Đẩy nhanh xây dựng đường giao thông đến trung tâm các xã khó khăn
(Baonghean) - Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2015, toàn tỉnh có 100% xã có đường giao thông ô tô vào trung tâm được 4 mùa, cần xây dựng các tuyến đường giao thông với tổng chiều dài hàng trăm km và nguồn vốn đầu tư khá lớn. Với chức năng được giao, ngành GT - VT đang nỗ lực tìm các giải pháp hợp lý để thực hiện mục tiêu quan trọng này.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh còn 13 xã ở 5 huyện ô tô đến được trung tâm xã, nhưng là đường đất hoặc cấp phối và đã hư hỏng nặng, vào mùa mưa lũ bị ngập hoặc lầy lội, làm cản trở giao thông và người dân đi lại rất khó khăn. Như vậy, địa phương cần đầu tư, nâng cấp các tuyến đường giao thông. Huyện rẻo cao Kỳ Sơn, hiện có 5 xã (Na Loi, Đoọc Mạy, Keng Đu, Mường Ải, Mường Típ) đang cần được xây dựng đường đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.
Vào mùa mưa lụt, nhiều tuyến đường vào các xã vùng sâu luôn ngập nước, gây ách tắc giao thông.
Huyện Tương Dương, khó khăn nhất là tuyến đường vào trung tâm xã Tam Hợp (tuyến Tam Thái - Tam Hợp), điểm đầu tại bản Can, xã Tam Thái (giao nhau với QL7), điểm cuối bản Phồng, xã Tam Hợp dài 17 km. Để bảo đảm giao thông thông suốt trong mùa mưa, lũ, tuyến đường này cần nâng cấp, mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi. Tuyến đường vào trung tâm xã Nhôn Mai và Mai Sơn, khi thi công xong đường Tây Nghệ An và các đoạn đường nối sẽđi vào trung tâm xã được 4 mùa..
Trên tuyến đường vào trung tâm xã Thành Sơn, Bình Sơn, Thọ Sơn (huyện Anh Sơn) có tràn khe cầu Đất vào mùa mưa bị ngập, không thể qua lại được. Đây là một trong những vùng trọng điểm của cây công nghiệp như mía, chè... Việc ách tắc giao thông làm đình trệ lưu thông hàng hóa, nhất là vận chuyển nguyên liệu phục vụ sản xuất của các nhà máy chế biến trên địa bàn và các nông sản khác. Do nhu cầu cấp thiết đó, trên tuyến đường này cần xây dựng, nâng cấp đường đến trung tâm các xã với quy mô tối thiểu là đường cấp VI, có mặt đường nhựa hoặc bê tông xi măng và xây dựng cầu bê tông cốt thép thay thế tràn khe cầu Đất.
Tân Kỳ là huyện duy nhất hiện còn 1 xã (Tiên Kỳ) vào mùa mưa giao thông đi lại rất khó khăn. Đường vào trung tâm xã Tiên Kỳ (thuộc tuyến Trại Lạt - Cây Chanh, đoạn từ ngã ba Đồng Lau - Tiên Kỳ dài 10 km), thời gian qua, chưa được tập trung đầu tư nâng cấp nên đường xuống cấp nghiêm trọng. Huyện Nghĩa Đàn vẫn còn 4 xã (Nghĩa Phú, Nghĩa Thọ, Nghĩa Đức, Nghĩa Mai) vào mùa mưa trên các tuyến đường này thường bị chia cắt, giao thông đi lại rất khó khăn, đang rất cần được đầu tư nâng cấp. Huyện Con Cuông, 2 xã (Thạch Ngàn, Cam Lâm) đang gặp khó khăn về việc đầu tư nâng cấp đường giao thông vào trung tâm xã, thì hiện tuyến đường vào trung tâm xã Thạch Ngàn (Mậu Đức - Thạch Ngàn) dài 10,6 km, làm đường cấp VI miền núi đã được phê duyệt dự án đầu tư, tổng nguồn vốn là 52,6 tỷđồng.
Thời gian tới, ngành GT - VT sẽ nỗ lực tìm kiếm các "kênh" đầu tưđể huy động nguồn vốn cải tạo nâng cấp 156,6 km đường của 13 xã ở 5 huyện để bảo đảm đường ô tô vào được trung tâm xã trong 4 mùa. Dự kiến, đểđáp ứng được việc nâng cấp cải tạo những tuyến đường này cần tổng nguồn vốn đầu tư 661 tỷđồng. Thời gian qua, một lĩnh vực đầu tư xây dựng đường giao thông vào trung tâm xã bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủđược đẩy nhanh tiến độ. Hiện có 18 dự án xây dựng đường đến 22 xã thuộc 13 huyện và thị xã đang xây dựng bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, dài hơn 316 km.
Từ nay đến năm 2015, sẽđược ưu tiên tập trung vốn (tổng mức đầu tưđược phê duyệt là 2.119,4 tỷđồng và nhu cầu vốn cần bổ sung giai đoạn này là 1.153 tỷđồng) đểđẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm hoàn thành công trình, nhưđường giao thông vào trung tâm xã Bắc Lý, Mỹ Lý, Bảo Thắng (huyện Kỳ Sơn); Quang Phong, Nậm Nhoóng (Quế Phong); Phú Sơn, Tân Hợp (Tân Kỳ); Châu Hoàn (Quỳ Châu); Yên Tĩnh, Xiêng My (Tương Dương); Nghĩa Trung, Nghĩa Lâm, Nghĩa Bình (Nghĩa Đàn); Bình Chuẩn (Con Cuông); Kim Thành (Yên Thành); Thanh Đức (Thanh Chương); Châu Lộc, Liên Hợp, Châu Tiến (Quỳ Hợp); Nghĩa Hòa (Thị xã Thái Hòa), Tân Thắng (Quỳnh Lưu)...
Hoàng Vĩnh