Đất học Thượng Thọ

(Baonghean) - Nằm ven tả ngạn Lam giang, làng Thượng Thọ (xã Thanh Văn - Thanh Chương) hiện lên với dải đất xanh tươi cây cối và những cánh đồng nhỏ bao quanh. Ngôi làng đã có lịch sử khoảng 600 năm, gắn liền với sự khai phá và phát triển của dòng họ Nguyễn Tài - một dòng họ khoa bảng khá nổi tiếng trên quê hương xứ Nghệ. Qua dòng chảy của thời gian, truyền thống xưa không ngừng được gìn giữ và bồi đắp, thế hệ hôm nay đang tiếp nối để viết thêm trang sử mới cho quê hương.

Sông Lam đoạn qua làng Thượng Thọ, xã Thanh Văn (Thanh Chương).
Sông Lam đoạn qua làng Thượng Thọ, xã Thanh Văn (Thanh Chương).


Chúng tôi đã có 2 lần được ghé về làng Thượng Thọ. Lần thứ nhất cách đây đã hơn 4 năm, khi theo chân một thầy giáo ở Viện Văn học về đưa tang Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn - người con ưu tú của dòng họ Nguyễn Tài và của cả đất Nghệ An. Lần ấy, không có nhiều thời gian để tìm hiểu về mạch nguồn truyền thống, chỉ kịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp mang màu sắc cổ kính của vùng đất này. Và lần này, khi những trà lúa hè - thu được những cơn mưa rào tưới mát, có những thửa ruộng lúa đã đơm bông. Từ triền đê nhìn qua cánh đồng, vẻ đẹp của làng hiện lên với những rặng dừa, hàng cau cao vút, mướt mát một màu xanh. Những ngôi nhà cổ lợp ngói âm dương ẩn mình dưới rặng cây, những con đường bao quanh được bê tông hóa càng thêm sạch đẹp. Sông Lam qua đây dường như cũng có ít nhiều sự khác lạ, dòng nước uốn quanh, lững lờ chảy như quyến luyến, muốn lưu lại lâu hơn để bồi đắp thêm phù sa cho vùng đất này. Có đồng, có sông, nằm không xa quốc lộ, hình thế này đã mang lại cho làng Thượng Thọ nhiều cơ hội được giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài, con em của làng có dịp được “cất cánh” vươn xa và khi trở về thường mang theo niềm tự hào cho quê hương, dòng họ.


Chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Tài Thiều - Tộc trưởng của dòng họ Nguyễn Tài và được ông kể một cách sơ lược về truyền thống của đất và người Thượng Thọ. Theo lời vị tộc trưởng, thì thủy tổ của dòng họ Nguyễn Tài làng Thượng Thọ là Nguyễn Hiền và Nguyễn Trung Ngạn - hai bậc tuổi trẻ tài cao, sớm được ghi danh bảng vàng và lập được nhiều công trạng dưới triều đại nhà Trần. Tổ tiên của dòng họ về đây khai khẩn đất đai và lập nên làng Thượng Thọ đã được khoảng 600 năm. Khi dừng chân tại vùng đất này, các bậc tiền bối đã nhận thấy được thế đất, hình sông sẽ giúp cho dòng họ được trường tồn, con cháu sẽ có một tương lai xán lạn, sự học và truyền thống khoa cử sẽ được bồi đắp và mãi mãi được tươi xanh như dòng sông và cánh đồng phía trước.

Thời phong kiến, đơn vị làng và họ thường gắn liền chặt chẽ với nhau, các dòng họ lớn thường quần tụ thành một làng, vì thế một số nơi người dân đã lấy tên dòng họ đặt thành tên làng. Làng Thượng Thọ xưa kia là nơi sinh sống của dòng họ Nguyễn Tài, nói đến dòng họ này là nói đến làng Thượng Thọ và ngược lại. Quá trình vận động và phát triển, thêm nhiều mối quan hệ xã hội được hình thành và xác lập, làng Thượng Thọ ít nhiều đã có sự đổi thay, có thêm 4-5 dòng họ khác về đây cùng sinh sống. Ngày nay, về mặt hành chính, làng Thượng Thọ gọi là xóm 4, xã Thanh Văn với gần 150 hộ, trong đó khoảng 70% số hộ thuộc dòng họ Nguyễn Tài, còn lại là thuộc các dòng họ khác mới về đây sinh sống.

Các sắc phong, chiếu chỉ của triều đình nhà Nguyễn đang được lưu giữ tại nhà thờ chi 2, họ Nguyễn Tài.
Các sắc phong, chiếu chỉ của triều đình nhà Nguyễn đang được lưu giữ tại nhà thờ chi 2, họ Nguyễn Tài.


Thành viên dòng họ Nguyễn Tài thường nhắc nhở thế hệ con cháu rằng vùng đất này thiên nhiên khắc nghiệt, hết mưa dầm đến nắng lửa, đất đai lại chật hẹp, cỗi cằn, nếu con người không có ý chí vượt lên thì mãi mãi phải chấp nhận cảnh đói nghèo, thiếu thốn. Muốn vượt lên đói nghèo, sự học là con đường bền vững và hứa hẹn có tương lai tươi sáng nhất. Ngày xưa, học để thi cử và đỗ đạt làm quan; ngày nay học để có tri thức, có việc làm ổn định. Vì thế, phải đặt sự học lên hàng đầu, bố mẹ dù có phải ăn sắn, ăn khoai trừ bữa thay cơm nhưng quyết không để con cái thất học. Ông bà, bố mẹ thường đưa tấm gương hiếu học và đỗ đạt của các vị thủy tổ, tiền bối để bày dạy con cái và xem đó là điểm tựa tinh thần, là động lực cho việc theo đuổi sự nghiệp bút nghiên, khoa cử và học tập.


Tôn trọng và chăm lo sự học nên đời nào dòng họ Nguyễn Tài cũng có người đỗ đạt cao và được vinh quy bái tổ, thăng quan tiến chức, góp phần làm rạng danh cho quê hương. Người trước tiên phải kể đến là Nguyễn Tài Tuyển (1837 - 1884), đỗ Tiến sỹ khoa Đinh Sửu, niên hiệu Tự Đức thứ 30 (1877), cùng khoa với chí sỹ yêu nước Phan Đình Phùng. Tên tuổi của Nguyễn Tài Tuyển được khắc tại văn bia và dựng ở Văn Miếu Quốc Tử giám...Tại nhà thờ chi 2 họ Nguyễn Tài vẫn còn lưu giữ khá nhiều bản sắc phong, chiếu chỉ của triều đình nhà Nguyễn ban tặng cho những người con của dòng họ. Những “báu vật” này luôn được giữ gìn cẩn thận, vào dịp tế tổ mới đưa ra để con cháu được chiêm ngưỡng và vun đắp thêm quyết tâm trên con đường học hành, lập nghiệp.

Viết tiếp trang sử và truyền thống khoa bảng của dòng họ, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn (1926 - 2011) - hậu duệ của Tiến sỹ Nguyễn Tài Tuyển được đánh giá là một trong những chuyên gia hàng đầu của ngành Việt ngữ học. Ông có công đặt nên móng cho việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, từng được các trường đại học danh tiếng của Mỹ và Pháp mời thỉnh giảng, được giới ngôn ngữ học quốc tế mến mộ. Dòng họ Nguyễn Tài còn có một người được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, đó là nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ, tác giả những ca khúc đi cùng năm tháng như “Xa khơi”, “Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó”. Về làng Thượng Thọ, bà con thường nhắc đến nhà giáo Nguyễn Tài Đại, người từng làm việc tại Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Chánh Văn phòng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp rồi về làm Trưởng ty Giáo dục Nghệ Tĩnh. Ngoài lĩnh vực chuyên môn, Nguyễn Tài Đại còn có tài làm thơ và câu đối, kết giao rộng rãi với bạn bè.

Nhà thờ chi 2, họ Nguyễn Tài ở làng Thượng Thọ, xã Thanh Văn (Thanh Chương).
Nhà thờ chi 2, họ Nguyễn Tài ở làng Thượng Thọ, xã Thanh Văn (Thanh Chương).


Tiếp nối truyền thống, dòng họ Nguyễn Tài ở thế hệ nào cũng có người đỗ đạt cao, công tác trong ngành Giáo dục và các lĩnh vực khác, góp phần vào sự hội nhập và phát triển của đất nước. Cũng theo lời Trưởng tộc Nguyễn Tài Thiều, dòng họ Nguyễn Tài làng Thượng Thọ hiện có trên 10 người có học vị Tiến sỹ, trên 30 người có học vị Thạc sỹ, còn người tốt nghiệp đại học thì không thể kể hết. Ở lứa tuổi học sinh, năm học nào con cháu dòng họ cũng có người được công nhận danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện. Với dòng họ Nguyễn Tài, sự học và việc chăm lo học hành cho con cái luôn được đặt lên hàng đầu và đã hun đúc thành truyền thống.

Ở làng Thượng Thọ, không ít gia đình khó khăn, vất vả nhưng bố mẹ luôn quyết tâm cho các con học chu đáo, không thua bạn kém bè. Đó là vợ chồng ông Nguyễn Tài Thí, là thương binh hạng nặng, bị mất 1 chân nhưng vẫn quyết tâm làm lụng để nuôi các con ăn học. Thương bố mẹ tảo tần khuya sớm, 4 người con của ông quyết tâm báo hiếu bằng kết quả học hành, anh em Nguyễn Tài Văn, Nguyễn Tài Tiến, Nguyễn Tài Toàn và Nguyễn Thị Hậu lần lượt bước vào giảng đường đại học. Đến nay, tất cả đã tốt nghiệp ra trường, người làm giảng viên đại học, người làm bác sỹ, người làm cán bộ tòa án, ai cũng ghi lòng tạc dạ công ơn của bố mẹ và hứa sẽ nuôi dạy con cháu nên người để nối tiếp truyền thống dòng họ và không phụ lòng các bậc sinh thành. Gia đình ông Nguyễn Tài Tiên cũng có 4 người con đều được ăn học thành tài, và hiện nay đều là cán bộ, công chức. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi đời sống còn nhiều khó khăn, vất vả, sự học chưa được chăm lo nhưng vợ chồng ông Tiên không ngại đầu tư cho các con theo học và đỗ đạt là cả một kỳ tích. Rồi gia đình ông Nguyễn Tài Thường, Nguyễn Tài Thiều và nhiều gia đình khác con cháu đều được theo học thành tài, trở thành những cán bộ, giáo viên và sỹ quan quân đội, công an mẫu mực.


Ông Nguyễn Tài Thiều cho biết thêm: “Để động viên, khuyến khích con cháu chăm lo học hành, nối tiếp truyền thống tổ tiên, Hội đồng gia tộc phát động gây dựng nguồn quỹ khuyến học. Vào ngày tế tổ (13 tháng Giêng âm lịch hàng năm), con cháu khắp cả nước tìm về, hành lễ xong sẽ trao phần thường cho con em có thành tích cao trong học tập”.


Bây giờ có dịp đến Thượng Thọ, hẳn ai cũng đậm trong ấn tượng một miền quê trung du có nét rất riêng, ấy là hồn cốt làng nơi đất phát nhân tài của xứ Nghệ.


 Tường Anh

tin mới

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

(Baonghean.vn) - Mảnh đất Quỳ Châu được coi là một trong những cái nôi của văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An. Nơi đây có nhiều loại hình di sản văn hóa giàu bản sắc. Những năm gần đây việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên vùng đất Tây Bắc Nghệ An được quan tâm chú trọng.

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An. 

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...

Cây quế Quỳ ở Quế Phong. Ảnh: Nhật Lân

Cây quế Quỳ cần được quan tâm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông… 

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

 Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

(Baonghean.vn) - Nằm trong số những nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh được Nhà nước vinh danh, Nghệ nhân Nhân dân Võ Thị Hồng Vân và Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Thị Cẩm Vân luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, phát huy giá trị của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Mây trắng

Ngắm mây trên bản biên giới Phà Chiếng

(Baonghean.vn) - Phà Chiếng là bản biên giới thuộc xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn. Nơi đây đường đi hiểm trở, điều kiện sống của đồng bào gặp vô vàn khó khăn. Bù lại, thiên nhiên đã ban tặng cho bản Phà Chiếng cảnh sắc nên thơ, hữu tình, không khí mát lành, đặc biệt là có mây phủ quanh năm.

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

(Baonghean.vn) - Với điều kiện địa lý, thiên nhiên hùng vĩ và kỳ thú, đất Anh Sơn sớm đi vào thi phú của tiền nhân với những áng văn trác tuyệt; đây cũng là vùng “địa linh” dày dặn truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, góp một dấu son vào pho sử vàng đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp tháng 5 về, những hồ sen ở quê Bác, xã Kim Liên (Nam Đàn) lại nở hoa, tỏa hương thơm ngát. Hoa sen không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

(Baonghean.vn) - Minh An không đến với sáo bằng sự tình cờ mà đó là sự lựa chọn của chính em từ thuở thiếu thời, là con đường bền bỉ, nhẫn nại dù gặp không ít gian khó. Em dành cho cây sáo nhỏ bé ấy cả tuổi xuân tươi đẹp nhất của mình, và ngược lại, sáo cũng hồi đáp em một sự nghiệp đáng tự hào.
Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

(Baonghean.vn) - Hơn 40 năm qua, Lễ hội Làng Sen được tổ chức hàng năm là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của Nhân dân, là dịp để người dân cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu.
Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

(Baonghean.vn) - Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, hàng chục trang báo và cả mạng xã hội phản ánh, chia sẻ khá nhiều về việc Hội đồng hương Nghệ An sẽ tổ chức đêm nhạc Mạch nguồn ví, giặm, vinh danh 5 nhạc sĩ tiêu biểu của quê hương.
Ai về chợ Ú Đại Sơn...

Ai về chợ Ú Đại Sơn...

(Baonghean.vn) - Chợ Ú (xã Đại Sơn, Đô Lương) không chỉ được biết đến là chợ trâu bò lớn nhất Đông Nam Á, mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng quê xứ Nghệ.

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

(Baonghean.vn) - Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời điểm thích hợp để các gia đình đi du lịch cùng nhau. Nếu chưa biết dịp lễ này đi đâu, sau đây là một số điểm đến không thể bỏ qua tại Nghệ An mà quý vị có thể tham khảo.

Thác Hồng Sơn ở Tân Hợp cao hơn 100m, chảy dài theo triền đá, ngày đêm tuôn những cột nước trắng xóa. Ảnh: Cẩm Tú

Hấp dẫn du lịch Tân Kỳ

(Baonghean.vn)-  Với Km số 0 - nơi khởi đầu đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, những dãy núi trùng điệp, những hang động, thác nước cùng phong tục đặc sắc của đồng bào đã giúp Tân Kỳ hội tụ yếu tố để phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng. 
Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Khi thực dân Pháp bị đánh bại, những đồn điền rộng lớn tại khu vực Phủ Quỳ đã bị tịch thu. Riêng hàng me được trồng từ ngày người Pháp đặt chân lên đây vẫn được giữ lại, trở thành một tài sản xanh độc đáo cho vùng đất TX.Thái Hòa ngày nay…