Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Nghệ An

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Mặc dù đã có những hoạt động kiểm kê, bảo vệ, vinh danh, nhưng nhiều di sản văn hoá phi vật thể vẫn đang đứng trước nguy cơ mai một bởi tác động của nền kinh tế thị trường, quá trình hội nhập và giao thoa, tiếp biến văn hóa.

Sáng 24/12, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Nghệ An”.

Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch); Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý - Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam; Trần Thị Mỹ Hạnh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An. Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành, địa phương và các nhà khoa học.

Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch); Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý - Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam; Trần Thị Mỹ Hạnh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An. Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành, địa phương và các nhà khoa học.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thị Mỹ Hạnh cho biết: Đến nay, toàn tỉnh Nghệ An đã thực hiện kiểm kê được 463 di sản với đầy đủ 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể giàu bản sắc, có độ phân bố rộng khắp và có giá trị lịch sử - văn hóa tiểu biểu cho 6 dân tộc Kinh, Thái, Thổ, Mông, Khơ mú, Ơ Đu.

Đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phát biểu đề dẫn hội thảo. Ảnh: Minh Quân
Đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phát biểu đề dẫn hội thảo. Ảnh: Minh Quân

Trong đó, có 7 di sản đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đặc biệt, di sản Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã được UNESCO vinh danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hiện nay, một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã trở thành một trong những tài nguyên kinh tế, du lịch quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của người dân và địa phương như kết nối di sản văn hóa phi vật thể trong các tour du lịch cộng đồng, đưa di sản văn hóa phi vật thể trở thành sản phẩm hàng hóa, xuất khẩu ra thị trường trong nước và quốc tế như các sản phẩm nghề thủ công truyền thống.

Nghi lễ Xăng Khan của đồng bào dân tộc Thái miền Tây Nghệ An - một trong 7 di sản ở Nghệ An được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Sách Nguyễn
Nghi lễ Xăng Khan của đồng bào dân tộc Thái miền Tây Nghệ An - một trong 7 di sản ở Nghệ An được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Sách Nguyễn

Mặc dù đã có những hoạt động kiểm kê, bảo vệ, vinh danh, nhưng nhiều di sản văn hoá phi vật thể vẫn đang đứng trước nguy cơ mai một bởi tác động của nền kinh tế thị trường, quá trình hiện đại hóa, xu thế hội nhập và giao thoa, tiếp biến văn hóa; sự quan tâm của thế hệ trẻ với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc giảm dần, những người am hiểu, nắm giữ tri thức về di sản văn hóa phi vật thể ngày càng ít.

Việc khai thác, phát huy tiềm năng, giá trị của di sản văn hóa phi vật thể vào phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của địa phương một cách bền vững, đồng bộ, có chiến lược dài hạn còn hạn chế, dẫn đến một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể bị quên lãng, làm sai lệch, thay đổi không gian vốn có của nó. Các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc ít người đang ngày càng mờ nhạt, bị suy giảm hoặc biến mất vĩnh viễn.

Trước thực trạng cấp bách của công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, UBND tỉnh Nghệ An giao Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Nghệ An”.

Tại hội thảo, các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến nhằm nhận diện, đánh giá đúng giá trị, tiềm năng, sức sống của di sản văn hóa phi vật thể cũng như đề xuất các giải pháp bảo vệ, phát huy giá di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý - Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam trình bày tham luận "Phát huy nguồn lực di sản văn hóa phi vật thể tại Nghệ An để phát triển bền vững". Ảnh: Minh Quân

Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý - Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam trình bày tham luận "Phát huy nguồn lực di sản văn hóa phi vật thể tại Nghệ An để phát triển bền vững". Ảnh: Minh Quân

Tiêu biểu là các tham luận: "Phát huy nguồn lực di sản văn hóa phi vật thể tại Nghệ An để phát triển bền vững" (Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý - Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam); "Chuyện cà pháo xứ Nghệ: Tiếp cận một hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc" (Tiến sĩ Trần Đình Hằng - Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam); "Công nghiệp văn hóa và những vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn phát huy giá trị di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh" (Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Cường - Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam); "Đa dạng hóa sản phẩm văn hóa từ tiếp cận sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An" (Tiến sĩ Lê Thị Hiếu - Trung tâm Khoa học, Xã hội và Nhân văn Nghệ An)...

Kết quả của hội thảo sẽ là những tiền đề quan trọng, cần thiết, tạo cơ sở khoa học, khách quan cho việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Nghệ An./.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.