Đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo"

14/08/2014 16:26

I - Đặt vấn đề:

1. Sự cần thiết xây dựng đề án

- Thực hiện chủ trương về Phong trào thi đua “Dân vận khéo” của Ban Dân vận Trung ương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự hưởng ứng tích cực của MTTQ, các đoàn thể quần chúng và các tầng lớp nhân dân, toàn tỉnh đã xây và phát triển nhiều mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Thông qua đó, đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước; tham gia giải quyết nhiều khó khăn, phức tạp ở cơ sở; đóng góp quan trọng vào những thắng lợi to lớn trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh và từng địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian qua Phong trào thi đua “Dân vận khéo” vẫn còn những tồn tại, đòi hỏi thời gian tới cần phải có sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy đảng, sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, mới đưa phong trào ngang tầm yêu cầu công tác vận động quần chúng giai đoạn mới.

- Nghị quyết số 25 - NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng với công tác vận động quần chúng trong tình hình mới; Nghị quyết số 26 - NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Nghệ An đến năm 2020” đã đề ra những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp mới về công tác dân vận. Từ đó, đòi hỏi các cấp ủy đảng và hệ thống chính trị phải tích cực đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo”, nhằm tập hợp rộng rãi các lực lượng quần chúng, phát huy sức mạnh to lớn, đoàn kết thi đua hướng tới mục tiêu xây dựng Nghệ An trở thành một tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm 2015, tạo cơ sở đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

2 - Căn cứ pháp lý:

- Nghị quyết số 25 - NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.

- Quyết định 290 - QĐ/TW 290 - QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc ban hành "Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị"

- Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

- Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9/1998 của Chính phủ về ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan

- Nghị định 60/2013, ngày 19/6/2013 của Chính phủ về “Quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.

- Chỉ thị 18/2000/CT-TTg, ngày 21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ “Về tăng cường công tác dân vận”.

- Kế hoạch số 70 - KH/BDVTW, ngày 02/02/2009 của Ban Dân vận Tỉnh ủy về “Tổ chức phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

- Hướng dẫn số 151 - HD/BDVTW, ngày 27/4/2009 của Ban Dân vận Trung ương về “Tiêu chí cơ bản đánh giá điển hình “Dân vận khéo””

- Hướng dẫn số 43 - HD/BDVTW, ngày 10/02/2012 của Ban Dân vận Trung ương “Về phong trào thi đua “Dân vận khéo” thực hiện “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thông mới””.

- Quyết định 2138 - QĐ/TU, ngày 21/9/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành "Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Nghệ An"

- Công văn số 232 - CV/BDVTW, ngày 07/8/2013 “V/v đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo”, hướng tới kỷ niệm 83 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng và thực hiện Nghị quyết số 25 - NQ/TW”

- Công văn số 2288 - CV/TW, ngày 25/9/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “V/v tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận”.

3. Phạm vi đề án:

Đề án xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng các mô hình, điển hình, đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở các cơ quan, đơn vị, địa bàn dân cư thời gian từ 2014 - 2020. Đối tượng tham gia thực hiện là các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.

II - Tình hình Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong thời gian từ 2009 - 2013

1. Kết quả đạt được:

Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của Phong trào thi đua “Dân vận khéo”, hàng năm Ban Dân vận Tỉnh ủy và các huyện, thành, thị ủy đã tham mưu cho cấp ủy ban hành các văn bản chỉ đạo; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện. Nhiều địa phương, đơn vị đã xây dựng được các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước trong nhân dân ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả thiết thực.

1.1. Về số lượng:

Đến nay hệ thống dân vận toàn tỉnh đã phối hợp xây dựng được 360 mô hình “Dân vận khéo” cấp huyện, 2852 mô hình cấp cơ sở, trong đó:

Cấp huyện Cơ sở

+ Lĩnh vực kinh tế: 159 1210

+ Lĩnh vực văn hóa - xã hội: 59 565

+ Lĩnh vực quốc phòng - an ninh: 42 482

+ Xây dựng hệ thống chính trị: 84 705

1.2. Hiệu quả của Phong trào thi đua “Dân vận khéo”

- Phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã được cấp ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, huy động các tổ chức trong hệ thống chính trị, nòng cốt là lực lượng cán bộ dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tích cực tham gia, đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực hoạt động hiệu quả thiết thực.

+ Về kinh tế: các mô hình lĩnh vực kinh tế đã gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh; chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vật nuôi, cây trồng, phát triển sản xuất, dịch vụ, thương mại; các mô hình kinh tế đã xây dựng đạt giá trị khoảng trên 202 tỷ đồng, cải tạo hàng ngàn vườn tạp thành vườn có giá trị hàng hóa, xây dựng được 370 trang trại chăn nuôi và hàng trăm cánh đồng mẫu lớn; công khai các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội … “Dân vận khéo” trên lĩnh vực kinh tế đã góp phần đưa tổng sản lượng lương thực năm 2013 đạt trên 1,1 triệu tấn, tăng 0,6% so với năm 2012; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm đạt 7% (bình quân cả nước 5,4%); thu nhập bình quân đầu người đạt 23,57 triệu đồng (năm 2012 là 21,22 triệu); tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 12,5% (năm 2012 là 15,6%); 1 xã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, 6 xã đạt 16 tiêu chí, 8 xã đạt 15 tiêu chí.

+ Về văn hóa - xã hội: các mô hình tập trung xây dựng phong trào khuyến học, khuyến tài, thực hiện đời sống văn hóa ở khu dân cư, vận động nhân dân đóng góp nguồn lực cùng với nhà nước xây dựng trường học, trạm y tế, nhà văn hóa … Năm 2013, vận động cán bộ và nhân dân đóng góp “Quỹ khuyến học” đạt 45 tỷ đồng, giúp học sinh và giáo viên nghèo vượt khó 34 tỷ đồng; xây dựng được 370.000 gia đình hiếu học, 6010 dòng họ hiếu học. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 76%; 4810/5790 thôn, bản có nhà văn hóa, chiếm 83%. Toàn tỉnh có 3763 thôn (chiếm 65,5%), xã (chiếm 48%) đã cơ bản nhựa hóa bê tông đường nông thôn. Các công trình xây dựng nhà văn hóa khối, thôn, bản, đường giao thông nội thôn dân đóng góp 70 - 80%.

+ Về lĩnh vực an ninh - quốc phòng: đã truyên truyền vận động nhân dân tham gia phòng chống tệ nạn xã hội; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, tổ tự quản, bảo vệ an ninh thôn, bản; hoạt động hòa giải; tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Thời gian qua, có 95% hộ gia đình ký cam kết phòng chống tội phạm ma túy, chấp hành Luật giao thông đường bộ; tổ chức 1891 buổi họp dân. Quần chúng nhân dân cung cấp 2.146 nguồn tin có giá trị, giúp cơ quan chức năng điều tra, làm rõ 788 vụ việc liên quan đến tội phạm hình sự, 670 vụ án ma túy, 607 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, 112 vụ vi phạm về môi trường; hoạt động của ban thanh tra nhân dân góp phần giám sát 1.688 vụ việc từ cơ sở, phát hiện 1.506 vụ việc vi phạm, đề xuất xử lý 982 vụ việc. Vận động đồng bào các dân tộc chăm lo xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, bảo vệ tốt chủ quyền, an ninh biên giới; tỷ lệ giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo đạt 92%.

+ Về xây dựng hệ thống chính trị: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, của đội ngũ cán bộ, đảng viên về ý thức phục vụ nhân dân. Chất lượng của tổ chức cơ sở đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị được nâng lên, số đảng bộ, chi bộ cơ sở đạt trong sạch vững mạnh năm 2013 tăng 9,1% so với năm 2008, góp phần củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị cơ sở vùng giáo, vùng dân tộc. Tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên của các đoàn thể chính trị - xã hội mỗi năm tăng 1 - 2 %, xóa cơ sở yếu kém vùng đặc thù.

+ Dân vận khéo của MTTQ, các đoàn thể: mỗi năm vận động được trên 10 tỷ đồng xây dựng “Quỹ vì người nghèo”, đặc biệt năm 2013, vận động được 21 tỷ/17 tỷ chỉ tiêu “Quỹ vì người nghèo”. Tết Nguyên đán 2014 huy động 21.795 triệu đồng, tặng 46.741 suất quà cho người có công và các đối tượng nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Cả tỉnh vận động nhân dân hiến 3.864.463m2 đất, 2.568.842 ngày công, 3.269.505 tỷ đồng góp phần chung sức xây dựng nông thôn mới. 100% xã, phường, thị trấn thành lập ban giám sát đầu tư cộng đồng, 42% hoạt động có hiệu quả … Huy động nguồn lực trong nhân dân tham gia tháo gỡ khó khăn, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh.

- “Dân vận khéo” của chính quyền và các cơ quan nhà nước, góp phần thực hiện quy chế dân chủ gắn với cải cách hành chính đạt những kết quả tiến bộ, 100% cơ quan cấp tỉnh thành lập ban thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. 20/21 huyện, thành, thị, 457/480 xã, phường, thị trấn, 22 sở, ngành và Văn phòng UBND tỉnh thực hiện cơ chế “Một cửa”; một số sở, ngành và 10/21 huyện, thành, thị đã thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông” … Tạo thuận lợi cho cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân trong việc làm thủ tục hành chính, nhất là giảm thời gian đi lại, từng bước hạn chế sự nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc.

- Phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho nhân dân; xây dựng nông thôn mới; thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị; tham gia giải quyết có hiệu quả những khó khăn, bức xúc nổi cộm từ cơ sở. Tạo sự đoàn kết, đồng thuận, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, quyền làm chủ và nguồn lực trong nhân dân, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị Đại hội Đảng các cấp đề ra. Đặc biệt, năm 2013 công tác dân vận đã góp phần quan trọng đưa kinh tế của tỉnh giữ được ổn định và có bước tăng trưởng, đời sống nhân dân được nâng cao, quốc phòng - an ninh được bảo đảm; hệ thống chính trị được củng số, kiện toàn, các chỉ tiêu chủ yếu (20/25 chỉ tiêu) đạt và vượt kế hoạch đề ra.

- Phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã thực hiện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “lực lượng của dân rất to, việc của dân rất quan trọng, dân vận kém thi việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.

2. Tồn tại, hạn chế:

- Một số cấp ủy chưa thực sự quan tâm chỉ đạo Phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Sự vào cuộc của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể một số nơi chưa tích cực, kịp thời. Chất lượng phong trào chưa đồng đều.

- Mô hình, điển hình phát triển chưa toàn diện trên các lĩnh vực. Một số mô hình hiệu quả chưa cao, thiếu tính bền vững và sức lan tỏa. Công tác tuyên truyền, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình một số nơi còn chậm.

Nguyên nhân tồn tại, hạn chế:

- Nhận thức, trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và một bộ phận cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên về Phong trào thi đua “Dân vận khéo” chưa sâu sắc, đầy đủ. Một số nơi chưa xây dựng kế hoạch hoạt động, thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, chưa động viên khích lệ phong trào kịp thời.

- Sự phối hợp giữa dân vận, Mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể trong công tác xây dựng mô hình, điển hình có lúc thiếu chặt chẽ. Nguồn lực đầu tư xây dựng mô hình còn hạn chế.

III - Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng các mô hình, điển hình, đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo” đến năm 2020

1. Mục tiêu chung: Phát huy vai trò nòng cốt của hệ thống dân vận, Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội, huy động sự vào cuộc của các tổ chức trong hệ thống chính trị, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình “Dân vận khéo” thiết thực, hiệu quả, có tính bền vững và sức lan tỏa trên các lĩnh vực đời sống xã hội, thúc đẩy Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ngày càng phát triển sâu rộng, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra.

2. Một số chỉ tiêu cụ thể từ nay đến năm 2020:

Duy trì và phát triển bền vững các mô hình đã có và phấn đấu:

- Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và huyện xây dựng được 1 - 2 mô hình điểm “Dân vận khéo”.

- Mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng được 3 - 5 mô hình điểm (lựa chọn các khâu khó khăn, ách yếu; cân đối đồng đều các lĩnh vực).

3. Nhiệm vụ và giải pháp

3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng nhận thức, trách nhiệm cho các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân về Phong trào thi đua “Dân vận khéo”

- Ban Dân vận cấp ủy phối hợp với Ban Tuyên giáo và các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức họp báo, cung cấp thông tin để mở các chuyên trang, chuyên mục tăng thời lượng phát sóng phản ánh kịp thời Phong trào thi đua “Dân vận khéo”, các mô hình, điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu.

- Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với các ban, ngành liên quan xây dựng cuốn sách về các điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu toàn tỉnh vào năm 2014 phát hành xuống cơ sở.

- Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể sử dụng lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên và các tập san, tờ tin, thông tin để đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong ngành dọc.

- Tăng cường tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, điển hình mới, có tính đột phá, mô hình ở vùng khó khăn đặc thù và các mô hình toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động.

3.2. Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo Phong trào “Dân vận khéo” các cấp.

- Các cấp ủy thành lập và củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo Phong trào thi đua “Dân vận khéo”, thành phần: đồng chí phó bí thư thường trực, đồng chí phó chủ tịch UBND, đồng chí trưởng ban dân vận, đại diện lãnh đạo MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, đại diện lãnh đạo các ngành trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Ban chỉ đạo do đồng chí phó bí thư thường trực làm trưởng ban; đồng chí trưởng ban dân vận làm phó ban trực, đồng chí phó chủ tịch UBND làm phó ban.

- Các ban, ngành, đoàn thể thành lập ban chỉ đạo từ 3 - 5 đồng chí, do 1 đồng chí lãnh đạo cơ quan, đơn vị làm trưởng ban.

3.3. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo”

- Ban chỉ đạo Phong trào “Dân vận khéo” tiến hành xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động hàng năm và nhiệm kỳ. Phân công trách nhiệm cho các thành viên; các thành viên trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp chỉ đạo xây dựng các mô hình, điển hình và đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở các lĩnh vực phụ trách. Chú trọng xây dựng các mô hình ở các địa bàn khó khăn, đặc thù; mô hình toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động, quan tâm giải quyết các vấn đề nhân dân bức xúc, đang quan tâm (vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, an toàn thực phẩm …), tăng cường rút kinh nghiệm chỉ đạo điểm để nhân rộng phong trào.

- Ban chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo với ban thường vụ cấp ủy về kết quả thực hiện Phong trào “Dân vận khéo” theo định kỳ.

3.4. Thực hiện hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Phong trào thi đua “Dân vận khéo”

- Ban chỉ đạo có các văn bản hướng dẫn cơ sở việc xây dựng mô hình, điển hình

- Phối hợp kiểm tra cơ sở mỗi năm 1 lần; các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác tự kiểm tra, báo cáo với ban chỉ đạo.

3.5. Tổ chức sơ kết, đánh giá phong trào:

- Năm 2015 và năm 2020 cấp tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết Phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

- Cấp huyện 5 năm sơ kết 2 lần.

- Cấp cơ sở sơ kết, đánh giá, biểu dương các điển hình mỗi năm 1 lần, gắn với các hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống công tác dân vận 15/10 hàng năm.

3.6. Kinh phí thực hiện

- Ủy ban nhân dân các cấp hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình điểm và các hoạt động thực hiện Phong trào thi đua “Dân vận khéo” theo kế hoạch hàng năm của ban chỉ đạo cùng cấp (giao Ban Dân vận lập dự trù kinh phí, ngành tài chính thẩm định trình UBND tỉnh giải quyết).

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương tùy theo điều kiện cụ thể, lồng ghép các hoạt động, có nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng các mô hình và thực hiện Phong trào thi đua “Dân vận khéo” của ban chỉ đạo

IV- Tổ chức thực hiện

1. Các ban Tỉnh ủy, các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh, huyện có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt nội dung đề án, thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình, đặc điểm cụ thể của địa phương, đơn vị.

2. Giao Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với các ban và Văn phòng Tỉnh ủy, MTTQ, các đoàn thể hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc sơ kết, tổng kết việc thực hiện Phong trào thi đua “Dân vận khéo” và định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện đề án với Ban Thường vụ Tỉnh ủy (qua Ban Dân vận Tỉnh ủy).

Nơi nhận:

- Ban Dân vận TW (b/c);

- Các đồng chí Tỉnh ủy viên;

- Ban cán sự đảng UBND, Đảng đoàn HĐND tỉnh;

- Các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc;

- Các ban và Văn phòng Tỉnh ủy;

- Mặt trận và các đoàn thể cấp tỉnh;

- Chánh Văn phòng;

- Lưu VPTU.

T/M BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC

Trần Hồng Châu

TỈNH ỦY NGHỆ AN

*

Số - ĐA/TU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thành phố Vinh, ngày tháng năm 2014

ĐỀ ÁN

Xây dựng các mô hình, điển hình, đẩy mạnh

Phong trào thi đua “Dân vận khéo”

---------

I - ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án:

Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất của cả nước 16.490 km2, với 419 km đường biên giới với nước bạn Lào và 82 km bờ biển, địa hình đa dạng, bị chia cắt nhiều, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Dân số của tỉnh trên 3 triệu người, có 7 dân tộc và nhiều tôn giáo cùng sinh sống, đan xen lẫn nhau. Xuất phát điểm về kinh tế của tỉnh thấp, sự tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã tác động nhanh chóng đến tâm tư, tình cảm, đời sống của nhân dân. Với điều kiện khó khăn về tự nhiên và xã hội, trong những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác dân vận trong vận động nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, đã xây dựng được nhiều mô hình, điển hình "Dân vận khéo" và nhân ra diện rộng; Phong trào "Dân vận khéo" do Ban Dân vận Trung ương phát động ngày càng đi vào chiều sâu và mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình mới để Nghị quyết số 25 - NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” sớm đi vào cuộc sống và thực hiện thành công Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về "Phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020" đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở phải tiếp tục đổi mới, bằng những việc làm sáng tạo thông qua việc xây dựng các mô hình, điển hình và đẩy mạnh Phong trào thi đua "Dân vận khéo", nhằm tập hợp được quần chúng nhân dân thành lực lượng xã hội rộng rãi, tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy sức mạnh to lớn, thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

2. Căn cứ pháp lý:

- Nghị quyết số 25 - NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.

- Quyết định 290 - QĐ/TW 290 - QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc ban hành "Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị"

- Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

- Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9/1998 của Chính phủ về ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan

- Nghị định 60/2013, ngày 19/6/2013 của Chính phủ về “Quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.

- Chỉ thị 18/2000/CT-TTg, ngày 21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ “Về tăng cường công tác dân vận”.

- Kế hoạch số 70 - KH/BDVTW, ngày 02/02/2009 của Ban Dân vận Tỉnh ủy về “Tổ chức phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

- Hướng dẫn số 151 - HD/BDVTW, ngày 27/4/2009 của Ban Dân vận Trung ương về “Tiêu chí cơ bản đánh giá điển hình “Dân vận khéo””

- Hướng dẫn số 43 - HD/BDVTW, ngày 10/02/2012 của Ban Dân vận Trung ương “Về phong trào thi đua “Dân vận khéo” thực hiện “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thông mới””.

- Quyết định 2138 - QĐ/TU, ngày 21/9/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành "Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Nghệ An"

- Công văn số 232 - CV/BDVTW, ngày 07/8/2013 “V/v đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo”, hướng tới kỷ niệm 83 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng và thực hiện Nghị quyết số 25 - NQ/TW”

- Công văn số 2288 - CV/TW, ngày 25/9/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “V/v tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận”.

II - THỰC TRẠNG

1. Kết quả đạt được trong thời gian qua

Trong những năm qua thực hiện Phong trào thi đua "Dân vận khéo" do Ban Dân vận Trung ương phát động đã thu được nhiều kết quả quan trọng, nhiều địa phương, đơn vị trong tỉnh đã có những cách làm mới, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong công tác vận động quần chúng; xuất hiện ngày càng nhiều mô hình, điển hình "Dân vận khéo" của tập thể và cá nhân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ của địa phương, đơn vị.

Phong trào "Dân vận khéo" đã thực sự lan rộng trên tất cả các lĩnh vực, ở khắp các địa phương, đơn vị trong cả tỉnh, mang lại hiệu quả thiết thực, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chính trị và giải quyết được những vấn đề mới nảy sinh liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, nhất là ở cơ sở.

Hàng năm ban dân vận các huyện, thành, thị ủy, các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đã chủ động tham mưu cho cấp ủy xây dựng kế hoạch triển khai, ban hành các văn bản hướng dẫn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị, gắn với việc thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Phong trào xây dựng nông thôn mới. Tham mưu cho cấp ủy tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai, phát động thi đua đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các tổ chức đảng, chính quyền, các ngành, Mặt trận, đoàn thể, hội quần chúng và các tầng lớp nhân dân, bình quân mỗi năm toàn tỉnh đã xây dựng và nhân rộng từ 2.500 - 3.500 mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, mang lại kết quả thiết thực trên các lĩnh vực. Cụ thể:

- Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội: Các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị đã tập trung vận động nhân dân phát triển kinh tế - xã hội; sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng; xóa đói, giảm nghèo, tích cực giải quyết các vấn đề khó khăn, bức xúc của dân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân (tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh hàng năm trên 8%, hộ nghèo giảm từ 22,89% năm 2011 xuống còn 12,5% năm 2013). Nhiều điển hình "Dân vận khéo" làm ăn có hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng doanh nghiệp, xây dựng trang trại, phát triển nghề, làng nghề (trồng chè Tuyết shan ở Kỳ Sơn, chanh leo ở Quế Phong, chăn nuôi trâu, bò hang hóa, các loại đặc sản như vịt bầu, gà ác, lợn đen, rau màu cho thu nhập cao..); đã “khéo” trong giải quyết tranh chấp đất đai; thu hồi đất, giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp, các khu đô thị, triển khai các chương trình, dự án di dân, tái định cư... Ðồng thời, nhờ có nhiều hình thức "Khéo" vận động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nên phong trào "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để xây dựng các công trình phục vụ dân sinh, hạ tầng giao thông, kiến thiết đồng ruộng (đã vận động nhân dân hiến trên 3,5 triệu m2 đất, hàng ngàn mét bờ rào, hàng chục ngàn ngày công để xây dựng nông thôn mới”; từ 2010 - 2013 đã vận động được 301,3 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất trường học)…, đã góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ khó khăn, ngăn chặn suy giảm kinh tế, thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị.

- Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh: Phong trào thi đua "Dân vận khéo" đã góp phần đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, bám sát tình hình quần chúng, với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, khéo tuyên truyền, vận động, khơi dậy truyền thống cách mạng, phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh trật tự, tăng cường nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân (đã vận động nhân dân lập trên 8000 hòm thư tố giác tội phạm, cung cấp hàng nghìn tin báo quan trọng); từ 2010 đến nay tổ chức đối thoại, hòa giải 2000 việc phức tạp ngay tại cơ sở; từng bước đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội tạo ra sự ổn định về chính trị, đồng thuận trong nhân dân và tăng cường sự gắn bó máu thịt giữa Ðảng, chính quyền với nhân dân.

- Trên lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị: Phong trào thi đua "Dân vận khéo" góp phần tăng cường công tác xây dựng Ðảng, chính quyền; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hiệu quả của các phong trào vận động quần chúng của các đoàn thể nhân dân và nâng cao năng lực tham mưu cho cấp ủy về công tác dân vận của Ban Dân vận các cấp. Phong trào thi đua "Dân vận khéo" đã góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động nhân dân tham gia xây dựng Ðảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch, vững mạnh (từ 2011 - 2013 đã phát triển 9 chi bộ thôn, bản, làm giảm số thôn, bản chưa có chi bộ xuống còn 93; đã kết nạp được 13.193 đảng viên mới); Phong trào thi đua "Dân vận khéo" đã gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; “Cán bộ, công chức, viên chức trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; “Thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng”. Thông qua công tác dân vận, giáo dục cán bộ, đảng viên xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa Ðảng với nhân dân, nâng cao chất lượng, năng lực lãnh đạo, vận động quần chúng góp phần xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh.

2. Hạn chế, khó khăn

Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng các mô hình, điển hình, đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo” nên chưa lãnh đạo, chỉ đạo một cách tích cực, hiệu quả. Một số địa phương chỉ ban hành văn bản, không tổ chức phát động xây dựng và đẩy mạnh Phong trào; công tác triển khai thực hiện chưa đồng bộ, chưa thường xuyên, sâu sát, nhất là cán bộ chính quyền. Sự phối kết hợp của một số ban, ngành, đoàn thể có lúc chưa được chặt chẽ. Việc sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm ở một số địa phương, đơn vị chưa chủ động, chưa thường xuyên, còn chờ vào chỉ đạo của cấp trên. Xây dựng các mô hình, điển hình, đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo” chưa được thực hiện đều khắp ở các tổ chức trong hệ thống chính trị, chưa đồng đều trên các lĩnh vực; các điển hình “Dân vận khéo” trong cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp còn ít; trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền còn hạn chế.

3. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn

Tình hình trên đây có nguyên nhân khách quan, nhưng chủ yếu do những nguyên nhân chủ quan. Một số cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa nhận thức đầy đủ việc xây dựng các mô hình, điển hình, đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị của địa phương, đơn vị; chưa thấy hết trách nhiệm và chưa quan tâm đúng mức trong lãnh đạo, chỉ đạo; chưa xác định rõ trọng tâm, trọng điểm và bố trí đủ nguồn lực cho việc triển khai, thực hiện. Sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể các cấp thiếu chặt chẽ, nhiều nơi việc xây dựng mô hình, điển hình chưa sát với đặc điểm, điều kiện của địa phương, đơn vị và của nhân dân; công tác tuyên truyền, vận động chưa phù hợp với từng đối tượng làm ảnh hưởng đến kết quả xây dựng các mô hình, điển hình, đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

III - MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH, ĐIỂN HÌNH, ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA “DÂN VẬN KHÉO”

1. Mục tiêu: Nhằm đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng nhân dân, tạo thành lực lượng xã hội rộng rãi, tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước theo tinh thần "Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua". Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân bám sát nhiệm vụ chính trị, nắm bắt lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân để "khéo" tập hợp, "khéo" vận động, tập trung vào giải quyết thành công những việc khó, những việc mới nảy sinh, từ đó xác định nội dung và lựa chọn cách thức phát động thi đua sát với thực tế của địa phương, đơn vị, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng. Xây dựng các mô hình, điển hình, đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo” phải gắn với việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và các phong trào thi đua do Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội phát động".

2. Nhiệm vụ và giải pháp

2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong xây dựng mô hình, điển hình, đẩy mạnh Phong trào thi đua "Dân vận khéo"

1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc và nhận thức đúng đắn về tư tưởng, phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Bài báo "Dân vận" của Người và năm quan điểm của Ðảng trong Nghị quyết số 25 - NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Triển khai, thực hiện tốt Quyết định 290-QĐ/TW, ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị và Quyết định 2138 - QĐ/TU, ngày 21/9/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị.

2. Các cấp ủy đảng lãnh đạo việc thông qua xây dựng mô hình, điển hình, đẩy mạnh Phong trào thi đua "Dân vận khéo" để động viên và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, xây dựng tư tưởng tiến công, dám nghĩ, dám làm, chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; quan tâm giải quyết những vấn đề bức thiết, chính đáng của nhân dân; củng cố quốc phòng, an ninh; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

3. Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện để mô hình, điển hình và Phong trào thi đua "Dân vận khéo" có hiệu quả thiết thực, trở thành việc làm thường xuyên, liên tục. Xây dựng được nhiều mô hình, điển hình "Dân vận khéo" có sức lan toả lớn. Chỉ đạo chính quyền, MTTQ, các đoàn thể tập trung đầu tư xây dựng một số mô hình điểm; tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và kết quả của xây dựng mô hình, điển hình, Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cấp tỉnh xây dựng cuốn sách các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” để phổ biến các kinh nghiệm và cách làm hay phục vụ cho công tác tuyên truyền và nhân rộng trong toàn tỉnh.

4. Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” ở cấp mình. Phân công từng đồng chí cấp ủy viên xây dựng điểm mô hình, điển hình để nhân ra diện; hàng năm lấy hiệu quả trong xây dựng mô hình, điển hình làm thức đo để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

5. Xây dựng các mô hình, điển hình, đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo” cần thiết thực, tiết kiệm, tránh hình thức sáo rỗng; lấy hiệu quả về chính trị, kinh tế - xã hội làm thước đo đánh giá từng mô hình, điển hình và Phong trào thi đua. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời.

2.2.Đổi mới công tác dân vận của các cấp chính quyền, cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang trong xây dựng mô hình, điển hình, đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo”

1. Các cấp chính quyền nghiên cứu chủ trương của cấp ủy trong xây dựng các mô hình, điển hình, đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo” và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh để xây dựng kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện. Ban hành cơ chế, chính sách phù hợp nhằm cổ vũ, động viên, khuyến khích việc xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”; xem xét, hỗ trợ xây dựng một số mô hình điểm.

2. Cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm xây dựng các mô hình, điển hình và tham gia thực hiện Phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Các cơ quan nhà nước, nhất là những ngành, cơ quan, đơn vị có liên hệ trực tiếp với dân cần phải “khéo” tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

3. Chính quyền các cấp thực hiện tốt quy chế phối hợp với MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong việc xây dựng mô hình, điển hình, đẩy mạnh Phong trào thi đua "Dân vận khéo" gắn với thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. Hàng năm đánh giá bổ sung kịp thời và nhân ra diện rộng.

4. Phát huy vai trò của lực lượng vũ trang trong xây dựng mô hình, điển hình, Phong trào thi đua "Dân vận khéo", hướng trọng tâm về cơ sở, nhất là vùng khó khăn, vùng đặc thù, gắn với đẩy mạnh thực hiện phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ, xây dựng cơ sở, cụm tuyến an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu. Phát huy mọi tiềm lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng, củng cố khối đoàn kết quân dân.

2.3. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng mô hình, điển hình, đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo”

1. Quán triệt, nâng cao nhận thức, ý nghĩa về xây dựng mô hình, điển hình và đẩy mạnh Phong trào thi đua "Dân vận khéo" trong đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân, gắn với tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện; góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

2. Tổ chức cho đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân tham gia góp ý xây dựng và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc; thi đua nâng cao chất lượng hiệu quả công tác, sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội; giúp nhau xoá đói, giảm nghèo; xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm …); phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái.v.v.

3. Vận động nhân dân tham gia thực hành tiết kiệm; đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, các tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí; thực hiện tốt việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; tham gia phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", xây dựng nền quốc phòng toàn dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; đấu tranh có hiệu quả với các thủ đoạn chống phá các thế lực thù địch.

4. Vận động và có biện pháp, hình thức tổ chức để nhân dân phát huy dân chủ; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh.

5. Xây dựng phong cách cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong xây dựng xây dựng mô hình, điển hình. Phong trào thi đua "Dân vận khéo" phải thật sự hướng về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để xây dựng phong trào.

6. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình hình đời sống nhân dân để xây dựng kế hoạch, nội dung, tiêu chí xây dựng mô hình, nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề bức thiết, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân, đảm bảo hài hoà các lợi ích của nhà nước, tập thể và nhân dân. Mỗi tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở mỗi năm xây dựng được ít nhất từ 2 - 5 mô hình có hiệu quả. Hàng năm kịp thời sơ, tổng kết việc xây dựng mô hình, điển hình và Phong trào thi đua "Dân vận khéo". Nhân rộng và biểu dương các mô hình, điển hình tiên tiến.

IV - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các huyện, thành, thị ủy, các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch quán triệt và tổ chức thực hiện Đề án.

2. Đảng đoàn HĐND lãnh đạo việc nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” và giám sát việc thực hiện.

3. Ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo việc cụ thể hóa cơ chế, chính sách của HĐND tỉnh, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng một số mô hình, điển hình điểm về “Dân vận khéo”; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện của các cấp chính quyền; kịp thời điều chỉnh các chương trình, giải pháp để đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

4. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với các sở, ban, ngành; chỉ đạo Đài PT-TH, các cơ quan báo chí tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền để việc mô hình, điển hình, đẩy mạnh Phong trào “Dân vận khéo” trở thành phong trào hành động cách mạng, sâu rộng trong nhân dân.

5. Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án; tổ chức học tập, tuyền truyền phổ biến Đề án cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.

6. Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với các đảng đoàn, ban cán sự đảng, các ban đảng, các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy kết quả thực hiện Đề án.

Đề án này được quán triệt, phổ biến đến các chi bộ.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương (b/c)

- Ban Dân vận TW, Văn phòng TW (b/c);

- Các đồng chí Tỉnh ủy viên;

- Các đảng đoàn, ban cán sự đảng, BTV Tỉnh đoàn;

- Các ban Tỉnh ủy;

- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;

- Các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc;

- Chánh, phó Văn phòng;

- CVTH;

- Lưu VPTU.

T/M BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC

Trần Hồng Châu

Đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO