Dân trí, dân chủ và phản biện xã hội
Ở nước ta lâu nay, phản biện xã hội vẫn được hiểu là nhận xét, đánh giá, góp ý, tham vấn, phê bình... Phản biện thật ra có bao gồm những tính chất ấy, tuy nhiên nó vẫn có sự khác biệt về bản chất. Phản biện là sự phát hiện sai trái, có lập luận về sự sai trái ấy, từ đó tiến tới bắt buộc khách thể phải giải trình nhằm bảo vệ luận điểm và chứng minh khả năng thực thi của mình. Không có sự bắt buộc này, phản biện chưa thể gọi là phản biện!
(Baonghean.vn) - Ở nước ta lâu nay, phản biện xã hội vẫn được hiểu là nhận xét, đánh giá, góp ý, tham vấn, phê bình... Phản biện thật ra có bao gồm những tính chất ấy, tuy nhiên nó vẫn có sự khác biệt về bản chất. Phản biện là sự phát hiện sai trái, có lập luận về sự sai trái ấy, từ đó tiến tới bắt buộc khách thể phải giải trình nhằm bảo vệ luận điểm và chứng minh khả năng thực thi của mình. Không có sự bắt buộc này, phản biện chưa thể gọi là phản biện!
Soi vào xã hội loài người, từ khi có nhà nước, giai cấp, đảng cầm quyền, học giả Nguyễn Trần Bạt đã có lí lẽ khi phân tích: Phản biện xã hội nói chung tạo ra một giai đoạn đệm cho quá trình tự nhiên của các giai tầng và nhóm lợi ích; đó là giai đoạn thảo luận và thỏa thuận giữa cộng đồng xã hội và đảng cầm quyền với nhà nước mà họ đại diện. Phản biện xã hội theo ông Bạt, làm cho các hành vi chính trị, kinh tế và xã hội trở nên ít chủ quan hơn, sự xung đột của các giai tầng, nhóm lợi ích và chính quyền nhà nước được điều chỉnh thông qua thảo luận, thỏa thuận.
Quốc hội khóa I, ngày 29/12/1956 đã nhất trí bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng ban sửa đổi Hiến pháp ban hành từ năm 1946.
Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Đại hội lần thứ X, đã đưa ra quan điểm xây dựng quy chế, cơ chế cho phản biện xã hội: “Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ”.
Quan điểm vừa nêu của Đảng ta, xuất phát trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, nhằm xóa bỏ bệnh quan liêu, khắc phục những bất hợp lí của hệ thống chính quyền các cấp... Một trong những giải pháp hữu hiệu là khơi dậy, phát huy dân chủ, công khai, minh bạch - mà phản biện xã hội là cách thức có hiệu quả nhất, đặc biệt trong điều kiện thể chế trính trị do một đảng duy nhất cầm quyền.
Ảnh bìa sách “Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền”.
Năm 2006, NXB Đà Nẵng cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Phản biện xã hội, câu hỏi đặt ra từ cuộc sống của tác giả Trần Đăng Tuấn. Tiếp thu những kết quả đạt được và triển khai những kết quả mới, tới năm 2009, NXB Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền. Soạn giả cuốn sách này là một tập thể, do Tiến sĩ Hồ Bá Thâm và Nguyễn Tôn Thị Tường Vân đồng chủ biên. Một loạt câu hỏi đại loại như: Phản biện xã hội là gì (khái niệm, bản chất, các đặc điểm)? Chủ thể, khách thể, đối tượng, nguyên tắc và phương thức của phản biện xã hội? Phản biện xã hội trong nền dân chủ pháp quyền ở nước ta hiện nay? Đặc điểm, vấn đề và khó khăn hiện nay trong phản biện xã hội ở một khu vực cụ thể như Thành phố Hồ Chí Minh? Phần phụ lục của cuốn sách giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về phản biện xã hội trong nền dân chủ hiện đại phương Tây, chủ yếu là ở Hy Lạp cổ đại, Anh, Pháp và Mỹ...
Riêng việc khảo sát phản biện xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh qua 5 lĩnh vực là tham nhũng, đất đai, ô nhiễm môi trường, giáo duc – y tế, tai nạn giao thông thì đã có thể đi đến một số kết luận đáng được quan tâm, tham khảo rộng rãi như: Cần xây dựng một cơ chế cụ thể khuyến khích sự tham gia của người dân trong việc ra các quyết định; Khi triển khai một dự án, cần minh bạch và công khai hóa thông tin, nhất là những thông tin về ảnh hưởng tiêu cực của các dự án; Tăng cường việc phản biện, đối thoại hai chiều giữa chính quyền và người dân trong giải quyết những vấn đề đang phát sinh.
Trong các hình thức phản biện xã hội, báo chí luôn giữ vai trò không thể thiếu, vì sự phản biện từ phía dư luận xã hội là một trong những cơ sở thông tin quan trọng, giúp chính quyền có những quyết sách phù hợp với thực tiễn xã hội, với lòng dân. Thu thập thông tin dư luận xã hội thực hiện qua nhiều “kênh”, trong đó có thể qua báo in, đài phát thanh, truyền hình, báo mạng... Dư luận xã hội mang tính đối thoại giữa những ý kiến công dân trong xã hội với ý kiến phản hồi của các nhà lãnh đạo. Hiện có 2 hình thức thể hiện sự đối thoại này khá rõ, được cán bộ và công nhân hoan nghênh, là đối thoại trên báo chí có sự tham gia của cấp lãnh đạo, và đối thoại trực tiếp của lãnh đạo với nhân dân, được truyền hình trực tiếp... Tuy nhiên, ở đây cần phân biệt hành động phản biện với hành động phản đối để đòi quyền lợi. Đấy là hai vấn đề với 2 cách thể hiện, đi tới 2 mục đích khác nhau.
Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, nhằm trả lời những câu hỏi đặt ra, kết hợp góc độ nghiên cứu lí luận và tổng kết thực tiễn, công trình Phản biện xã xã hội của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan ban hành, nhằm mục tiêu phát triển, thì mỗi chúng ta còn cần phải suy nghĩ nhiều, làm và dám làm rất nhiều việc nữa.
Xóa bỏ lối tư duy “kiêu ngạo”, không cần học hỏi ai cả, kể cả mặt chính trị, công nghệ..., Đảng, Nhà nước ta gần đây đã mở cửa mời các tổ chức tư vấn và tổ chức phản biện ở một số nước, một số tổ chức quốc tế và đầu tư, phản biện cho chính sách của ta. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng ở Việt Nam, nhờ đó mà loại bỏ dần những thói quen cổ hủ, tạo nên bước đột phát mới cho tư duy mở cửa, hội nhập, xây dựng kiểu làm ăn, ứng xử văn minh, hiện đại!
Kim Hùng