đẩy việc sử dụng các loại năng lượng thay thế và công nghệ ít thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Phía Mỹ cũng cho biết Bộ Ngoại giao nước này sẽ thu xếp và cử Phái đoàn Doanh nghiệp Năng lượng Bền vững tới khu vực Hạ nguồn sông Mekong vào cuối năm nay.
Liên đoàn Kỹ sư Quân đội Mỹ (USACE), cơ quan phụ trách xây dựng và quản lý các công trình thủy điện-thủy lợi hàng đầu của Mỹ, tuyên bố sẽ hỗ trợ kỹ thuật trong công tác quản lý thủy điện. Trong khi đó, Ủy ban Sông Mississippi đã ký gia hạn 5 năm thỏa thuận với Ủy hội Sông Mekong nhằm trao đổi nghiệp vụ và thông tin giữa hai bên.
Cố vấn Shannon và Đại sứ Thorne thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ đóng góp 500.000 USD để hỗ trợ Ủy hội Sông Mekong nghiên cứu các ảnh hưởng của thủy điện đối với cộng đồng và môi trường tại khu vực này.
Trong kế hoạch xây dựng 12 đập thủy điện ở hạ lưu vực sông Mekong thì 10 đập chắn ngang tòan bộ dòng sông, trừ Don Sahong xây dựng trên dòng nhánh chính và Thako là một dự án chuyển dòng.
Khi Lào tuyên bố xây đập thuỷ điện Son Dahong, Campuchia và Việt Nam, cùng nhiều hiệp hội, tổ chức phi chính phủ của Thái Lan, và nhiều nhà khoa học trên thế giới đã phản đối vì tác động lớn đến môi trường, đặc biệt ở các nước hạ lưu.
Trước tình hình phản đối của các tổ chức môi trường trên thế giới và những bất đồng chính phủ các nước đã lên tiếng quan ngại về thời gian nghiên cứu quá hạn chế trong khi dự án có nhiều tác động xuyên biên giới. Do vậy, các nước đều đề nghị có thêm thời gian nghiên cứu tác động của dự án đến mỗi nước thành viên. Theo tinh thần của Hiệp định Mê Kông 1995, Lào phải làm rõ những quan ngại này nhằm tìm kiếm sự đồng thuận của các nước thành viên trong quá trình thực hiện dự án.
Theo antt.vn

tin mới

Tổng Thư ký NATO kêu gọi nhanh chóng bổ sung vũ khí cho Ukraine

Tổng Thư ký NATO kêu gọi nhanh chóng bổ sung vũ khí cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong kỳ họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, Ukraine cần được khẩn trương bổ sung các phương tiện phòng không cũng như thiết bị bảo trì, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây chi tiền mua hệ thống phòng không cho Kiev.

Ông Biden tuyên bố tái tranh cử tổng thống vì nền dân chủ Mỹ đang bị đe doạ

Ông Biden tuyên bố tái tranh cử tổng thống vì nền dân chủ Mỹ đang bị đe doạ

(Baonghean.vn) - Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đang gây quỹ phục vụ chiến dịch tái tranh cử của mình khi tới New York để dự các hội nghị với các nhà lãnh đạo thế giới, hôm 18/9 đã thừa nhận những mối quan ngại về tuổi tác của ông, nhưng khẳng định sẽ tranh cử vì nền dân chủ đang bị đe doạ.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể ‘chia tay’ với EU

Thổ Nhĩ Kỳ có thể ‘chia tay’ với EU

(Baonghean.vn) -Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/9 tuyên bố nước này có thể "chia tay" với Liên minh châu Âu (EU) nếu thấy cần thiết sau khi Nghị viện châu Âu (EP) thông qua báo cáo mới về quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nước phương Tây muốn đưa quân tới Ukraine?

Các nước phương Tây muốn đưa quân tới Ukraine?

(Baonghean.vn) - NATO có thể chỉ còn một bước nữa là triển khai quân đội tới Ukraine, Tổng thống Belarus Lukashenko cho biết trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin ở Sochi. Ba Lan đã thành lập lực lượng sẵn sàng tiến vào lãnh thổ Ukraine bất cứ lúc nào, ông Lukashenko nói thêm.