Đẩy mạnh các biện pháp tạo việc làm, nâng cao chất lượng lao động

02/06/2011 16:46

Giải quyết việc làm là một trong các chương trình mục tiêu quốc gia của Chỉnh phủ và được UBND tỉnh Nghê An cụ thể hóa bằng Quyết định số 103/2006/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình giải quyết việc làm, giai đoạn 2006 – 2010, được các cấp, các ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị và nhân dân quan tâm thực hiện.

(Baonghean) - Giải quyết việc làm là một trong các chương trình mục tiêu quốc gia của Chỉnh phủ và được UBND tỉnh Nghê An cụ thể hóa bằng Quyết định số 103/2006/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình giải quyết việc làm, giai đoạn 2006 – 2010, được các cấp, các ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị và nhân dân quan tâm thực hiện.

Tạo chuyển biến rõ nhất sau 5 năm thực hiện chương trình giải quyết việc làm của tỉnh Nghệ An là nhận thức của nhân dân về việc làm đã được nâng lên. Người dân đã hiểu rõ hơn là muốn có việc làm, cải thiện thu nhập thì bản thân mỗi người cần phải thực sự nỗ lực vươn lên để có nhiều cơ hội tiếp cận và có việc làm, hoặc tự tạo việc làm cho mình là chính.



Trong thời gian qua, cơ quan chức năng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm mới. Tính trong vòng 5 năm (2006 – 2010), toàn tỉnh đã thu hút được 278 dự án đầu tư, thu hút được hàng chục nghìn lao động mới. Cùng với đó, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển, với hơn 4.500 doanh nghiệp được thành lập mới (nâng tổng số doanh nghiệp trong cả tỉnh lên trên 8.000) cùng với hàng chục nghìn hộ sản xuất kinh doanh đi vào hoạt động, góp phần tích cực vào việc ổn định việc làm tại chỗ và thu hút thêm lao động có việc làm mới.
Ngoài ra, tỉnh quan tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, nhất là làng nghề với tổng số làng nghề và làng có nghề phát triển mới toàn tỉnh là 253; thu hút, tạo thêm việc làm cho 3 – 4 vạn lao động. Mặt khác, tỉnh cũng đã có nhiều cơ chế chính sách đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao nguồn nhân lực, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 16,5% (năm 2006) lên 33% (năm 2010).

Các cấp, các ngành cũng tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh triển khai các chương trình, dự án, mô hình kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp; tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình… Qua đó, hàng năm tạo thêm việc làm cho trên 11.500 lao động. Chú trọng đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động; hỗ trợ lao động đi làm việc ngoài tỉnh. Bình quân mỗi năm toàn tỉnh có trên 11.000 người đi làm việc tại các nước và khoảng 8.400 lao động đi làm việc các tỉnh trong cả nước…..

Có thể nói, thông qua các biện pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác thông tin thị trường lao động tạo điều kiện để người lao tiếp cận đầy đủ; đồng thời hỗ trợ kịp thời cơ chế chính sách, công tác giải quyết việc làm hàng năm trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả tốt. Hàng năm giải quyết được 3,2 – 3,5 vạn lao động, trong đó lĩnh vực xuất khẩu lao động đạt 10.000 – 11.000 lao động, góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp từ 0,83% (năm 2005) xuống 0,55% (năm 2010).

Tuy đạt nhiều chuyển biến về giải quyết việc làm cho người lao động, song số người thất nghiệp, thiếu việc làm trong toàn tỉnh vẫn đang ở mức cao, với trên 8 vạn lao động. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn mới đạt 85%. Năng suất và hiệu quả lao động vẫn còn thấp, dẫn đến mức thu nhập và đời sống của người lao động chưa cao. Vì vậy, vấn đề ưu tiên tập trung trong thời gian tới là bên cạnh giải quyết thêm nhiều việc làm mới là cần đặc biệt chú trọng nâng cao trình độ tay nghề, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, đảm bảo lao động có chất lượng cao hơn, góp phần nâng cao giá trị lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động (phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 52% tổng nguồn lao động xã hội qua đào tạo nghề). Tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động, thông qua đó vừa giải quyết việc làm trước mắt cho người lao động, về lâu dài đó cũng là để nâng cao trình độ lao động, tác phong công nghệp cho người lao động sau khi trở về nước. Tỉnh cần chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao trình độ canh tác, sản xuất, nâng cao đời sống cho đồng bào.


Minh Chi

Mới nhất

x
Đẩy mạnh các biện pháp tạo việc làm, nâng cao chất lượng lao động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO