Đã tìm thấy 'cành hoa sen' gây tranh cãi trong ca dao?

Trong làng văn đã từng có không biết bao nhiều cuộc tranh luận quanh hai câu ca dao: "Đêm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen". Người ta không thể chấp nhận được chuyện phi lí “hoa sen có cành” và thậm chí “cành sen” mạnh mẽ tới mức có thể mắc được một cái áo bỏ quên.

Tuy nhiên, mới đây, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long đã giới thiệu đến công chúng yêu văn hóa dân gian cây hoa sen ở chùa Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long cho rằng, cây hoa sen này chính là "cành hoa sen" đã đi vào ca dao Việt Nam qua bao thế hệ: "Đêm qua tát nước đầu đình/Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen", "Lên chùa bẻ một cành sen/Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng...".

Toàn cảnh cây sen đất được trồng ở chùa Bối Khê. Ảnh: NQL
Toàn cảnh cây sen đất được trồng ở chùa Bối Khê. Ảnh: NQL

Loài cây mà nghệ sĩ Quang Long nhắc đến được trồng tại chùa Bối Khê, gắn biển với tên gọi “cây sen đất”, có nơi gọi là cây sen núi. So với bông hoa sen mọc trong đầm thì hoa sen đất có cánh màu trắng, nhị vàng, to tương đương sen đầm, cánh hoa khum khum như bàn tay chụm lại. Đặc biệt, nụ của hoa sen đất khi chưa nở rất giống nụ sen trắng trong đầm.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long, cây sen đất ở chùa Bối Khê có thân gỗ, gần giống thân cây hồng xiêm, lá giống lá đa. Hàng năm, sen đất chỉ nở vào mùa hạ, từ tháng Tư đến tháng Sáu âm lịch.

Cổng tam quan chùa Bối Khê. Ảnh: TL.
Cổng tam quan chùa Bối Khê. Ảnh: TL.

Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long tiết lộ, sau rất nhiều nỗ lực tìm kiếm của anh và các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thì anh tạm thời kết luận, trên khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ chỉ duy nhất ở chùa Bối Khê có cây hoa sen đất lâu đời dù vài năm gần đây, giống cây này được rao bán khá nhiều, có thể được nhập từ nước ngoài.

"Cách đây chừng 7-8 năm, trong hành trình tìm hiểu về các nghệ nhân hát xẩm, những câu hát xẩm, hát trống quân... chúng tôi tình cờ biết đến chùa Bối Khê và cây hoa sen đất. Khi đó, có cây hoa sen rất to đằng sau chùa và nhà chùa nỗ lực nhân giống cây hiếm này ra nhiều cây khác. Gần đây, có dịp quay trở lại, tôi đã thấy khuôn viên chùa hiện hữu 5 - 6 cây hoa sen cao quá đầu người được nhân giống từ cây sen già nay đã không còn nữa", nghệ sĩ Nguyễn Quang Long chia sẻ.

Đã tìm thấy 'cành hoa sen' gây tranh cãi trong ca dao? ảnh 3
 
Hoa sen đất khá giống với sen đầm, cánh dày, to và trắng tinh khiết. Ảnh: NQL.
Hoa sen đất khá giống với sen đầm, cánh dày, to và trắng tinh khiết. Ảnh: NQL.

Nói về giả thuyết "cành hoa sen" trong câu ca dao: "Đêm qua tát nước đầu đình/Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen" chính là cành của cây sen đất chứ không phải bông sen trong đầm như nhiều người vẫn nghĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long phân tích: "Toàn bộ không gian trong bài ca dao này toát lên khung cảnh của đồng bằng Bắc Bộ, nên chúng ta có thể nhận định là bài ca dao được ra đời ở vùng này. Khi chúng tôi đến nơi đây, các bậc cao niên ở địa phương cũng khẳng định cây sen trong ca dao này chính là loài sen đất. Theo các cụ, cây sen này rất khó sống, nó chỉ sống thích hợp khi được trồng nơi đình chùa. (Tuy nhiên có thể đây chỉ là cách nghĩ nhằm tôn thêm tính linh thiêng cho loài cây được trồng trong những không gian thiêng).

Đối với địa phương, cây sen được coi trọng như cây đa, cây bồ đề, muỗm cổ thụ... Từ chính sự linh thiêng ấy nên trong bài ca dao, khi chàng trai ngỏ ý với cô gái rằng bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen, dù đó là sự tán tỉnh yêu đương nhưng nó lại thể hiện tính nghiêm túc trong tình cảm mà chàng trai muốn gửi tới cô gái".

Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long thừa nhận: "Tôi đã thay đổi suy nghĩ kể từ khi biết về cây sen này vì nó giải quyết được hết những thắc mắc trong câu ca dao kia. Hơn nữa, các cụ ta cũng chân chất, thật thà, ăn nói mộc mạc kiểu "Gặp đây anh nắm cổ tay/ Anh hỏi câu này có lấy anh không?" chứ ít khi vòng vo, văn vở... Vì lối suy nghĩ người xưa gần gũi với hành động nên tôi cho rằng, không chàng trai nào nói dối như thế.

Búp hoa sen đất cũng có hình dáng không khác gì hoa sen đầm. Ảnh: NQL.
Búp hoa sen đất cũng có hình dáng không khác gì hoa sen đầm. Ảnh: NQL.

Không loại trừ giả thuyết, trong kiến trúc làng quê Việt, ao làng vốn có đầm sen và rất có thể chàng trai si tình sinh ra "ngớ ngẩn", vắt áo lên hoa sen trong đầm thật thì cũng khó xảy ra vì nếu vào mùa có sen, tôi nghĩ không tát nước được. Trong khi, là cây sen đất thì lúc nào cũng có thể vắt áo lên cành!".

Chùa Bối Khê tọa lạc trên thế đất đầu phượng, ngôi chùa được xây dựng năm 1382, dưới thời Trần trên mảnh đất rộng khoảng 4.000m2. Chùa có năm cửa, một cửa chính giữa và bốn cửa phụ chia đều cho hai bên. Một chiếc cầu nhỏ được xây bằng gạch vắt ngang đầm thả đầy hoa súng để dẫn tới cổng Tam quan 2 tầng, 8 mái. Tầng thượng có treo 2 quả chuông lớn, mỗi quả cao 1m, đường kính 20cm.

Chùa được bố cục theo lối truyền thống, tiền thờ Phật, hậu thờ Minh Đức chân nhân đời Trần, tên húy là Nguyễn Bình An. Ngài đã tu hành đắc đạo và hóa tại nơi đây, được nhân dân xây tháp để giữ hình hài cốt, tôn là Đức Thánh Bối. Người dân kể lại, ngài sinh năm Tân Tỵ (1281), quê ở làng Bối Khê, nhưng tu luyện ở chùa Trăm Gian (xã Tiên Lữ, huyện Chương Mỹ). Nên chùa Trăm Gian là nơi thờ chính thức ngài, còn ở Bối Khê là thờ vọng. Hàng năm cứ đến ngày 13 tháng Giêng, người dân trong vùng nô nức mở hội, rước kiệu Thánh để thể hiện lòng biết ơn tới Ngài.

Theo một số người dân ở đây, cây sen đất tại chùa đã hơn trăm năm tuổi và đều đặn ra hoa vào mùa hạ. Hoa sen đất có màu trắng tinh, cánh dày và thơm hơn sen nước, khi nở hết cỡ to bằng cái bát ăn cơm. Đời của hoa cũng “sớm nở tối tàn”, hoa chỉ có nhụy vàng mà không có gương sen như sen nước, nhưng khi cánh hoa khô rồi mà vẫn còn thơm”.

Sư thầy Đàm Phượng (trụ trì chùa Bối Khê) cho biết: “Người làng nói, ở chùa Bối Khê có hai cây sen đất do Phật tử cung tiến từ trăm năm trước đây. Nhưng một cây đã chết, giờ chỉ còn lại duy nhất cây sen tổ này. Qua năm tháng, cây sen tổ cũng cằn cỗi dần, nên cách đây khoảng chục năm nhà chùa đã cho chiết khoảng 40 cành, trồng trước cửa chùa hai cành, trồng ở chùa Trăm Gian 2 cành còn lại đem biếu các nơi. Sau một thời gian, được tin chỉ có hai cành được trồng phía trước cửa chùa Bối Khê và một cành ở chùa Trăm Gian là sống. Giờ ba cây đó đã cao trên 3m, cành lá xum xuê, cứ đến mùa lại đơm hoa trĩu cành, toả mùi thơm ngát dịu khắp chốn thiền môn.

Theo dantri

Tin mới

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Quỳ Hợp

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Quỳ Hợp

(Baonghean.vn) -  Sáng 2/6, tại xã Châu Lý, đồng chí Nguyễn Như Khôi - Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri các xã: Châu Quang, Châu Cường, Châu Thành, Châu Tiến, Châu Hồng, Châu Thái, Châu Lý, Nam Sơn, Bắc Sơn và thị trấn Quỳ Hợp của huyện Quỳ Hợp.
Đại hội Công đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bắc Á đã diễn ra thành công. Ảnh: BAB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á: Chăm lo tốt đời sống người lao động để phát triển bền vững

(Baonghean.vn) - Không chỉ kiên tâm với triết lý kinh doanh luôn hướng tới mục tiêu Vì hạnh phúc đích thực của con người, mà bằng nỗ lực của tổ chức Công đoàn cơ sở, các cán bộ, nhân viên, người lao động của BAC A BANK cũng luôn được hưởng những chính sách phúc lợi toàn diện và thiết thực.
Tỉnh táo với 'ngành công nghiệp IELTS'

Tỉnh táo với 'ngành công nghiệp IELTS'

(Baonghean.vn) - Bạn muốn giao tiếp bằng tiếng Anh hay ư? Mỉm cười và giúp cho người cùng giao tiếp cảm thấy vui vẻ và thoải mái, đây là một cách giao tiếp rất hay, rồi sau đó tự tìm hiểu cách tự học. 
Nhi đồng Diễn Châu

Nhi đồng Diễn Châu quyết tâm lặp lại kỳ tích tại giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng cúp Báo Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mùa bóng năm ngoái, Nhi đồng Diễn Châu xuất sắc lọt vào trận Chung kết, đó là thành tích rất ấn tượng khi đội bóng Phủ Diễn vượt qua hàng loạt đội bóng mạnh để đi đến trận đấu cuối cùng. Năm nay, thầy và trò Diễn Châu đang căng sức tập luyện, phấn đấu lặp lại kỳ tích.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị chính quyền các cấp huyện Thanh Chương quan tâm giải quyết bức xúc của nhân dân ngay từ cơ sở

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị chính quyền các cấp huyện Thanh Chương quan tâm giải quyết bức xúc của nhân dân ngay từ cơ sở

(Baonghean.vn) - Tiếp xúc cử tri thị trấn Thanh Chương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình đề nghị chính quyền địa phương quan tâm giải quyết các vấn đề ngay từ cơ sở, hạn chế những vấn đề thuộc thẩm quyền nhưng cử tri phải chờ các cuộc tiếp xúc cử tri HĐND tỉnh để kiến nghị.
Không để xảy ra tình trạng cài cắm 'lợi ích nhóm', 'lợi ích cục bộ' trong đề xuất, xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật

Không để xảy ra tình trạng cài cắm 'lợi ích nhóm', 'lợi ích cục bộ' trong đề xuất, xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật

(Baonghean.vn) - Đây là một trong các nội dung tại Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 được Quốc hội khoá XV thông qua sáng 2/6, trong chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 5. 

Dân chung cư 'dài cổ' chờ... sổ đỏ

Dân chung cư 'dài cổ' chờ... sổ đỏ

(Baonghean.vn) - Dù đã hoàn thành, thậm chí bàn giao và cho người dân vào ở, nhưng đến nay nhiều dự án chung cư trên địa bàn Nghệ An, tập trung chủ yếu ở TP. Vinh vẫn chưa thể bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (gọi tắt là sổ đỏ), cho cư dân. 
Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.
Giao thông

Nghệ An tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An đã cụ thể hóa các nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 nhằm triển khai đồng bộ, quyết liệt, toàn diện các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, đảm bảo nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả.